LLVT VĩnhPhúc tham gia kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 66 - 78)

a. Hoạt động chiến đấu:

+ từ 1950 – 1952:

Thực hiện chủ trương của Liên khu uỷ Việt Bắc, ngay sau khi hợp nhất tỉnh, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã tập trung tạo điều kiện cho chiến tranh du kích vùng địch hậu, phát triển cổ vũ tinh thần quần chúng. Tỉnh uỷ đã chủ trương phải tạo ra một tiếng vang về quân sự. Đêm 13/6/1950, tiểu đoàn 64 bộ đội chủ lực được lênh tiêu diệt đồn Sơn Kiệu, một điểm chốt giữ của địch nằm trên quốc lộ 2 thuộc Vĩnh Tường. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, sau mấy tiếng đồng hồ chiến đấu, quân ta đã san phẳng vị trí này, 2 tên chỉ huy Pháp và 17 lính Bảo hoàng bị tiêu diệt, bộ đội ta thu toàn bộ vũ khí và quân trang quan dụng của địch. Đồn Sơn Kiệu ngay trong lòng địch bị tiêu diệt là cho quân dân Vĩnh Phúc hết Sức phấn khởi và tin tưởng, quyết tâm bước vào cuộc chiến đấu mới thắng lợi, ngày càng tin tưởng vào LLVT ta.

Sau khi thất bại ở mặt trận Biên giới được Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp lại đẩy mạnh chiến tranh. Từ cuối tháng 12/1950 sang đầu năm 1951 thực dân Pháp tiến hành xây dựng phòng tuyến Boongke chạy dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, qua Vĩnh Phúc, gồm 113 cứ điểm với 1300 lô cốt do 20 tiểu đoàn Ấu Phi chiếm đóng.

Về phía ta để phá tan ý đồ củng cố lực lượng và bình định vùng đồng bằng của địch. Bộ đội chủ lực của ta được lệnh mở chiến dịch trung du

(chiến dịch Trần Hưng Đạo) thời gian từ ngày 26/12/1950 đến 17 / 1/ 1951. Địa bàn diễn ra chủ yếu là tỉnh Vĩnh Phúc. Tham gia chiến dịch có các trung đoàn thuộc Đại đoàn 308 và 312 ; Hai trung đoàn độc lập 174 và 98 của Bộ ; Bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Bí thư, trực tiếp làm chỉ huy trưởng mặt trận. Đây là thuận lợi rất lớn để LLVT địa phương phối hợp cùng bộ đội chủ lực tiêu diệt địch, nhằm giải phóng đất đai, đưa cuộc kháng chiến tiến lên bước mới.

Giữa lúc quân dân ta ra sức chuẩn bị thì sáng ngày 25/12/1950, địch mở chiến dịch Bê-cat-sin tấn công bất ngờ vào vùng tự do của ta, chủ yếu là hai huyện Lập Thạch, Tam Dương nhằm thăm dò lực lượng ta.

Quyết chặn đứng và tiêu diệt địch, 7h sáng ngày 27/12/1950 trung đoàn 209, tiểu đoàn 428 thuộc trung đoàn 141 của ta đã nhanh chóng bí mật vận động chiến, đánh địch rất quyết liệt tại Xuân Trạch (Lập Thạch) và đã giành được thắng lợi giòn giã. Tiêu diệt 200 tên, bắt sống 150 tên. Trong chiến công đó có phần đóng góp quan trọng của bộ đội huyện Lập Thạch, du kích và nhân dân hai xã Chiến Thắng, Quang Trung.

Trên đà thắng lợi ấy, ta tập trung mở chiến dịch trung du, bộ đội ta đã dùng chiến thuật ôn tập, tấn công tiêu diệt hàng loạt vị trí trên tuyến phòng thủ đột xuất của địch tại gò Âu (Hữu Bằng), Tú Đạo (Đồi cà phê) đêm 27/12/1950. Đêm 28/12/1950 ta đã đánh cứ điểm Thằn Lằn ; đêm 13 đến 11h trưa ngày 14/1/1951 đánh địch ở Tam Lộng làm cho địch hoảng sợ phải rút chạy khỏi vị trí Vàng.

