Song song với đánh chiếm, thực dân Pháp ráo riết thực hiện kế hoạch bình định, nhằm biến vùng tạm chiếm thành hậu phương an toàn của chúng. Bởi vậy ngay đâu năm 1950 địch đã thiết lập hàng trăm ban tề ở vùng nông thôn 2 tỉnh Vĩnh-Phúc Yên. Việc lập hệ thống các ban, địch đã gây cho ta nhiều khó khăn, nhất la việc xây dựng cơ sở chính trị ở các vùng có đông giáo dân. Sau khi lập được hệ thống nguỵ quyền tay sai, thực dân Pháp dùng làm công cụ để tiến hành bắt lính, lập ra lực lượng bảo an, hương dũng, xây dựng tháp canh, lô cốt để khống chế, kìm kẹp nhân dân, kiểm soát chặt chẽ với các tuyến đường và đầu mối giao thông quan trọng.
Trước tình hình phức tạp trên, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã triệu tập hội nghị cán bộ vào ngày 11/4/1950 tại Thản Sơn (Liễn Sơn, Lập Thạch): chủ trường kiên quyết đưa cán bộ, đảng viên, bám đất, xây dựng lại cơ sở chính trị, ổn định tư tưởng nhân dân và tổ chức đấu tranh chống những âm mưu và hành động mới của địch. Đến mùa hè năm 1950, cơ sở kháng chiến đã phục hồi ở 100 thôn; trong quý II ta đã phá 29 ban tề tiêu diệt 161 tên phản động, bắt 101 tên khác. Đến cuối năm 1950, tổng ban tề phá lên tới 150 và ta còn khám phá 43 ổ gián điệp, bắt sống 65 tên chỉ điểm.
Cuộc chiến đấu để phục hồi cơ sở vùng địch hâu thời gian này có đóng góp xứng đáng của công an.
Sau hội nghị Thản Sơn 11/4/1950, Ty công an Vĩnh Phúc tổ chức rút kinh nghiệm chiến dịch tổng phá tề; sau đó, lựa chọn một số cán bộ, chiến sĩ có năng lực thành lập các “Đội công an danh dự”, “Tổ phản gián”, “Đội hành động” để đưa vào vùng tạm chiếm hoạt động. Đồng thời Ty công an cũng lập bộ phận đại diện của ty tại địch hậu gọi là công an Nam Phần để chỉ huy toàn bộ lực lượng công an ở vùng tạm chiếm.
Lực lượng công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cấp trên giao. Bộ phận công an Nam Phần đóng ở địch hậu đã cung cấp nhiều tin tức có giá trị về địch cho tiểu đoàn Quân báo (D556), ban Quân báo các sư 308, 312 để các đơn vị này nghiên cứu chuẩn bị cho chiến dịch. Với thành tích như vậy, công an Nam Phần Vĩnh Phúc được Nha công an Trung ương tặng hai bằng khen.
Sau thất bại ở mặt trận trung du là một đòn nhục nhã làm cho Pháp choáng váng, cay cú và chúng nhận thấy không thể để mất vị trí quan trọng trên địa bàn chiến lược này. Khi đã chiếm lại các vị trí quan trọng, Chúng xúc tiến xây dựng lại bộ máy nguỵ quyền, các tháp canh, tái lập các ban tề, bảo an, hương dũng và trang bị súng đạn cho bọn phản động.
Chỉ tính đến tháng 6/1951, địch đã lập lại được 457 ban tề các loại, ráo riết kiểm soát các vùng chiếm đóng, đồng thời cố gắng xây dựng binh lực mạnh để đối phó với ta. Chúng ra sức phát triển những tổ chức phản động, dựa vào bọn Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt, Phục quốc…để phá hoại cơ sở kháng chiến của ta. Chỉ trong hai tháng 5 và 6/1951 chúng đã phá vỡ 8 cơ sở, trong đó có 3 cơ sở Bình Định (Yên Lạc), Vân Từ, Hải Bối (Đông Anh) bị tổn thất nặng nề. Địch còn sử dụng nhiều thủ đoạn lừa gạt, dụ dỗ, dùng tiền, hàng…làm lung lạc tinh thần của nhân dân ta.
Trước âm mưu của kẻ thù, Liên Khu uỷ Việt Bắc đã chỉ thị cho Đảng bộ Vĩnh Phúc nhanh chóng khuyếch trương thắng lợi của quân dân ta: “tiếp tục vận động quân và dân trong tỉnh tiến lên, đẩy mạnh hoạt động vũ trang,
tích cực chống càn, phá tề, trừ gian, phát triển lối đánh du kích, giữ vững cơ sở, xây dựng khu du kích để chiến đấu lau dài”.
Thực hiện chủ trương trên, ngay khi đang diễn ra chiến dịch Hòa Bình cuối năm 1951, các đại đội huyện tranh thủ đi sâu vào vùng địch chiếm, tổ chức võ trang tuyên truyền ở bắn Yên Lạc, Bình Xuyên, Yên Lãng, Đông Anh, bắt và trừng trị một số tên phản động quan trọng góp phần làm tê liệt một số ban tề của địch, phong trào du kích bước đầu phát triển một số nơi trước kia bị vỡ hoặc chưa xây dựng được.
