Lực lượng vũ trang VĩnhPhúc tham gia xây dựng hậu phương.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 46 - 56)

Trong chiến tranh, hậu phương luôn là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi. Chính vì vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc là xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến toàn quốc.

* Về chính trị: Sau khi đánh chiếm Hà Nội, tiến hành càn quét lấn

chiếm, bắn phá Vinhx Phúc, thực dân Pháp đã vừa đánh chiíem vừa dùng những thủ đoạn chiến tranh gián điệp lôi kéo mua chuộc tay sai, thả truyền đơn, tung gián điệp biệt kích vào sâu trong đất ta. Một số tên cha cố phản động đã huấn luyện ở Hà Nội được tung về các nhà thờ ở Yên Lạc, Yên Lãng, Bình Xuyên…cài cắm xây dựng lực lượng.

Đặc biệt sau chiến thắng Việt Bắc của ta, chiến lược "Đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp bị pha sản, chúng phải kéo dài chiến tranh, phải chuyển sang "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Thực hiện chiến lược này, địch xúc tiến bình định những vùng

đã chiếm, nở rộng lấn chiếm ra các vùng xung quanh. Khắp nơi trong tỉnh, địch tang cưòng phá hoại bằng ném bom, tung gían điệp… Từ tháng 8/1949 đến đầu năm 1950 địch đã thiết lập hàng trăm ban tề ở vùng nông thôn hai tỉnh Vĩnh - Phúc Yên.

Cùng với việc lập ngụy quân ngụy quyền, địch cò thực hiện âm mưu thâm độc chia rẽ nội bộ nhân dân ta, phá vỡ khối đoàn kết toàn dân. Ở những nơi có đông giáo dân như Nội Bài, Gia Lỗ, Đại Bàng,Hữu Bằng, Hy Sinh và một số địa phương khác, địch sử dụng bọn cha cố phản động để lôi kéo, dụ dỗ ma chuộc giáo dân, biến một số người thành chỉ điểm cho chúng. Trong một số vùng đông giáo dân địch đã dựng lên những tổ chức chính trị phản động, biến những nơi này thành những hang ổ chống phá lực lượng kháng chiến của ta. Địch ra sức tập hợp lực lượng thành lập liên đoàn Công giáo để mê hoặc quần chúng khống chế giáo dân tham gia kháng chiến. Ở vùng địch hậu chúng tổ chức đội quân ngầm bao gồm những phần tử lưu manh, những tên có nợ máu với nhân dân…để tạo thành mạng lưới gián điệp tung khắp vùng và cài cắm ra vùng tự do để thu thập tin tức.

Do đó, ngay từ những ngày đầu kháng chiến Đảng bộ Vĩnh Phúc rất chú ý đến việc xây dựng lực lượng công an, thành lập các tổ chức phòng gian, trừ gian chống pha hoại gây rối và bạo loạn của địch.

Sau khi giành được chính quyền, các tỉnh đều thành lập ngành công an, lúc đó dược gọi là cảnh sát và mới chỉ lập ra ở cấp tỉnh. Năm 1946, tổ chức thêm các ban chuyên môn thuộc Ty cảnh sát như: Ban chính trị, ban thư pháp, ban trật tự, văn phòng… Ngoài ra mỗi ty còn thành lập “đội công an danh dự ” có nhiệm vụ trấn áp phản động.

Đến cuối năm 1946, khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Ty cảnh sát thành lập các quận cảnh sát ở các huyện (riêng thị xã không có tổ chức) để tiếp tục trừ gian và chống bạo loạn do Thực dân Pháp gây ra.

Lực lượng công an đã góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội thời kì sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh – Phúc Yên.

Đồng thời để chống lại những âm mưu và hành động của địch. Tỉnh uỷ Vĩnh – Phúc Yên đã có những chủ trương kiên quyết để duy trì lực lượng tại chỗ để vừa sản xuất vừa đánh giặc. Thực hiện khẩu hiệu “cán bộ bám dân, dân bám đất ”, tổ chức Đảng ở cơ sở tích cực vận động nhân dân hồi cư về các làng xóm cũ sinh sống, đồng thời tuỳ từng nơi, từng điều kiện cụ thể có phương pháp đấu tranh thích hợp vừa bảo toàn lực lượng vừa tiếp tục sản xuất, ổn định tư tưởng và đời sống nhân dân.