Trước nguy cơ tan vỡ của tuyến phòng thủ quan trọng, buộc địch phải điều quân ứng cứu ba huyện nhưng bị ta phục kích ở Cẩm Trạch (Yên Lạc), Tam Dương, tiêu diệt gần hai tiểu đoàn quân địch và truy quét tàn quân địch tới sát thị xã Vĩnh Yên, tiếp tục bị uy hiếp nghiêm trọng, địch phải điều thêm Binh đoàn cơ động số 1 và số 4.

Ngày 15/1/1951, ta chặn đánh quyết liệt Binh đoàn cơ động số 1 của địch tại Ngoại Trạch (Bình Xuyên), Khai Quang, Mậu Thông (Tam Dương), tiêu diệt 250 tên, bắt sống 11 tên tại xóm Giếng. Đêm 16/1/1951 đã diễn ra trận kịch chiến giữa ta và địch ở điểm cao 101 và 102 (núi Đanh) nằm phía bắc thị xã Vĩnh Yên. Tiểu đoàn 84 thuộc Trung đoàn 36 đã tác chiến anh dũng loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch.

Ngày 17/1/1951 ta tiếp tục chặn đánh địch ở đồi 41 (Bảo Sơn), đồi 47 (Đỉnh Ấm) tiêu diệt 127 tên, bắt sống một quan hai Pháp và một số tù binh, làm cho binh đoàn ứng chiến của địch bị tổn thất nặng nề, buộc địch phải co về chốt lại thị xã Vĩnh Yên.

Kết thúc chiến dịch Trần Hưng Đạo, ta đã giành được thắng lợi lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch gồm 7 tiểu đoàn lính tinh nhuệ, đa số là lính Âu Phi. Chiến dịch Trần Hưng Đạo giành được thắng lợi, chứng tỏ bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh ; lần đầu tiên bộ đội ta chủ động dùng lối đánh công kiên và vận động chiến tiêu diệt những cứ điểm kiên cố và những binh đoàn cơ động mạnh của địch. Qua chiến dịch này cho thấy khả năng của bộ đội chủ lực ta có thể đủ sức mở rộng chiến dịch lớn tiếp theo.

Đến tháng 3/1951, giữa lúc quân dân Vĩnh Phúc đang tập trung sức chống phá kế hoạch bình định và củng cố vùng chiếm đóng của địch sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, thì chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Quang Trung mở ra buộc địch phải rút binh đoàn số 2 và số 3 ở Vĩnh Phúc đi ứng chiến cho chiến trường chính. Để tạo điều kiện cho mặt trận sau lưng địch ở Vĩnh Phúc hoạt động, liên khu đã tăng cường cho Vĩnh Phúc tiểu đoàn 72 (bộ đội địa phương Phú Thọ) về phối hợp chiến đấu. Các Đại đội huyện Lập Thạch, Tam Dương, Đa Phúc phối hợp với tiểu đoàn 72 chống địch càn quét ở vùng tự do và các xã mới giải phóng. Tiểu đoàn 64 (Đại đội 460 và 465) cùng với bộ đội các huyện khác mở đường vào Bình Xuyên,

Kim Anh phối hợp với dân quân du kích liên tiếp phá tề trừ gian tiêu diệt các tháp canh, Hương Dũng, ngăn chặn địch vây quét ở các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Yên Lãng và Đông Anh.

Kết quả 6 tháng đầu năm 1951,thắng lợi của chiến dịch trung du và phối hợp với các chiến dịch Hoàng Hoa Thám và Quang Trung, ở mặt trận Vĩnh Phúc đã tập trung lực lượng phá huỷ 47 tháp canh, lô cốt, tiêu diệt hơn 700 tên địch, thu 254 súng các loại, bắn cháy 63 xe quân sự... xây dựng nhiều cơ sở vùng địch hậu.

