Lực lượng vũ trang VĩnhPhúc tram gia kháng chiến chống Pháp a Hoạt động chiến đấu.

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 38 - 46)

a. Hoạt động chiến đấu.

Trong lúc tập trung vào công tác quân sự xây dựng và huấn luyện LLVT các cấp. Đảng bộ Vĩnh Phúc, Phúc Yên đồng thời chủ động chỉ đạo các mặt công tác kháng chiến khác theo tinh thần “toàn dân, toàn diện tự lực cánh sinh”. Những vấn đề được chỉ đạo gấp rút trong nửa đầu năm 1947 là: tiêu thổ kháng chiến, phòng gian bảo mật, tiếp đón đồng bào tản cư, di cư và đặc biệt là việc chuẩn bị trận địa cho cuộc phòng thủ Việt Bắc.

Để tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 6/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “phá hoại để kháng chiến”. Tháng 3/1947, Trung ương còn nói rõ thêm “ muốn đối phó với cơ giới vận động chiến của địch phải tích cực phá hoại đường xá, xây chướng ngại vật, làm kè ngăn sông, chống quân dù đổ bộ”[9.83]. Đối với Vĩnh Yên, Phúc Yên Trung ương và Bộ Quốc phòng nhắc nhở ‘ Phải tích cực chủ động lãnh đạo công tác tiêu thổ klháng chiến tốt hơn nữa mới đảm bảo cho viẹc dánh giặc được thắng lợi”.

Hưởng ứng lời kêu gọi và chỉ thị trên, nhân dân Vĩnh Yên. Phúc Yên đã chấp nhận sự hi sinh gian khổ để thực hiện tiêu thổ kháng chién phá đi nhiều công trình nhà cửa, đường sá, cầu cống, xây dựng chướng ngại vật để ngăn cản địch. Tính đến năm 1948, Tỉnh Vĩnh Yên đã phá toàn bộ thị trấn Tam Đảo gồm 145 biệt thự và phá 35 nhà hầm kiên cố, phá 40/45 cây cầu, đào xẻ 30 km đường, 18.850 hố, đắp ụ trên 40 km đê. Đến tháng 4/1948, tỉnh Phúc Yên đá phá 808 nhà tầng, 310 nhà loại hai tần, đào phá hầu hết các tuyến giao thông trong tỉnh và xây dựng hệ thống chướng ngại vật dọc sông Hồng và sông Cà Lồ để cản địch [1.157]

Công tác tiêu thổ kháng chiến của hai tỉnh đã góp phần quan trọng làm chậm bước tiến của địch và tạo cơ hội tốt để quân và dân ta tiêu diệt chúng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

Sau khi đánh chiếm Hà Nội và một số thành phố khác, thực dân Pháp luôn luôn tìm cách mở rộng phạm vi chiếm đóng, các vị trí lân cận , bắn phá sang Yên Lãng, Yên Lạc, Vĩnh Tường, dùng máy bay có ngày đến 12 lần oanh tạc một số nơi trong tỉnh. Chúng tập trung đánh phá vào những nơi nghi có cơ quan, kho tàng, đơn vị bộ đội đóng quân dọc quốc lộ 2, quốc lộ 3.

Ngày 2/3/1947, địch dùng 1 tiểu đoàn lính Âu- Phi từ Cầu Đuống lên càn quét các thôn Cổ Loa, Vạn Lộc…thuộc Đông Anh là huyện địa đầu của tỉnh Phúc Yên. Tại đây, một trung đội quyết tử quân (du kích tập trung) đã phối hợp với dân quân du kích địa phương chặn đánh quyết liệt. Trong trận đánh ta đã tiêu diệt và làm bị thương 30 tên địch buộc chúng phải rút về cầu Đuống. Trận thử sức đầu tiên trên đất Phúc Yên đã xuất hiện tấm gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí Tiếp, tổ trưởng một tổ quyết tử quân huyện Đông Anh được cục dân quân biểu dương và được tỉnh Phúc Yên cấp bằng khen.