Nhằm hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của nhân dân hai tỉnh đều bố trí lực lượng bộ đội cùng du kích các xã đi sâu tuyên truyền vận động nhân dân yên tâm sản xuất đồng thời vạch trần những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, nhất là âm mưu chia rẽ giữa lương và giáo của chúng. Các LLVT ta cũng đã đánh địch ở nhiều nơi gây cho địch nhiều thiệt hại và giữ vững lòng tin cho quần chúng. Một số địa phương như huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc, LLVT đã tổ chức phá tề ngụy ngay từ tháng 12/1949. Hàng loạt các ban tề ở Lũng Ngoại, Hoà Loan, Thổ Tang (Vĩnh Tường) và một số nơi khác…bị ta giải tán. Tuy nhiên do hoạt động không đồng bộ và thiên về vũ trang nên địch phản ứng mãnh liệt, nhiều ban tề tái lập, LLVT của ta bị bật ra vùng tự do.

Nhận rõ âm mưu địch, Liên khu uỷ Việt Bắc đề ra chủ trương tổng phá tề toàn liên khu với nội dung và bước đi thích hợp cho từng vùng, đồng thời Liên khu chỉ đạo phá tề nhất loạt từ tháng 2 đến tháng 3/1950. Thực hiện chủ trương của Liên khu, các tỉnh uỷ đều bàn bạc kế hoạch cụ thể với từng huyện tạm chiếm để phân loại tề, hướng dẫn các bước thực hiện, đồng thời phát động lực lượng nhân dân đấu tranh chính trị làm tan rã các ban tề. Do chuẩn bị chu đáo nên chiến dịch tổng phá tề ở các tỉnh đều giành được thắng lợi lớn.

Hai tỉnh Vĩnh - Phúc Yên đang triển khai kế hoạch thì trung ương Đảng và Chính phủ quyết định hợp nhất hai tỉnh thành tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tuần tháng 2/1950 hai tỉnh tiến hành hội nghị hợp nhất và sau đó kiện toàn bộ máy cấp tỉnh đến các huyện, thị và cơ sở.

Sau hội nghị hợp nhất, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc tập trung ngay vào việc chỉ đạo chiến dịch tổng phá tề theo kế hoạch đã vạch ra. Trong gần nửa tháng từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3/1950 bộ đội tỉnh, huyện cùng dân quân du kích các xã luồn sâu vào vùng địch hậu tiến hành đồng loạt diệt phá các ổ nhóm phản động, các ban tề điển hình như Kim Nỗ (Đông Anh), Mai Nội(Kim Anh), Tân Lợi(Yên Lãng), Đức Hậu(Đa Phúc) và một số nơi ở Vĩnh Tường, Yên Lạc. Kết quả ta đã phá được 50 ban tề, diệt 60 tên phản động, bắt 242 tên và làm cho bộ máy ngụy quyền địch ở nhiều nơi tan rã.

Tuy nhiên, trong chiến dịch này, do chỉ đạo thiếu chặt chẽ, sâu sát nên dẫn đến tình trạng diệt phá tề tràn lan có nơi làm ẩu không phân loại tề để trừng trị thích đáng. Hoặc có nơi khó khăn lại bỏ qua, vì thế nên nhiều ban tề phản động chưa bị triệt phá. Từ những hiện tượng trên làm ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng quần chúng. Sau chiến dịch này, địch lại tổ chức lực lượng phản công trả thù. Do đó hàng loạt cơ sở chính trị của ta ở địch hậu bị tan rã, các ban tề bị giải tán lại tái lập vì thế hầu hết cán bộ đội, du kích bị bật ra vùng tự do.

Trước tình hình như vậy, do nhận thấy tầm quan trọng của hai tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên tiếp giáp với Hà nội là cửa ngõ của căn cứ địa Việt Bắc, các Đảng bộ đã chỉ đạo quân và dân trong tỉnh tích cực chuẩn bị về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu mới, gay go quyết liệt. Về công tác phòng địch, các tỉnh chú ý tới việc giáo dục tinh thần, ý thức cảnh giác trong nhân dân, xây dựng lực lượng công an nhân dân từ tỉnh đến cơ sở, ở mỗi cấp đều do cấp uỷ phụ trách. Một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến tiếp tục mở ra với rất nhiều thắng lợi mới

* Về kinh tế

Xây dựng và phát triển kt là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng lực lượng hậu phương. LLVT Vĩnh Phúc trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược bên cạnh nhiệm vụ đấu tranh vũ trang tiêu diệt kẻ thù còn đạt nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến.