Để cứu vãn tình thế bị nguy ngập thực dân Pháp tập trung những binh, hoả lực mạnh mở các cuộc tấn công ra vùng tự do của ta hòng giành lấy thế chủ động. Ngày 9/11/1951, Đờ - tat-xi-nhi tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh cơ động có phối hợp của các quân, binh chủng, mở cuộc tấn công đánh chiếm Hoà Bình.

Để đối phó với địch, ngày 18/11/1951, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Hoà Bình và chỉ thị cho các địa phương đẩy mạnh hoạt động phối hợp với chiến trường chính.

Tại mặt trận Vĩnh Phúc, Trước khi địch đánh phá Hoà Bình tháng 10/1951, Tỉnh uỷ VĨnh Phúc họp Hội nghị mở rộng để quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ II (4/1951) "Về nhiệm vụ và phương hướng công tác trong vùng tạm chiếm và vùng du kích"

Đến cuối tháng 12/1951, Tỉnh uỷ đã quyết định khẩn trương mở cuộc tấn công vào địch hậu. Đợt tấn công hậu địch này kéo dài hai tháng, từ trung tâm tháng 12/1951 đến cuối tháng 2/1952

Mở màn đợt hoạt động, vào đêm 5/12/1951 ta tấn công tiêu diệt tháp canh Đống Đồ, Tằng Mi, ngày hôm sau hai đại đội biệt kích địch số 15, 16 càn phá nhằm cướp lại, ta chống càn tích cực làm thiệt hại một phần lực lượng, địch phải tháo chạy.

Đêm 18/12, đại đội 465 đánh tiêu diệt tháp canh Phù Trì, đại đội 480 đánh tháp canh Hương dũng thôn Lâm Hộ không thành công, ngày hôm sau chúng thoát về Thường Lệ.

Đặc biệt, ngày 25/12/1951, đại đội 465 đánh phối hợp với E176 phục kích tiêu diệt gần hết đại đội biệt kích (Com-măng-đô) số 14 tại đoạn đường Kim Anh tiếp đó, bộ đội tỉnh, huyện liên tiếp tiêu diệt các tháp canh: Trung Hà, Ngọc Long, Ngọc Đường (Yên Lạc), Yên Bài (Yên Lãng), Phù Lỗ Đông (Kim Anh).

Ngày 10/1/1952, hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng sơ kết rút kinh nghiệm đợt I và đế ra nhiệm vụ cụ thể đợt II.

Sau khi phê phán những khuyết điếm của đợt I ; Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu của đợt II (Từ 15/1 đến 22/12/1952) là: "Nhanh chóng củng cố các khu du kích đã giành được. Củng cố đẩy mạnh sự hoạt động của dân quân du kích ở những nơi mới giành được.

Vào đợt II này, ta gặp một số khó khăn: Đó là trung đoàn 176 cấp trên điều đi chiến trường khác. Trong khi đó địch lại tăng cường lực lượng từ Hà Nội lên ra sức đánh phá nhằm chiếm lại những vùng chúng bị mất.

Tại địa bàn phía nam Vĩnh Phúc, bộ đội tỉnh, huyện và du kích các xã phát động phong trào thi đua tìm diệt địch. Ngày 18/1/1952 đại đội 480 chiến đấu chống lại hơn một tiểu đoàn địch tràn vào Võng La (Đông Anh), nơi đại đội đang đóng quân.

Ngày 6/2/1952, hơn một tiểu đoàn địch càn vào Đông Đồ, Tằng Mi (Đông Anh), bộ đội ta đã anh dũng chống lại diệt hơn một trung đội địch.

Ngoài ra còn một số trận đánh như: Bộ đội huyện Đông Anh quấy rối, địch vận các vị trí Bầu Noi, Kim Nỗ, Phương Trạch ; Bộ đội Đa Phúc chống càn ở Đông Tảo phá một xe, diệt một tên quan ba.

