và Chính phủ trong việc xây dựng LLVT Vĩnh Phúc.
Đảng bộ Vĩnh Phúc đã nhận định rằng: chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào kháng chiến là chuẩn bị cho sức mạnh hệ thống Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn kết dân tộc, là các biện pháp xây dựng cơ sở kinh tế kháng chiến, là xây dựng LLVT dưới mọi hình thức để vừa đáp ứng tình hình củng cố và giữ vững chính quyền, vừa là sức mạnh của công cụ trấn áp thù ngoài, giặc trong và làm cơ sở để kháng chiến lâu dài.
Trong hoàn cảnh không sớm thì muộn, thực dân Pháp sẽ gây chiến tranh trên quy mô toàn quốc, việc củng cố, phát triển LLVT nhân dân trong cả nước và địa bàn hai tỉnh Vĩnh Yên – Phúc Yên có ý nghĩ quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ nền độc lập non trẻ. LLVT Vĩnh – Phúc Yên mặc dù đã trưởng thành một bước so với thời kỳ tiền khởi nghĩa nhưng so với yêu cầu mới thì chưa đáp ứng được. Để giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng thì việc xây dựng, phát triển LLVT được các Đảng bộ coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Các Đảng bộ đã phân công các đồng chí trong cấp uỷ và cán bộ có năng lực phụ trách công tác quân sự, chú trọng công tác phát triển Đảng trong hàng ngũ các LLVT.
Cùng thời gian đầu năm 1946, Vĩnh Yên và PHúc Yên thành lập trong mỗi tỉnh một đại đội cảnh vệ mà nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ các cơ quan kho tàng của tỉnh. Dây là LLVT tập trung đầu tiên của tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Về trang bị vũ khí, đại đội này chỉ có một số ít súng đạn tước được của Pháp, Nhật còn chủ yếu do nhân dân góp bằng các loại vũ khí thô sơ như: súng kíp, dao, kiếm, mã tấu…
Cùng với việc thành lập các đơn vị tập trung (đại đội cảnh vệ) ở hai tỉnh, phong trào tòng quân theo tiếng gọi Nam tiến phát triển mạnh mẽ,lôi cuốn hàng ngàn người tham gia. Tạ các huyện, xã lực lượng dân quân du kích, tự vệ chiến đấu tập trung có từ ngày khởi nghĩa nay được chỉnh đốn lại,
được tăng cường cán bộ, bổ xung thêm nhiều người làm bảo vệ cơ quan huyện, xã tuần tra canh giữ trật tự trong khu vực.
Mặc dù lực lượng quân sự ở địa phương chưa được tổ chức thành hệ thống độc lập, song được các cấp bộ Đảng và chính quyền chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường cán bộ có năng lực lãnh đạo nên tổ chức và hoạt động khá tập trung và thống nhất. Về tổ chức lúc này, các ban quân sự ở tỉnh xuống đến huyện xã đều nằm trong phạm vi quản lý và chỉ đạo của chính quyền. Ở xã có một uỷ viên phụ trách quân sự, trung bình mỗi xã có một trung đội, những xã lớn có tới một đại độ dân quân du kích. Các thôn xóm đứng đầu là trưởng khu, trực tiếp phụ trách một tiểu đội hoặc một trung đội. Đân quân du kích, tự vệ chiến đấu phần lớn đều lựa chọn những người hăng hái trong các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ, phụ lão đưa lên.
Các tỉnh bước đầu chú ý tới trang bị cho LLVT tập trung, cho du kích bằng cách phát động rộng rãi phong trào thu nhặt vũ khí địch, phong trào mua sắm vũ khí ủng hộ bộ đội và tự trang bị, tự sản xuất vũ khí thô sơ: súng, kíp, dao, mã tấu… Về huấn luyện cả hai tỉnh đều tíên hành mở các lớp học quân chính: “ Quân chính đoản kỳ”- liên tục đào tạo cán bộ cho cơ sở, trang bị cơ bản những hiểu biết quân sự về chiến thuật du kích, sử dụng vũ khí thô sơ. Đồng thời đẩy mạnh giáo giục cho cán bộ và các LLVT trong quần chúng nhân dân về lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu hy sinh bảo vệ độc lập, tự do.
Việc xây dựng LLVT ở hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên trong thời gian này mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ đã đfặt vấn đề đúng mức, có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, do đó phong trào tòng quân, tham gia dân du kích và phong trào huấn luyện quân sự lôi quấn đông đảo các tầng lớp, các giới tham gia. Nưng do phát triển mạnh với số lượng lớn trong thời gian ngắn nên việc tổ chức chưa chặt chẽ, huấn luyện còn hạn chế, trang bị thiếu thốn nhiều mặt nên chất lượng bị hạn chế nhiều.
Mặc dù vậy, việc phát triển lực lượng, hinmhf thành lực lượng quân sự tập trung dân quân, tự vệ là một cố gắng lớn của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Thời kỳ chống can thiệp và nội phản, lực lượng này đã trở thành công cụ sắc bén của chuyên chính, trấn áp thành công kẻ thù trong và ngoài nước giữ vững chính quyền cộnh hoà non trẻ.
Trước khi bước vào chiến sự, việc chuẩn bị lực lượng kháng chiến ở Vĩnh Phúc đã có được những kết quả quan trọng. Lực lượng nòng cốt của kháng chiến gồm: LLVT tập trung, dân quân du kích, các cơ sở vật chất và tinh thần khác đã được chuẩn bị cơ bản để bước vào cuộc chiến đấu mới.