Một số đặc điểm

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 36 - 37)

Vi khuẩn Rhizobium tồn tại trong đất và có thể xâm nhập vào các lông hút của rễ cây lạc và kích tác tạo thành nốt sần nên còn được gọi dưới tên vi khuẩn nốt sần (VKNS). Rhizobium thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-) sống hiếu khí có dạng hình que, có khả năng di động và không sinh bào tử. Vi khuẩn phát triển tối ưu ở nhiệt độ 28-30oC và pH trung tính (6,5-7,0). Nhu cầu dinh dưỡng của Rhizobium không có gì đặc biệt. Chúng có thể sử dụng đường, rượu và một vài loại axit làm nguồn năng lượng. Một số nòi Rhizobium cần thiết phải lấy một số vitamin và chất kích thích sinh trưởng từ môi trường, một số khác có thể tự sản xuất các hoạt chất này cho riêng chúng. Căn cứ vào tính chuyên biệt của cây chủ vi khuẩn nốt sần được phân thành 7 loài với các loại cây bộ đậu tương ứng, trong đó vi khuẩn nốt sần cây lạc thuộc loài “nhiễm chéo” có thể tạo nốt sần cho cả đậu xanh, đậu đen và nhiều loại cây khác. Theo cách phân loại này các nòi vi khuẩn có khả năng tạo nốt sần với các cây bộ đậu thuộc một trong các nhóm này được xem như thuộc một loài mà không kể đến hoạt động cố định đạm có xảy ra hay không. Nói cách khác cách phân loại này chỉ căn cứ vào khả năng tạo nốt sần mà không căn cứ trên lợi ích của cây chủ. Nhiều cây bộ đậu có tính chuyên biệt. Trong khi chúng có thể tạo nốt sần với nhiều nòi vi khuẩn Rhizobium khác nhau, nhưng sự tăng trưởng của chúng chi được gia tăng khi nào các nốt sần được

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25

nòi vi khuẩn Rhizobium đặc biệt tạo rạ Như vậy việc chọn đúng cây chủ và nòi vi khuẩn tương hợp có vai trò vô cùng quan trọng đối hiệu quả của hệ thống cố định nitơ cộng sinh. Hệ thống phân loại mới các loài vi khuẩn nốt sần đã được đề nghị và đăng trong cuốn “Phân loại vi khuẩn theo Bergey” tái bản lần 9. Theo đó dựa vào khả năng sinh trưởng phát triển trên môi trường thạch vi khuẩn nốt sần được chia làm 2 nhóm: mọc nhanh và mọc chậm. Thuộc nhóm mọc nhanh là các nòi vi khuẩn nốt sần tạo khuẩn lạc trên môi trường thạch sau 3-5 ngày nuôi câỵ Các nòi vi khuẩn mọc chậm cần thời gian tạo khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy lớn hơn 5 ngàỵ Vi khuẩn nốt sần cây lạc thuộc nhóm mọc chậm. Tại Việt Nam Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan đầu mối về quỹ gien vi sinh vật nông nghiệp đang lưu giữ và bảo quản trên 300 chủng vi khuẩn Rhizobium có hoạt tính cố định nitơ cao, trong đó có trên 50 chủng vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây lạc (Nguyễn Ngọc Quyên và CTV, 2000)

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 36 - 37)