Cũng như cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Yên, Phúc Yên dứng trước những thử thách quan trọng. Nạn đói làm chết hàng vạn người còn tiếp tục đe doạ. Nạn vỡ đê, ngập lụt gây thiệt hại lớn đến củ cải và mùa màng nhân dân chưa được ngăn chặn. Nông nghiệp tiêu điều, thủ công nghiệp tê liệt. Bộ máy chính quyền còn trứng nước. Cán bộ và nhân dan thiếu kinh nghiệm trong quản lý xã hội – kinh tế.
Trên các vị trí xung yếu của tỉnh như thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên hơn 1 vạn quân Tưởng kéo vào chiếm đóng. Quân Tưởng liên tiếp gây ra sự rối loạn an ninh xã hội, khiêu khích cướp bóc thậm chí có hành động tước vũ khí của tự vệ(thị xã Vĩnh Yên), bao vây uy hiếp cơ quan chính quyền (huyện lỵ Bình Xuyên), giúp đỡ bọn Việt Quốc, Việt cách chiếm đóng, lập chính quyền phản quốc ở thị xã Vĩnh Yên. Bọn tay sai Tưởng lập ra các tổ chức phản động như: Mặt trận quốc gia, Việt Nam thanh niên đoàn, Quốc dân binh, thiết huyết quân, rồi bắt cóc, tống tiền, cướp bóc dân chúng. Thang 10- 1945 chúng đem quân đánh chiếm thị xã Bạch Hạc và các làng Bồ Sao, Diệm Xuân để nhằm từng bước biến Vĩnh Yên thành “ Đệ tam, đệ nhất chiến khu”, chống đối ta lâu dài.
Cùng với nhân dân cả nước, trong bối cảnh lịch sử sau ngày 2/9/1945 nhân dân tỉnh Vĩnh - Phúc Yên tích cực đối phó với tình hình, tập trung vào nhiệm vụ chống đói, sản xuất và tiết kiệm, chống nạn mù chữ, lạc hậu; từng bước xây dung và củng cố nền móng chế độ mới, để dự bị sẵn những điều kiện cần thiết, sức lực cần thiết cho sự nghiệp chống giặc xâm lược mà chúng ta biết trước là không thể tránh khỏi.
LLVT, công cụ chuyên chính của chính quyền được chú trọng tổ chức ngay từ những ngày đầu. Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, những hội viên hăng hái nhiệt tình trong các đoàn thể thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc và nông dân cứu quốc được lựa chọn bổ sung vào đội ngũ. Nhờ đó, các
đội tự vệ và tự vệ chiến đấu ra đờ từ thời kì tiền khởi nghĩa phát triển rất nhanh. Chính lực lượng này đã kiềm chế có hiệu quả những hành động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, giữ vững trật tự xã hội và an toàn các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận của tỉnh thời kì 1945-1946.
Trong hoàn cảnh có nhiều trở ngại lớn sau cách mạng, bọn tưởng và bề lũ tay sai lợi dụng lấn tới bằng nhiều thủ đoạn, hành động thâm hiểm và trắng trợn, hòng lật đổ chính quyền dân chủ. Đấ tranh chống Tưởng, chống can thiệp và nội phản để giũ vững thành quả cách mạng là nhiệm vụ cấp bách số một. Với chủ trương đó, Đảng thực hiện sách lựơc “Hoà với Tưởng” để tập trung toàn lực vào kẻ thù chính là xâm lược Pháp.
Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa chính phủ ta và Pháp. Theo tinh thần hiệp định, Tưởng phải rút quân về nước và mãi tới tháng 6/1946, chúng mới cuốn gói khỏi Vĩnh Yên, Phúc Yên
Song, không ăn được thì đạp đổ, bọn Quốc dân Đảng trước khi rút chạy còn cố tình tháo dỡ máy móc ở nhà máy, cướp bóc tài sản và khủng bố nhân dân. Lực lượng vũ trang Vĩnh Yên, Phúc Yên được lệnh phối hợp với vệ quốc đoàn nổ súng tiêu diệt chúng.
Ở Vĩnh Yên, trung tuần tháng 6/1946, khi quân tưởng rút khỏi Bạch Hạc quân ta lập tức tiến quân bọn Quốc dân Đảng tại đây. Bạch Hạc và các làng Bồ Sao, Diệm Xuân được giải phóng. Cuối tháng 6/1946, khi Tưởng rút quân khỏi Vĩnh Yên bọn Quốc dân Đảng mất chỗ dựa buộc phải thống nhất hành chính, thống nhất quân đội với ta. Ngày 30/8/1946 ta tổ chức tiếp nhận gần 2 tiểu đoàn Quốc dân Đảng vào Vệ quốc đoàn. Chính quyền cách mạng dưới hình thức liên hiệp được thành lập ở thị xã Vĩnh Yên.
Như vậy, đến cuối tháng 8/1946, quân Tưởng và bọn phản động tay sai đã bị quét sạch trên đất Vĩnh Yên. LLVT hai tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hoàn cảnh cách mạng đặc biệt giai đoạn 1945 - 1946, giữ vững thành quả Cách mạng tháng 8.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày sau Cách mạng 8, Đảng ta đã dự đoán trước tình hình và biết trước việc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là không thể tránh khỏi. Hội nghị quân sự toàn quốc ngày 19/10/1946 cũng nhận định “ không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định cũng nhất định phải đánh Pháp” [9.61]. Vì vậy yêu cầu lớn trong thời gian này là phải làm hết sức mình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến khi không còn khả năng hoà bình hoà hoãn. Nhân dân hai tỉnh Vĩnh – Phúc Yên cùng cả nước khẩn trương thực hiện chuẩn bị kháng chiến mới đày khó khăn gian khổvà hi sinh, quyết tâm bảo vệ những thành quả của cách mạng tháng 8.