Trận chống càn trên đất Phúc Yên thắng lợi, đã củng cố tinh thần chiến đấu của quân và dân trong tỉnh. Đây cũn là bước thử nghiệm ban đầu từ đó rút ra những kinh nghiệm về kĩ thuật và chiến thuật tác chiến, chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu quyết liệt hơn sau này.

Thu Đông năm 1947, thực hiện âm mưu quân sự tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Minh và triệt phá cơ quan đầu não kháng chiến của ta bằng cuộc tấn công quy mô lớn, thực dân Pháp đến tháng 10/1947 đã mở chiến dịch LEA phối hợp các binh chủng thuỷ lục không quân hình thành hai gọng kìm tiến quân lên Việt Bắc.

Chấp hành chỉ thị của Trung ương: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của địch, bảo vệ tốt căn cứ địa kháng chiến”. Tỉnh uỷ Vĩnh Yên, Phúc Yên cùng với các ban chỉ huy bộ đội chủ lực đóng trên địa bàn, đã phối hợp vạch kế hoạch tấn công địch khi chúng đi qua địa phận tỉnh. Thực hiện kế hoạch trên, LLVT địa phương đã phối hợp với bộ đội chủ lực bố trí lực lượng xây dựng các trận địa phục kích nhỏ, thực hiện lối đánh nghi binh, xây dựng trận địa lớn trên sông Lô.

Chiến sự diễn ra ác liệt trên nhiều địa điểm dọc sông Lô theo bước hành quân của “Gọng kìm sông Lô”.Trong đó lớn hơn cả là hai trận Khoan Bộ (Phương Khoan, Lập Thạch) và trận Chi Đám (Đoan Hùng). Tại bến Khoan Bộ, ngày 23/10/1947 pháo binh ta đã vùi xác một ca nô, 1 tàu chiến địch xuống đáy sông Lô với chiến thuật “Đặt gần, bắn thẳng”.

Ở Chi Đám (Đoan Hùng) quân ta đã bố trí sẵn một trận địa dài 5 km từ núi Đôn kéo dài đến nhà thờ Vân Cương dọc bờ sông Lô. Ngày 24/10/1947 trận chiến đấu diễn ra, hai tàu chiến địch bị bắn chìm tại chỗ, hai chiếc khác bị thương, 1 thuỷ phi cơ bị hạ và 350 tên địch bị tiêu diệt.

Chiến thắng Đoan Hùng trên sông Lô ngày 24/7/1947 của bộ đội chủ lực phối hợp với quân và dân Phú Thọ đã góp phần phá vỡ ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch trên hướng tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc. Gọng kìm sông Lô với cánh quân Com-muy-nan đã bị đánh tơi bời trên đất Phú Thọ, buộc địch phải co lại trên thị xã Tuyên Quang.

Sau đó Com-muy-nan ra lệnh cho quân lính bí mật rút khỏi đất Tuyên Quang bằng hai đường. Toán quân bộ từ Bình ca qua Sơn Dương, Thiện Kế

ra Vĩnh Yên bị quân du kích của ta chặn đánh tơi bời ở Sơn Dương, Đèo Khế và bị bắn tỉa suốt dọc đường.

Đánh giá ý nghĩa về những chiến thắng của ta thu - đông năm 1947 đồng chí Trường Chinh đã viết “những trận đánh vô cùng anh dũng của quân ta trên sông Lô và trên con đường Tuyên - Hà tuy chỉ tiêu diệt trên 1000 quân tinh nhuệ của địch nhưng đã khiến cho lính địch hoảng sợ, mất tinh thần, chẳng những nó đã làm sai kế hoạch của địch mà còn phá một phần lớn kế hoạch tấn công Việt Bắc. Giá trị của những trận sông Lô chính là ở đó”. (Báo sự thật ngày 19/12/1947).

