Chất hữu cơ

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 27 - 30)

Muốn đạt được năng suất cao, đặc biệt trên các loại đất cát, đất đồi, đất bạc màu, cần phải bón các loại phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phân chuồng còn có tác dụng cải tạo đất (Nguyễn Như Hà, 2006), (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996), (Đỗ Thị Báu, 2000).

1.3.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sản xuất lạc có một số chuyển động. Trên thế giới diện tích trồng lạc giảm xuống chỉ còn chiếm 60% tổng diện tích lạc toàn thế giớị Ở châu Phi diện tích lạc tăng lên chiếm 30% diện tích lạc thế giớị Trên thế giới 5 nước sản xuất lạc lớn nhất là Ấn Độ chiếm 31% tổng sản lượng toàn thế giới, Trung Quốc chiếm 15%, tiếp đó là Xênêgan, Nigiêria, Hoa Kỳ, 5 nước này có sản lượng chiếm 60% sản lượng lạc thế giới (Đường Hồng Dật, 2007).

Hiện nay, cây lạc là một trong những cây lấy dầu quan trọng, có diện tích và sản lượng lớn thứ 2 sau cây đậu tương, cây lạc được trồng rộng rãi ở hơn 100 nước trên thế giớị Tổng hợp từ nguồn số liệu của FAO (2008) cho thấy năm 2000 diện tích trồng lạc của thế giới là 24,1 triệu ha, đến năm 2008 chiếm 25,6 triệu hạ

Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất lạc nên năng suất lạc trên thế giới không ngừng tăng. Năng suất lạc trung bình trong những năm 80 là 9,55 tạ/ha, đến năm 90 là 11,5 tạ/ha, từ năm 2000 đến nay năng suất ổn định và đạt 14,4 tạ/ha, tăng so với năng suất của những

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 16

năm 80 là 30,9% và năm 90 là 25,2%. Năng suất lạc trên thế giới tăng song không đều giữa các khu vực. Có nước diện tích trồng lạc lớn nhưng năng suất lạin thấp và mức tăng năng suất không đáng kể như Ấn Độ, bên cạnh đó nước có diện tích trồng lạc thấp nhưng năng suất lại cao như Isael.

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới từ năm 1998 – 2008 Chỉ tiêu Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 1998 32,30 14,70 34,10 1999 23,50 13,60 32,10 2000 24,10 14,50 34,90 2001 24,04 15,00 36,08 2002 24,10 13,48 33,30 2003 26,46 14,03 35,66 2004 22,73 14,71 33,45 2005 25,22 14,47 36,49 2006 21,67 15,60 33,80 2007 25,43 15,36 39,06 2008 25,60 15,36 39,32 (Nguồn: FAO STAT)

Năng suất giữa các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch khá lớn, khu vức Bắc Mỹ tuy có diện tích trồng lạc không nhiều (820 – 850 nghìn ha) nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất (20,0 – 28,0 tạ/ha). Trong khi đó châu Phi có diện tích trồng lớn khoảng 6.400.000 ha nhưng năng suất chỉ đạt 7,8 tạ/hạ Châu Á nhờ sự nỗ lực đầu tư, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc tăng nhanh, những năm 90 năng suất lạc chỉ đạt 14,5 tạ/ha đến năm 2007 năng suất lạc đã tăng lên 16,7 tạ/hạ Năng suất lạc trong

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 17

khu vực Đông Nam Á còn thấp, năng suất bình quân đạt 11,7 tạ/hạ Malayxia là nước có diện tích trồng lạc thấp nhất trong khu vực nhưng lại có năng suất cao đạt 23,3 tạ/ha, tiếp sau là Indonexia và Thái Lan.

Sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng, sản lượng trung bình của thập niên 90 là 23,2 triệu tấn đến năm 2007 tăng lên 39,06 triệu tấn, tăng 15,86 triệu tấn so với những năm 90.

Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc đã thực hiện chương trình phát triển sản xuất nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tự túc dầu ăn từ năm 1980, song lạc được trồng chủ yếu ở vùng khô hạn nên năng suất lạc rất thấp (9,3 – 9,8 tạ/ha), Thấp hơn năng suất trung bình của thế giới, sản lượng hàng năm chỉ đạt 7,5 – 8 triệu tấn.

Trung Quốc là nước có diện tích sản xuất lạc đứng thứ 2 sau Ấn Độ, năng suất lạc ở Trung Quốc cao và tăng nhanh trong vài thập niên quạ Theo Duan Sufen (1999), những năm 90 nhờ có nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt, năng suất lạc ở Trung Quốc đã tăng rất nhanh so với thập kỷ trước, trung bình đạt 26 tạ/hạ Theo thống kê của USDĂ2000-2005), những năm gần đây diện tích trồng lạc ở Trung Quốc là 5,1 triệu ha, chiếm 20% tổng diện tích lạc toàn thế giớị Năng suất trung bình đạt 28,2 tạ/ha cao gần gấp đôi năng suất lạc trung bình của thế giới, chiếm 40% tổng sản lượng toàn thế giớị Năng suất lạc của Trung Quốc tăng nhanh như vậy là do họ đã đưa các giống mới vào sản xuất cũng như áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Khu vực Đông Nam Á diện tích trồng lạc không nhiều, chỉ chiếm 12,61% về diện tích và 12,95% sản lượng lạc của Châu Á. Năng suất lạc bình quân đạt 11,7 tạ/hạ Malayxia là nước có diện tích trồng lạc không nhiều nhưng lại có năng suất lạc cao nhất khu vực, trung bình đạt 23,3 tạ/hạ Về xuất khẩu lạc chỉ có 3 nước là Thái Lan, Việt Nam và Indonexia, trong đó Việt Nam là nước có sản lượng lạc xuất khẩu lớn nhất khu vực với 33,0 nghìn tấn .

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18

Một phần của tài liệu ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)