Qua hai đợt hoạt động, ta đạt được kết quả to lớn tiêu diệt 18 tháp canh hương dũng, giết 1200 tên địch, làm bị thương 151 tên, bắt 334 tên và

45 tên phản động, thu được 177 súng các loại. Chính quyền tỉnh đã đi sâu vào hoạt động công khai. Ba khu du kích đầu tiên đã được mở ra trong lòng địch hậu (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phú Yên). Cuộc tấn công vào vùng địch hậu Vĩnh Phúc đã chứng tỏ bước trưởng thành quan trọng của LLVT địa phương. Ta đã sử dụng toàn bộ lực lượng trên địa bàn rộng ở cả 3 tuyến chiếm đóng ở cả tuyến công sự vững chắc là La ri ê của địch. Về mặt tác chiến ta đã sử dụng nhiều hình thức như: phục kích, tập kích, giao thông, độn thổ, mai phục đánh trong và ngoài công sự…đạt hiệu quả cao. Trong trận này ngoài sự cố gắng của lực lượng địa phương, thì sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực (E176 và D426) trở thành chỗ dựa cho lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc hoạt động ở cả ba tuyến. Do đó, trong Đông Xuân 1951 – 1952 phong trào chiến tranh du kích Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ. Ta xây dựng được nhiều cơ sở vùng địch hậu. Lực lượng du kích trở nên đông đảo, riêng vùng địch hậu từ năm 1952 có 4725 du kích, 6035 dân quân [37.94] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huy thắng lợi mới giành được, ngày 22/2/1952 Hội nghị Tỉnh uỷ nhận định: Sau khi rút khỏi Hòa Bình địch cay cú sẽ quay trở lại càn quét vùng địch hậu nhằm chiếm lại những nơi chúng đã mất. Do đó, Thường vụ đề ra chủ trương: “tích cực củng cố giữ vững khu du kích đã giành được, sẵn sàng chống phá càn quét, phá công cuộc bình định của địch. Tập trung mọi khả năng, mọi lực lượng đẩy mạnh hoạt động xây dựng khu du kích ở nam Vĩnh Tường, tây bắc Yên Lạc”(Tỉnh đội Vĩnh Phúc “Báo cáo tổng kết”, số 160, ngày 5/4/1952).

Trong lúc ta đang triển khai lực lượng thì ngày 26/2 với trên 1000 quân từ Hà Nội lên, kết hợp với quân cơ động địa phương, thực dân Pháp mở chiến dịch Sibêri (Tây bá lợi Á) đánh phá các khu du kích ta ở miền Nam. Chúng tấn công vào Đông Đô, Tằng Mi (xã Nam Hồng), Do Nhân Thượng, Do Nhân Hạ (xã Kim Chung).

Với quyết tâm tiêu diệt địch, ngày 20/2/1952 tiểu đoàn 432, đại đội 482 chống càn tích cực ở Nam Hồng, diệt 80 tên địch nhưng ta bị tiêu hao nặng (C482 tiêu hao gần 1 trung đội).

Tại Bãi Sậy (Yên Lãng) nơi căn cứ của tỉnh trong vùng địch hậu địch tập trung lực lượng càn quét ác liệt. Ngày 1/3/1952 đại đội 480 bị địch đánh bật khỏi căn cứ.

Trong lúc ở các tỉnh phía bắc tỉnh, các đơn vị hoạt động có hiệu quả như diệt vị trí ở Vân Ổ, Đống Tâm uy hiếp bức rút địch khỏi vị trí Phúc Lập. Như vậy ở hướng này tiểu đoàn 8, hai đại đội 460, 465 đã hoàn thành nhiệm vụ của tỉnh đội giao cho.

Chiến dịch Sibêri vừa kết thúc, với ưu thế về quân số, vũ khí và phương tiện địch mở luôn chiến dịch “Thanh kiếm”(Sabre) từ ngày 3/3 đến 13/3/1952, càn vào Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên phá huỷ Bãi Sậy (Yên Lãng).