Cùng với Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên cúng lập được những thành tích chiến đấu vang dội. Trong lúc Vĩnh – Phúc Yên đang chuẩn bị bước vào đợt huấn luyện thứ 2 thì địch tấn công Việt Bắc. Sau khi thất trận ở Việt Bắc địch cho quân qua địa phận Vĩnh - Phúc yên đón quân bại trận. Chúng đưa 3 cánh quân lên đây càn quét.

Được cấp trên phổ biến kế hoạch hành quân của địch, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh - Phúc Yên chủ động kế hoạch đánh địch. Trong tháng 11/1947, Nguyên Khê, Phù Lỗ, Làng Mầu, Làng Me… là những trận đánh điển hình

Sau chiến thắng Việt Bắc, Hội nghị mở rộng của Trung ương tháng 1- 1948 đã nhận định: "Chiến dịch Việt Bắc đã mang lại cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc một chuyển biến lớn. Nó đấy ta tiến sang giai đoạn cầm cự, giai đoạn thứ hai”.

Đối với tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, thực tiễn chiến đấu đã để lại nhiều bài học sâu sắc về xây dựng lực lượng và tổ chức chỉ đạo kháng chiến, bảo vệ quê hương khi địch càn quét tới.

Sau thất bại của giặc Pháp trong Thu đông 1947, cục diện chiến trường đã thay đổi, địch phải chuyển hướng chiến trường. Từ mở rộng phạm

vi chiếm đóng quay về củng cố chốt giữ những điểm xung yếu ở các đô thị và đồng bằng Bắc Bộ chuẩn bị lực lượng đánh chiếm nước ta.

Tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên tiếp giáp với Hà Nội, là cửa ngõ của căn cứ địa Việt Bắc nên có tầm quan trọng. Vì vậy, các Đảng bộ đã chỉ đạo quân và dân trong tỉnh tích cực chuẩn bị về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu mới.

Trước tình hình mới, thực hiện chỉ thị của Trung ương và khu uỷ, các Đảng bộ Vĩnh – Phúc Yên tiến hành đại hội trong năm 1948. Ngày 24/6/1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ Phúc Yên lần thứ II khai mạc. Về quân sự, đại hội nhấn mạnh: “Tích cực giúp đỡ các đại đội vệ quốc đoàn, chấn chỉnh tổ chức dân quân, xúc tiến củng cố các đại đội du kích bí mật, thành lập và thống nhất các đại đội võ trang tuyên truyền” [9.97].

Đại hội Đảng bộ, sau khi kiểm điểm công tác thời gian qua đều đề ra chủ tương công tác mới, trong đó có vấn đề củng cố LLVT, đẩy mạnh chiến tranh du kích, kiên quyết phá tan âm mưu mới của địch.

Trong hai tháng 11 và 12 năm 1948, quân và dân Vĩnh Yên đã đánh 16 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và làm bị thương 112 tên địch, bắn hỏng 1 ca nô, phá huỷ một sung máy, 1 súng móc chiếc 60 mm. Những trận đánh tiêu biểu là trận Sơn Đông (Lập Thạch), Bạch Hạc (Vĩnh Tường),

Ở Phúc Yên, Thu đông 1948, ta tổ chức chống càn thắng lợi ở Chu Phan – Yên Lãng, Hải Bối – Đông Anh, Cầu Đuống…diệt 87 tên địch, làm bị thương và bắt sống hơn 40 tên.

Sau những thất bại liên tiếp ở mặt trận Tây Bắc - Đông Bắc và Tây Nam Phú Thọ, tháng 4/1949, thực dân Pháp lại mở cuộc hành quân quy mô lớn mang tên Pô - môn gồm cả thuỷ lục không quân thọc sâu vào vùng tự do Phú Thọ. Để cản phá cuộc hành quân này của địch, Liên khu 10 quyết định mở chiến dịch sông Lô II. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.Với 800 quân ứng cứu bị tiêu diệt, cuộc hành quân Pô-môn của địch bị thất bại hoàn toàn.