Vấn đề xây dựng LLVT đã khó nhưng việc duy trì và phát triển đảm bảo yêu cầu cho nó hoạt động càng khó khăn hơn, đòi hỏi mỗi Đảng bộ phải thường xuyên quan tâm. Nhằm đảm bảo tốt vấn đề này, Đảng bộ các tỉnh chú trọng đến công tác hậu cần, phong trào nhân dân cấp dưỡng và tự mua sắm, tự chế tạo vũ khí. Khi phát động phong trào khá sôi nổi, xuất hiện nhiều hình thức sáng tạo: Quà tặng, đồ thách cưới là những vũ khí như mìn, lựu đạn, súng… rất nhiều lò rèn đã rèn dao, kiếm, mã tấu, súng kíp… trang bị vũ khí cho toàn dân đánh giặc.

Các xưởng vũ khí của Vĩnh Yên, Phúc Yên đã đáp ứng được yêu cầu trang bị của các LLVT hai tỉnh.

Ngoài sự đóng góp của nhân dân, để đảm bảo vật chất chiến đấu lâu dài, LLVT mỗi tỉnh đã tiến hành sản xuất tự túc một phần theo tinh thần chỉ thị của Tỉnh uỷ: “phát động phong trào tăng gia sản xuất tiến tới tự cung, tự cấp cho bộ đội du kích”.

Tháng 3 năm 1958, Tỉnh đội Phúc Yên mở hội nghị lớn “Tăng gia sản xuất” tại thôn Đông Đồ xã Nam Hồng huyện Đông Anh, gồm toàn thể cán bộ từ xã đến tỉnh, nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa việc tăng gia sản xuất trong các LLVT của tỉnh. Chỉ sau mấy tháng phát động, phong trào tăng gia sản xuất ở Phúc Yên đã đạt được kết quả rất khá. Đến tháng 8/1948 du kích xã Phúc Yên đã làm 836 mẫu ruộng, trồng một vạn cây ăn quả, nuôi 2500 con gia súc, có 7 trại tăng gia của các đại đội tập trung - Trích số liệu "Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 1948 của tỉnh đội Phúc Yên và Vĩnh Yên"

Du kích Vĩnh Yên đã làm được 193 mẫu ruộng, nuôi 794 trâu bò, lợn gà, trồng 504 cây ăn quả, gây được 28.835 đồng tiền quỹ và 81 tạ thóc, mỗi huyện có một trại tăng gia - Trích số liệu “Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 1948 của tỉnh đội Phúc Yên và Vĩnh Yên “

Xây dựng phát triển kinh tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng kháng chiến, nhằm tạo ra khả năng tự túc, tự cấp cao nhất để kháng chiến lâu dài. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tỉnh Vĩnh Yên đưa hàng vạn mẫu ruộng hoang ở đồn điền Bỉnh Di, Bắc Bình vào sản xuất, tỉnh Phúc Yên thành lập 22 tập đoàn sản xuất, chia trên 100 mẫu ruộng công, ruộng vắng chủ chia cho nông dân. Hai tỉnh còn vận động LLVT tham gia sản xuất để tự túc một phần lương thực bớt đi sự đóng góp của nhân dân. Năm 1948, LLVT hai tỉnh đã lập 12 trại tăng gia với 1029 mẫu ruộng do đó việc trang bị cấp dưỡng cho bộ đội đỡ khó khăn hơn.

Băng nhiều biện pháp tích cực, tình hình sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh có bước phát triển đáng kể. Riêng tỉnh Vĩnh Yên năm 1947 đã gieo trồng 43.229 ha lúa màu, thu hoạch 48.931 tấn lúa ; vụ chiêm được24.660 tấn. Sang năm 1948 cả diện tích và sản lượng trồng lúa đều tăng. Vụ chiêm thu hoạch 24.838 tấn.

Do kinh tế nông nghiệp phát triển tốt, nên ngoài nhu cầu phục vụ đời sống cho nhân dân và hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, hai tỉnh còn cung cấp cho các tỉnh Việt Bắc 4000 tấn gạo. Ngoài việc phát triển kinh tế, hai tỉnh còn tổ chức đấu tranh kinh tế với địch, bảo vệ kinh tế kháng chiến của ta (như hướng dẫn nhân dân xây dựng hầm bí mật để cất giấu tài sản, lương thực và tổ chức tốt việc bảo vệ mùa màng cho nhân dân ; phân tán các chợ ở vùng tự do để đề phòng phi cơ địch oanh kích, đóng cửa các bến đò và chợ ven sông không cần thiết ; thiết lập vùng kiểm soát kinh tế ở các xã ven sông có tính chất đầu mối giao thông như sông Lô, sông Nhị Hà ; đặt các trạm kiểm soát của công an và thuế quan ở những nơi đầu mối giao dịch để