Trong đợt 2, bộ đội các huyện và dân quân du kích các xã miền nam Vĩnh Phúc đã phân tán nhỏ, tranh thủ mọi điều kiện tiến sâu vào vùng địch hậu tổ chức võ trang tuyên truyền, tranh thủ vận động nhân dân, xây dựng cơ sở ở Bình Xuyên, Yên Lãng, Đa Phúc, Kim Anh…
Qua các đợt hoạt động từ 1951 cho đến tháng 2/1952, ta đạt được nhiều kết quả to lớ, bắt 334 tên và 45 tên phản động. Ta đã giải tán nhiều ban tề, chính quyền ta công khai hoạt động. Ba khu du kích đầu tiên được mở ra
Ngoài ba khu du kích, ta còn tranh thủ được nhiều cơ sở trong vùng địch hậu ở các huyện trên tuyến thứ hai. Đặc biệt ở nhiều nơi thuộc vùng công giáo ta đã có liên lạc mà trước kia chưa bao giờ ta đặt chân.
Sau chiến dịch Hoà Bình' thực dân Pháp tàn phá dữ dội cả về kinh tế và chính trị. Bên cạnh việc giết hại nhân dân nhiều vùng du kích của ta, chúng còn dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, mị dân, móc nối tề, ngụy trở lại, đề cao bù nhìn Bảo Đại,…để mê hoặc đầu độc nhân dân nhất là tầng lớp thanh niên để bắt phu, bắt lính.
Trước tình hình vậy, tỉnh uỷ chủ trương đã đặt trọng tâm vào đấu tranh chính trị, kinh tế và chủ yếu tránh sự khủng bố của địch.
Trong kế hoạch hè 1952, bước vào đợt 1 LLVT đã tổ chức tuyên truyền, bắt 11 tên phản động nguy hiểm, phục hồi nhiều cơ sở ở các huyện Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc. Các ban tề ngụy hầu hết bị giải tán, cán bộ,
đảng viên và du kích lưu vong lần lượt trở về bám đất, bám dân hoạt động. Các đại đội 460, 465 đã tiến hành luồn sâu vào địch hậu trừng trị bọn phản động, chỉ điểm, phục kích, biệt kích bọn lính sục sạo, giải tán trên 100 hương dũng ở Vĩnh Tường và Kim Anh… Các khu du kích dần được phục hồi. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành nhiều trận càn vào vùng địch hậu Vĩnh Phúc. Chúng đã dùng chính sách khủng bố điển hình rất man rợ song song với những thủ đoạn chính trị xảo quyệt, móc nối bọn tề ngụy cũ, bọn tay sai phản động để tìm diệt cán bộ, đảng viên, vây bắt thanh niên vào lính và dồn dân vào các trại tập trung để kìm kẹp. Theo sau bọn lính chiến là đội “Quân thứ hành chính” (( GAMO )) ra sức tuyên truyền, lừa bịp tề hoặc tham gia các tổ chức phản địch do địch lập ra.
Để chống càn thắng lợi, ngay từ trung tuần tháng 9/1953 Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã nhận định tình hình và chủ trương chống phá càn. Song song với tác chiến, bộ đội đảng viên trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban ngành đoàn thể và các huyện đã bám sát cơ sở lãnh đạo nhân dân đâu tranh chống lập tề, bắt lính, quyết tâm bám trụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đảm bảo đời sống.
Đặc biệt sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hoàn toàn bị tiêu diệt, trên địa bàn Vĩnh Phúc, tiểu đoàn khinh quân nguỵ (BVN) số 718 ra đi. Cuộc đâu tranh trên lĩnh vực chính trị càng được đẩy mạnh hơn nữa và thu được nhiều kết quả to lớn.
Từ trung tuần tháng 7 ban chỉ huy mặt trận Vĩnh Phúc quyết định bao vây các cứ điểm mạnh trên tuyến đột xuất như Toa Đen, Vọi…đồng thời kết hợp tác chiến với địch nguỵ vận làm tan rã hàng ngũ địch. Ta mở cuộc tấn công mới vào các vị trí tại Thượng Lạp (Vĩnh Tường) diệt bọn phản động ở Bá Cầu và giải phóng vùng Nhân Nghĩa, Lương Châu, Ái Liên, An Lão (Bình Xuyên).
Cũng trong dịp này Tỉnh uỷ phát động cuộc đấu tranh chính trị rộng rãi trong vùng địch hậu để hỗ trợ cho tác chiến. Bằng các hình thức gọi loa, giải truyền đơn…ta tuyên truyền tin chiến thắng, tin đấu tranh ngoại giao ở Giơnevơ và giải thích chính sách đối với tù hàng binh của chính phủ ta để thức tỉnh binh lính và bọn nguỵ quyền tay sai.
Như vậy từ những ngày tháng đen tối, mặc dù tứ bề kìm kẹp, càn quét, cướp phá. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc kiên quết đưa cán bộ, đảng viên, bộ đội luồn sâu trong lòng địch để bám đất, bám dân, xây dựng chỗ đứng chân đánh địch tại chỗ; đồng thời biến vùng kiểm soát của địch trở thành hậu phương cho cuộc kháng chiến toàn quốc.