Với chiến dịch sông Lô II, đây là lần đầu tiên ta sử dụng một lực lượng lớn, phối hợp cả ba thứ quân đánh vận dộng bằng nhiều chiến thuật linh hoạt. Quân và dân Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên cùng quân chủ lực đã lập công xuất sắc góp phần xứng đáng vào chiến công chung. LLVT Vĩnh Yên đã bảo vệ được vùng hậu phương kháng chiến của tỉnh.

Từ giữa năm 1949, cuộc kháng chiến của dân tộc ta nói chung và Vĩnh Yên, Phúc Yên nói riêng bước sang giai đoạn quyết liệt. Ta dần mạnh lên, địch ngày càng lún sâu vào thế bị động lung túng. Trước tình hình đó, buộc địch phải thay đổi kế hoạch tác chiến. Dựa vào viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp chủ trương tăng thêm viện binh, khoá chặt biên giới Việt - Trung, mở rộng đánh chiếm đồng bằng và trung du Bắc bộ.

Từ tháng 7/1949 đến tháng 5/195, quân Pháp mở liên tiếp 8 chiến dịch lớn đánh chiếm vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, trong đó có hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Ngày 13/7/1949, thực dân Pháp mở chiến dịch Bat – xtin đánh chiếm Bắc Ninh, Bắc Giang và cho một cánh quân có xe tăng yểm trợ đánh chiếm vùng nam Đông Anh, Đa Phúc, làm đầu cầu để đánh chiếm toàn bộ tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tư thế sẵn sang chiến đấu bảo vệ quê hương, ngay khi địch tấn công, các đơn vị bộ đội, dân quân du kích các xã thuộc Đông Anh, Đa Phúc, Phù Lỗ…đã anh dũng chiến đấu và bẻ gãy nhiều mũi tiến công của địch. Tiêu biểu là trung đội 3, đại đội Trần Quốc Tuấn (bộ đội tỉnh Phúc Yên) đã hai lần quyết chiến với địch tại Cổ Loa, diệt gần 100 tên địch và làm bị thương hơn 60 tên khác. Trong các trận tiếp theo, bộ đội Trần Quốc Tuấn cùng dân quân du kích các địa phương chặn đánh địch càn quét dọc theo quốc lộ 3, tiêu diệt 22 tên, làm bị thương 14 tên…

Những trận chiến đấu đầu tiên của quân dân Phúc Yên, Đa Phúc, Đông Anh, Phù Lỗ…đã gây cho địch nhiều thiệt hại nặng, nhưng chúng

quyết giữ những điểm đã chiếm được; đồng thời tăng quân chuẩn bị cho bước phiêu lưu mới.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình chiến sự đã diễn ra ở các tỉnh phía Bắc Hà Nội, Trung ương nhận định: “Căn cứ vào kế hoạch trung du của địch trên chiến trường Bắc bộ như Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ…rất có thể bị đánh nữa” [17.255].

Đúng như nhận định của Trung ương, sau khi được tăng viện, thực dân Pháp mở cuộc hành quân Ca-ni-gu ào ạt đánh chiếm hai tỉnh Vĩnh – Phúc Yên. Ngày 18/8/1949 bằng lực lượng lớn trên 3000 quân có máy bay và xe tăng yểm trợ, địch chia làm 3 mũi tiến công đánh chiếm địa bàn hai tỉnh. Với ưu thế về quân sự, địch tiến quân một cách nhanh chóng và chiếm được các vị trí then chốt như thị xã Phúc Yên, Hương Canh, thị xã Vĩnh Yên

Trước tình hình như vậy, Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh – Phúc Yên đã chỉ thị cho quân dân hai tỉnh tạp trung lực lượng kiên quyết chống lại địch.