ngăn chặn hàng lậu, tiền giả của địch tung vào vùng tự do của ta, đồng thời không cho lương thực, thực phẩm của ta lọt vào vùng địch). Kết quả năm 1949 ta đã xử lý 41 vụ vi phạm thuế quan, 15 vụ vi phạm kinh tế của địch trị giá 218.580 đồng ; thu hồi tiền bạc giả của địch. Ngoài ra, ta còn trao đổi bằng tiền Đông Dương và cho lưu thông rộng rãi tiền Việt Nam, lấy kinh tế địch để bổ sung cho kinh tế kháng chiến của ta.

Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội cũng được chú ý phát triển. Đây là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong quá trình kháng chiến kiến quốc.

Về văn hoá, giáo dục trong những năm 1947 – 1948 ở hai tỉnh cũng có bước phát triển mới. Phong trào diệt giặc dốt tiếp tục được duy trì và nâng cao. Đến tháng 6 năm 1949, tỉnh Phúc Yên đạt thành tích xoá mù chữ cho 100 % số xã toàn tỉnh, được xếp loại nhất liên khu I và thứ nhì toàn quốc.

Ngành văn hoá thông tin, cùng các hoạt động văn nghệ quần chúng mà nòng cốt là lực lượng thanh niên, học sinh, dân quân, bộ đội phát triển sâu rộng, góp phần động viên, cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua sản xuất, chiến đấu, xây dựng, bảo vệ địa phương. Hoạt động y tế từng bước đáp ứng những yêu cầu phòng chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Các đơn vị bộ đội địa phương có tổ chức y tế chăm lo sức khoẻ cho cán bộ chiến sỹ.

* LLVT Vĩnh Phúc tích cực xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xây dựng các đoàn thể yêu nước.

Lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể yêu nước đóng vai trò hết sức quan trọng phối hợp với bộ đội chủ lực trong các hoạt động quân sự tiêu diệt kẻ thù. Bởi vậy ngay từ đầu cuộc kháng chiến các cấp bộ Đảng, và chính quyền đã chỉ đạo chặt chẽ vấn đề này nên tổ chức và hoạt động khá tập trung và thống nhất.

Tại các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, ở mỗi xã đều có một uỷ viên phụ trách quân sự, trung bình mỗi xã có một trung đội, những xã lớn có đến một

đại đội dân quân du kích. Các thôn xóm đứng đầu là trưởng khu, trực tiếp phụ trách một tiểu đội hoặc một trung đội. Dân quân du kích, tự vệ chiến đấu phần lớn đều lựa chọn những người hăng hái trong các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ, phụ lão đưa lên.

Tính đến năm 1949, ở Vĩnh Yên, về dân quân du kích đã có 9.957 đội viên (gồm 6.234 nam, 1779 nữ và 1944 lão). Đến cuối năm 1949, trên địa bàn tỉnh, mỗi thôn có một tiểu đội du kích chiến đấu, mỗi xã có một tiểu đội du kích tập trung. Huyện Vĩnh Tường có 5 xã tổ chức được mỗi xã một tiểu đội du kích tập trung mạnh ; xã Sơn Đông (Lập Thạch) tổ chức một trung đội du kích tập trung của xã.

Còn tại Phúc Yên, thực hiện chủ trương hội nghị dân quân Liên Khu I và Liên Khu X Đảng bộ đã đẩy mạnh xây dựng lực lượng du kích, đưa 1/3 đảng viên tham gia và chú trọng phát triển Đảng trong hàng ngũ. Vì vậy lực lượng du kích phát triển rất nhanh. Từ 3.573 du kích cuối năm 1947, tăng lên hơn 5.000 vào tháng 6/1949 trong đó có 1.936 là nữ, 1.942 là phụ lão.

Ngoài ra các tỉnh còn xây dựng các đội quân ngầm (tức du kích bí mật) ở những nơi xung yếu. Trong 6 tháng đầu năm 1949 tỉnh Phúc Yên có 403 du kích bí mật. Tổ du kích bí mật xuất hiện ở nhiều xã, các huyện Lập Thạch, Yên Lạc, Vĩnh Tường.

Nhân dân Vĩnh – Phúc Yên đã hết lòng giúp đỡ bộ đội, du kích với rất nhiều hình thức như phong trào "Bán thóc nuôi quân", phong trào "Mùa đông binh sĩ", phong trào đỡ đầu bộ đội du kích bằng những tổ chức "Hội mẹ

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w