Trong hai ngày 3 và 4/3/1952 toàn bộ lực lượng địch càn vào Tuân Chính, Phú Đa (Vĩnh Tường) và Bình Xuyên, lực lượng ta tránh chủ lực địch đã nhanh chóng chuyển sang hoạt động ở bắc Yên Lạc. Tại đây ta diệt một số vị trí như Vân Ổ, Đồng Tâm, Phúc Lạp, Tứ Trưng.

Ngày 5 đến ngày 7/3 địch tập trung càn vào Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Đồng Tâm ta đã diệt hơn 300 tên. Trong thời gian này tiêu biểu có trận chống càn tại 4 xã Tam Phúc, Ngũ Kiên, Tứ Trung, Yên Đồng của du kích và bộ đội địa phương Vĩnh Phú (ngày 7/3/1952). Dựa vào công sự trận địa đã được xây dựng, nắm chắc hoạt động của địch. Kiên quyết dùng các loại vũ khí sẵn có, đánh địch phá càn, bảo vê an toàn làng xóm. Tập trung lực lượng trên hướng chủ yếu, hiệp đồng chặt chẽ và phát huy sức mạnh tổng hợp cả ba thứ quân để chặn đánh định. Kết quả trận chống càn là địch đã bị tiêu diệt và bắt sống sống 357 tên, chủ yếu là lính Âu Phi, bắt 135 tên bảo an, hương dũng, điệp ngầm, bọn phản động, thu 248 khẩu súng các loại. Trận

(chống càn) chiến đấu ngày 7/3/1952 của bộ đội và du kích 4 xã ghi thêm chiến công vào lịch sử chiến đấu và chiến thắng của lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lạc, tô thắm truyền thống quê hương.

Sau đó để bảo toàn lực lượng, ta rút lên Bình Xuyên địch đuổi theo vây ở Thanh Lãng, Phú Xuân, ta diệt thêm một trung đội Com-măng-đô ngày 8/3/1952. Tại đây C460 bị tiêu hao nặng phải rút theo tiểu đoàn 8 ra ngoài, còn C465 rút ra bãi Yên Lạc để rút về nam Vĩnh Tường. Trong các ngày 11,12,13/3/1952 địch tập trung toàn bộ lực lượng càn vào Bãi Sậy (Yên Lãng) huy động hàng ngàn phu phá Bãi Sậy, thả hàng trăm bom phá, bom cháy, hàng ngàn quả đại bác vào khu vực này. Được nhân dân che chở, lực lượng ta đã rút khỏi Bãi Sậy về căn cứ để củng cố.

Giữa lúc quân dân vĩnh Phúc đang tìm biện pháp để khôi phục cơ sở trong lòng địch thì ngày 30/6/1952, Liên Khu uỷ Việt Bắc chỉ thị cho Vĩnh Phúc tổ chức đợt hoạt động quân sự mùa hè. Đợt hoạt động hè bắt đầu từ 20/7 kết thúc vào cuối tháng 8 /1952 với hai nhiệm vụ chủ yếu.

Một là: Tác chiến để phục hồi cơ sở và khu du kích

Hai là: Tập huấn chính trị cho cán bộ chiến sĩ, kể cả dân quân du kích. Ngày 5/7/1952, Liên Khu uỷ D64 mở hội nghị quán triệt và thông quan kế hoạch cụ thể khi được Tỉnh đội giao cho là đơn vị chủ công.Với nhiệm vụ, vừa chiến đấu, vừa giúp bộ đội huyện và dân quân du kích xã tác chiến, xây dựng lực lượng.

Với tư tưởng và kế hoạch hoạt động hè như vậy đã tạo điều kiện phục hồi cơ sở ở các huyện Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc. Các khu du kích lần lượt được phục hồi, lực lượng vũ trang cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực giúp đỡ nên hoạt động có hiệu quả. Tiêu biểu như cuộc chống càn diễn ra ngày 23/8/1952 với trên 200 quân địch tại Thanh Thuỷ (Đa Phúc), bộ đội huyện cùng dân quân du kích đánh địch ở dưới mưa tầm tã, diệt một số địch trong đó có viên quan 3 chỉ huy buộc địch phải rút khỏi làng Thanh Thuỷ.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 66 - 78)