Chủ trương xây dựng LLVT của Đảng bộ Vĩnh Phúc:

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 59 - 62)

Trước những thay đổi của bối cảnh Vĩnh Phúc lúc này và tình hình thực dân Pháp ngày càng mở rộng phạm vi chiếm đóng, để đẩy mạnh việc

phối hợp chiến tranh du kích trên đại bàn nhằm làm thất bại âm mưu bình định của địch với vận động chiến của bọ đội chủ lực ở các chiến trường chính trong giai đoạn tổng phản công, Đảng bộ Vĩnh Phúc chủ trương tiếp tục xây dựng lực lượng mọi mặt.

Sau gần 4 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên mặt trận quân sự ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Song trước tình hình phát triển ngày càng cao của cuộc kháng chiến đòi hỏi LLVT phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trương của Trung ương nhằm tăng cường xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích, từ năm 1950, Đảng bộ Vĩnh Phúc chú trọng xây dựng LLVT.

Trước tiên, thực hiện đường lối vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng của Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng không ngừng được củng cố. Cơ sở Đảng trong DQDK cũng được tăng cường. Theo báo cáo của Tỉnh uỷ, đầu năm 1950, "cơ sở Đảng trong hàng ngũ du kích nói chung đã đông đảo và chắc mạnh". Tính ra cứ 100 du kích thì có 35 đồng chí đảng và trung bình một đồng chí phải lãnh đạo 3 đội viên quần chúng. Nhất là trong các đại đội tập trung hay bộ đội địa phương số đồng chí đảng trong đó lại càng đong. Có đơn vị số đồng chí đảng chiếm đến nửa tổng số đội viên như Lê Xoay (Vĩnh Tường) [6.95]. Mặc dù số lượng Đảng viên tăng nhưng chất lượng chưa được chú ý. Nhiều đảng viên trình độ nhận thức và khả năng tổ chức, lãnh đạo quần chúng còn thấp, có những đảng viên không nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng về cuộc kháng chiến. Trước thực tế như vậy, Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cuộc vận động: "đào tạo cán bộ, học tập lí luận" và thực hiện cuộc vận động "Phê bình và tự phê bình" trong Đảng. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Vĩnh Phúc năm 1950 đã mở 71 lớp huấn luyện cho gần 2000 cán bộ đảng viên. Thông qua

đợt học tập này, phần lớn cán bộ Đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, lập trường chính trị, tinh thần công tác.

Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã tiến hành Đại hội vào ngày 20/4/1951 tại thôn Đồng Giong (Lập Thạch). Đại hội đã thảo luận văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, thông qua nghi quyết về đẩy mạnh du kích chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, trang bị cho LLVT và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất.

Về công tác mặt trận, thực hiện Nghi quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, ngày 1/8/1951, Đại hội Mặt trận Liên Việt Vĩnh Phúc tiến hành tại thôn Thản Sơn (xã Chiến Thắng, nay là xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch). Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Tỉnh uỷ chỉ đạo Mặt trận đẩy mạnh hoạt động bầu cử Uỷ ban mặt trận tỉnh, chấn chỉnh uỷ ban mặt trận huyện và tổ chức các hội nghị cơ sở để phổ biến điều lệ và Cương lĩnh của mặt trận.

Thực hiện chủ trương của trung ương, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã chỉ đạo "thành lập tiểu đoàn chủ lực tỉnh, kiện toàn bộ độ huyện, gấp rút củng cố DQDK…"

Cùng với việc tổ chức, huấn luyện tác chiến, Đảng bộ tỉnh cũng chủ trương tổ chức nhiều đợt học tập, chỉnh huấn chính trị cho cán bộ chiến sĩ trong tỉnh, nhờ đó mà trình độ chính trị, tư tưởng không ngừng được nâng lên.

Tỉnh uỷ đã cử chi uỷ viên các cấp phụ trách công tác chính trị và công tác đảng viên. Nhiều Đảng viên được bổ sung cho LLVT. Trong năm 1950, Tỉnh đã mở được nhiều lớp học tập chính trị, huấn luyện về chiến, kĩ thuật đánh du kích và kỹ thuật sử dụng các loại vũ khí để bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ. Trên cơ sở đó LLVT địa phương được nâng cao thêm về nhận thức tư tưởng, hiểu rõ tình hình nhiệm vụ mới, sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong quan đội ta. Trình độ kỹ thuật và chiến thuật được nâng lên một bước.

Những chủ trương xây dựng LLVT trên của Đảng bộ Vĩnh Phúc là cho việc đẩy mạnh xây dựng, phát triển LLVT Vĩnh Phúc trong giai đoạn tiếp theo này, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 59 - 62)