Đường lối, chủ trương xây dựng LLVT của Đảng và Chính phủ.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 58 - 59)

Trước những chuyển biến quan trọng của tình hình thế giới và trong nước, với ý định tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi lớn về quân sự, đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Tháng 1/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng họp.

Nghị quyết của hội nghị vạch rõ: "Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch... gáp rút hoàn thiện nhiệm vụ chuẩn bị’’, giành thắng lợi lớn, chuyển

biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Để làm tròn nhiệm vụ trên, Hội nghị quyết định sự tăng cường lãnh đạo của Đảng, đồng thời nhiệm vụ quân sự là nhiệm vụ cần kíp. Hội nghị nêu rõ: "Một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực của địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân", "xây dựng bộ đội chủ lực hợp với khả năng và tình thế mới’’

Đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân, báo cáo quân sự của trung ương nhấn mạnh: “ Xây dựng một quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ, ngày càng chính quy hoá…”. Đồng thời phải chú trọng giáo dục tư tưởng trong nội bộ. Công tác huấn luyện cần được đề cao trong quân đội, chú trọng năng cao trình độ chiến thuật của cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh và quân đội.

Thắng lợi của chiến dịch Biên giới (9/1950) đã tạo ra tình thế mới, chuyển cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới phản công chiến lược. Trước tình hình mới, Đại hội đại biểu từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 họp và quyết định “Để giành thắng lợi hoàn toàn, để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, Đảng và Chính Phủ ta phải xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ, chân chính với 3 đặc điểm: Dân tộc, nhân dân và dân chủ". Đại hội nhấn mạnh tăng cường xây dựng bộ đội chính quy, củng cố bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích, xây dựng Đảng và công tác chính trị trong quân đội, tích cực đào tạo cán bộ, giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỉ luật nghiêm khắc và tự giác, rèn luyện kĩ, chiến thuật, đề cao việc học tập lí luận quân sự kết hợp với kinh nghiệm thực tế.

Đại hội lần thứ II của Đảng là đại hội kháng chiến. Với những chủ trương đường lối đề ra tại Đại hội này đã có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 58 - 59)