Vụ hè thu năm 2010, đề tài đã xây dựng mô hình ứng dụng hiệu quả của chế phẩm vi sinh qui mô 1 ha tại Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nộị Đây là địa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 69
điểm đề tài đã triển khai các thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng hạn chế bệnh héo xanh.
Đối với cây đậu tương, đất trồng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5-7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được đậu tương nhưng cần phải thoát nước, bón nhiều lân và vôị
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất trước khi trồng: pH, hữu cơ, nitơ, phospho, kali tổng số, phospho, kali dễ tiêu (bảng 3.8) cho thấy tại Chương Mỹ, Hà Nộị Đất thí nghiệm thuộc loại đất phù sa hệ thống sông Hồng (phù sa sông Đáy), không được bồi, không glây; pH đất khoảng 6,5 là khoảng pH thích hợp cho sinh trưởng phát triển cây đậu tương; chất lượng đất bình thường, gần mức nghèo dinh dưỡng (hàm lượng chất hữu cơ 1,61%). Bên cạnh đó đất trồng thí nghiệm cũng được kiểm tra mật độ vi sinh vật gây bệnh cây trồng (vi khuẩn
R.solanacearum và nấm F.oxysporum), kết quả cho thấy mật độ các vi sinh vật này đạt 103- 104 CFU/g đất. Như vậy trong đất trồng thí nghiệm cũng đã tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh chết héo cây đậu tương.
Mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất đậu tương được thiết kế trong vụ hè thu 2010 tại xã Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội qui mô 1 ha, chia làm 2 công thức: CT1 (đối chứng) không bón chế phẩm vi sinh, bón phân hóa học theo qui trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương; CT2 (thí nghiệm) bón chế phẩm vi sinh, bón phân hóa học theo qui trình với liều lượng phân đạm giảm 50% và phân lân giảm 20%. Chế phẩm vi sinh vật được sử dụng nhiễm hạt (đối với chế phẩm chứa vi khuẩn Rhizobium) liều lượng 2 kg/ha và bón lót vào rãnh trước khi trồng đối với chế phẩm chứa các vi sinh vật khác
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 70
(phân giải lân, kích thích sinh trưởng, đối kháng bệnh), liều lượng 48 kg/ha, để đạt liều lượng 50 kg/ha cho cả hai dạng gói chế phẩm.
Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, phát triển cây trồng (cao cây, tích lũy sinh khối, khả năng hình thành nốt sần) được theo dõi trong các thời kỳ ra hoa rộ, trước thu hoạch. Tính toán năng suất và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ cây đậu tương bị bệnh cũng được theo dõi suốt chu kỳ sinh trưởng, phát triển cây đặc biệt là giai đoạn cây con.
Kết quả thử nghiệm chế phẩm trên mô hình tại Chương Mỹ( bảng 3.25) cho thấy:
Ảnh hưởng đến năng suất cây đậu tương
Kết quả thử nghiệm cho thấy: Khi được bổ sung chế phẩm vi sinh đã làm năng suất thực thu tăng hơn so với đối chứng, năng suất ở công thức có bổ sung chế phẩm đạt 34,5 (tạ/ha) trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 31,5 (tạ/ha). Như vậy bón chế phẩm vi sinh làm tăng năng suất 9,52% so với đối chứng
Bảng 3.25: Kết quả thử nghiệm chế phẩm vi sinh trên mô hình đậu tương vụ hè thu 2010 tại Thụy Hương - Chương Mỹ -Hà Nội
TT Công thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu (vỏ) (tấn/ha) 1 Đối chứng 4,40 3,15 2 Thí nghiệm 4,98 3,45
Ảnh hưởng đến một số bệnh hại cây đậu tương
Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành trong vụ hè thu 2010, nhiệt độ cao và có mưa làm ẩm đất tạo điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều loại bệnh trong đất. Một số bệnh hại cây đậu tương do nấm F. oxysporum, Sclerotium rolfsii đã được điều trạ Kết quả theo dõi bệnh hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lạc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 71
Bảng 3.26 : Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP2 tới bệnh hại đậu tương (thí nghiệm tại xã Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội)(vụ hè thu 2010)
TT Công thức Héo vàng (F. oxysporum) Giảm tỉ lệ bệnh so với đối chứng (%) HRGMT (Sclerotium rolfsii ) Giảm tỉ lệ bệnh so với đối chứng (%) CT1 ĐC 4,5 - 8,5 - CT2 Thí nghiệm 2,5 44,44 5,0 41,18
Kết quả bảng 3.26 cho thấy bón chế phẩm vi sinh đã làm giảm 44,44% bệnh héo vàng do nấm F. oxysporum và 41,18% bệnh HRGMT do nấm Sclerotium rolfsii gây ra so với đối chứng.
Hiệu quả kinh tế, xã hội khi sử dụng chế phẩm
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm thay thế một phần phân bón hóa học và phòng một số bệnh cho cây đậu tương tại xã Thụy Hương - Chương Mỹ - Hà Nội (bảng 3.27) cho thấy: Sử dụng chế phẩm làm tăng lãi thuần so với đối chứng là 4.335.000 đ/hạ
Sử dụng chế phẩm vi sinh trong canh tác cây đậu tương giảm được 50% phân đạm và 20% phân lân hóa học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tồn dư hợp chất nitrat trong sản phẩm, cũng như làm giảm thoái hóa đất do sử dụng phân bón hóa học lâu dàị Bên cạnh đó, khả năng phòng chống bệnh cây đậu tương của chế phẩm cũng giúp giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong canh tác đậu tương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 72
Bảng 3.27: Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm trên cây đậu tương
Công thức Năng suất hạt (tạ/ha) Chi phí phân bón (1000đ) Tổng chi (1000đ) Tổng thu (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) Lợi nhuận từ sử dụng chế phẩm (1000đ) Đối chứng 31,5 8.010 9710 47.250 37.540 - Bổ sung chế phẩm 34,5 8.175 9875 51.750 41.875 4.335 Trong đó:
• Gía bán đậu tương: 15.000 đ/kg
• Chi phí đậu tương giống: 20.000 đ/kg x 60 kg/ha = 1.200.000 đ/ha • Chi phí chế phẩm cố định đạm: 60.000 x 2 kg/ha =120.000 đ/ha • Chi phí chế phẩm đa chủng: 20.000 đ/kg x 50 kg/ha = 1.000.000 đ/ha • Chi phí phân khoáng: (100 kg Urê, 400 kg super lân, 150 kg kali clorua) =
4.400.000
= (10.000 đ/kg x 100 kg/ha) + (4000 đ/kg x 400 kg/ha) + (12.000 đ/kg x 150 kg/ha)
• Chi phí phân chuồng: 500 đ/kg x 5 tấn/ha = 2.500.000 đ/ha • Chi phí thuốc BVTV: 500.000 đ/ha
Như vậy việc sử dụng chế phẩm không những hạn chế được bệnh chết héo cho cây đậu tương và giảm lượng đạm, lân hóa học bón vào đất mà còn nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người nông dân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 73