Lực lượng của ta lúc này có trung đoàn sông Lô, gồm tiểu đoàn 696 và đại đội trợ chiến, đại đội công binh cùng với trung đoàn bộ binh đóng ở Thanh Vân, Đạo Tú, Bảo Chúc (Tam Dương). Nhưng tiểu đoàn 630 mới được điều từ Yên Bái về, năng lực cán bộ còn hạn chế chưa được huấn luyện nhiều, chỉ quen đánh du kích ở vùng rừng núi. Tiểu đoàn 696 gồm những đại đội độc lập ở Vĩnh Yên mới tập trung chưa được củng cố.

Để đảm bảo sức chiến đấu trên địa bàn Vĩnh - Phúc Yên ngày 25/8/1949 cấp trên tăng cường cho Vĩnh Yên 3 tiểu đoàn (510,550 và 29) sau đó rút 2 tiểu đoàn 630 và 696 về Phú Thọ củng cố. Ngay sau khi tập kết về Vĩnh Yên, 3 tiểu đoàn này đã nhanh tổ chức lực lượng, dung chiến thuật vận động chiến đánh hai trận lớn ở Hữu Thủ ngày 9/8/1949 và Cẩm Trạch ngày 31/8, khi địch mở những trận càn quét vào vùng này. Ta đã diệt 357 tên, làm bị thương 100 tên khác sau đó lực lượng của ta rút về Lập Thạch củng cố. Thắng lợi của 2 trận đánh này đã gây một tiếng vang lớn trong nhân

dân địa phương tạo được niềm tin vào bộ đội chủ lực. Đồng thời có tác dụng tốt đối với bộ đội địa phương của tỉnh và dân quân du kích các xã. Phối hợp với bộ đội chủ lực các đơn vị bộ đội địa phương và các đội du kích đã tổ chức chiến đấu liên tiếp với địch, làm cho chúng gặp nhiều khó khăn.

Bằng lối đánh phục kích địa lôi của đại đội Phạm Hồng Thái ở xã Hoàng Xá huyện Vĩnh Tường ta đã tiêu diệt 31 tên địch trên quốc lộ 2. Tại thôn Quất Lưu (Bình Xuyên) bằng 20 trái mìn nổ liên tiếp, làm bị thương 10 tên và tiêu diệt 23 tên. Đặc biệt trận đánh mìn của thiếu niên xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch) tiêu diệt 3 tên lính Âu Phi. Lực lượng bộ đội địa phương cũng chiến đấu vô cùng anh dũng. Đại đội Lê Xoay (Vĩnh Tường)chặn đánh địch ở Thổ Tang, Đại Đồng, Cao Đại, Tuân Chính, Đội Cấn liên tiếp trong một tuần tiêu diệt nhiều tên xâm lược. Tại Đa Phúc đội du kích Lạc Long chiến đấu liên tục trong 3 tháng không cho địch vào làng cướp phá. Đại đội Trần Quốc Tuấn, Đại đội Quang Trung cùng với du kích các xã Lệ Pháp, Hương Gia, Chi Đông, Xuân Phương đã chiến đáu bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch.

Chỉ tính riêng trong thời gian ngắn từ 13/7/1949 đến ngày 5/9/1949, trong 52 ngày đầu chiến đấu quân và dân Phúc Yên đã đánh 138 trận tiêu diệt và làm bị thương 2 tiểu đoàn địch. Từ 18/8/1949 đến cuối tháng 10/1949 quân và dân Vĩnh Yên đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 600 tên, thu nhiều vũ khí và đồ dung quân sự. Trải qua chiến đấu, nhiều tập thể chiến đấu gan dạ, kiên cường, anh dũng đã xuất hiện như tiểu đoàn 29, 455, 510 bộ đội chủ lực; các đại đội Trần Quốc Tuấn, Lê Xoay (bộ đội địa phương); các đội du kích Minh Đức, Phù Lỗ và rất nhiều gương chiến đấu tiêu biểu khác, là biểu tượng khí phách quật cường của dân tộc ta. Có được kết quả ấy là do các

Một phần của tài liệu luận văn LLVT Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); (Trang 38 - 46)