Đôi nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ảnh hởng đến đạo đức ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Giang hiện nay

Một phần của tài liệu xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 41 - 46)

hởng đến đạo đức ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Giang hiện nay

Bắc Giang là tỉnh miền núi hoàn toàn nằm trong phần nội địa thuộc vùng Đông Bắc nớc ta. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Giang là 3.828,5km2. Địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi trung bình và núi cao, các huyện phía nam có đồng bằng xen kẽ với đồi thấp. Bắc Giang có 09 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có 01 huyện vùng cao, 06 huyện miền núi và 02 huyện có xã miền núi), gồm 227 xã, phờng, thị trấn (bao gồm 206 xã, 07 phờng và 14 thị trấn), trong đó có 167 xã miền núi, 44 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh tính đến hết tháng 10 năm 2004 là 1.564.000

ngời. Bắc Giang gồm 26 dân tộc trong đó có 08 dân tộc chính là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao lan, Sán chí, Sán dìu và Hoa. Mật độ dân số trung bình là 408 ngời/km2. Dân c phân bố không đều, nơi cao nhất là 3024 ngời / km2, nơi thấp nhất là 72 ngời / km2. Dân c chủ yếu sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 91 % dân số cả tỉnh.

Bắc Giang là một miền quê có truyền thống văn hiến lâu đời. Chính những truyền thống dân tộc tốt đẹp đã có ý nghĩa tích cực là cơ sở cho việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cách mạng của ngời Bắc Giang nói chung và của cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng:

Thứ nhất, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo xây dựng quê hơng, đất nớc.

Ngày nay, tầng canh tác trên đồng ruộng, sờn đồi là tầng đất thuộc, t- ơng đối bằng phẳng, đó là thành quả bao đời ông cha ta đấu tranh cải tạo tự nhiên, biến đổi những khoảnh đồi, rừng thành những cánh đồng cấy lúa, trồng khoai, cây dợc liệu, vải thiều nổi tiếng. Không chỉ giỏi trồng trọt, ngời Bắc Giang còn khéo tay nghề, rất năng động và thạo buôn bán. Sản phẩm thủ công nghiệp các làng Thổ Hà, Vạn Vân ngợc xuôi sông Cầu cung cấp cho cả vùng đồng bằng sông Hồng. Song, kiên cờng và bền bỉ nhất là công cuộc chống lũ lụt, hạn hán để bảo vệ mùa màng, đời sống và an ninh quốc gia của ngời dân Bắc Giang. Tuyến đê sông Nh Nguyệt, sông Thơng, sông Lục Nam trên địa bàn tỉnh đó là những công trình thuỷ lợi khổng lồ, biểu dơng ý chí và nghị lực của hàng triệu ngời nông dân đời này qua đời khác, gánh đất đắp đê phòng lụt và đại phá quân thù. Hiện nay, chúng ta tiếp tục sự nghiệp đó với việc hoàn thiện hệ thống thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mơng, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, không chỉ đảm bảo đủ ăn mà còn tăng nhanh sản phẩm - hàng hoá, xuất khẩu, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ hai, truyền thống yêu quê hơng, đất nớc, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Kể từ khi Thục Phán sáng lập nớc Âu Lạc, kế tục nớc Văn Lang của các vua Hùng, Bắc Giang đã xuất hiện trên bản đồ đất nớc. Trải qua các biến cố và thăng trầm của lịch sử, con ngời trên mảnh đất này đã thể hiện phẩm chất tài hoa, thông minh, khiêm nhờng và anh dũng. Sử xanh bia đá còn ghi truyền những văn nhân, võ tớng Bắc Giang có công phò vua dựng nớc. Là một trong "tứ trấn" trọng yếu của đất nớc, miền đất này là nơi ngăn chặn, là chiến

trờng của các cuộc chiến đấu của quân và dân nớc ta chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phơng Bắc. Các địa danh: phòng tuyến sông Nh Nguyệt của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên Mông; Cầu Trạm, Xơng Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh, đã chôn vùi mộng xâm lăng của các đội quân xâm lợc, mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc.

Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lợc nớc ta. Nớc mất, nhng nhân dân Bắc Giang không đầu hàng địch. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra mà điển hình nhất, tập trung nhất là của ngời anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế kéo dài ngót 30 năm. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Thế, phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Giang chống quân xâm lợc Pháp lúc âm ỉ, có lúc bùng lên tập hợp xung quanh tổ chức Việt Nam dân quốc của Nguyễn Khắc Nhu rồi Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Cùng lúc này, ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin do đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền về đã xuyên qua những lớp mây mù rọi tới Bắc Giang. Tại thị xã Bắc Giang, năm 1928 chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã ra đời và tiếp đó là sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên (7 / 1929). Đến những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, ở Bắc Giang khu an toàn (ATK) của Trung ơng Đảng trên đất Hiệp Hoà, Phú Bình, Phổ Yên đã đợc thành lập, là trung tâm phong trào cách mạng của tỉnh, là sự tin tởng của Trung ơng Đảng đối với Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang. Trong cách mạng tháng Tám, Bắc Giang là tỉnh có đơn vị hành chính cấp xã giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất cả nớc (12 / 3/ 1945), góp phần đập tan ách thống trị của thực dân Pháp, chấm dứt chế độ phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập - tự do cho Tổ quốc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bắc Giang đều góp phần tích cực vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong thời kỳ vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chi viện cho miền Nam, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, nhân dân Bắc Giang đã lập đợc nhiều chiến công và thành tích to lớn. Đã có trên 235.000 ngời vào bộ đội, 27.344 liệt sĩ, 11.213 thơng binh, 21 anh hùng lực lợng vũ trang, 312 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tỉnh đợc Nhà nớc tuyên dơng anh hùng lực lợng vũ trang. Bớc vào thời kỳ đổi mới, truyền thống yêu quê hơng, đất n- ớc, anh hùng cách mạng của nhân dân các dân tộc Bắc Giang lại tiếp tục đợc phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh và là điểm tựa vững chắc để chiến thắng

nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng quê hơng giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Thứ ba, truyền thống đoàn kết, gắn bó, sống nhân nghĩa thuỷ chung, tinh thần phong phú.

Bắc Giang là một trong những tỉnh có ngời Việt cổ sớm sinh sống. Nằm trong vùng châu thổ Bắc Bộ, từ xa xa ở Bắc Giang đã phổ biến truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ phản ánh ý thức quốc gia và tình đoàn kết gắn bó, nhân nghĩa thuỷ chung trong cộng đồng. Ngời Kinh cũng nh ngời dân tộc thiểu số ở Bắc Giang sống tụ c thành các cộng đồng làng bản ven sông, ven đồi, lấy gia đình làm đơn vị cơ bản để tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội. Do phải thờng xuyên chống chọi với thiên tai, địch hoạ, vì thế nhân dân Bắc Giang luôn luôn đoàn kết, gắn bó một lòng trong cộng đồng để vợt qua mọi thử thách, đợc lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc ghi nhận nh một địa danh anh hùng luôn gắn với những chiến công oanh liệt.

Không chỉ đoàn kết, gắn bó thuỷ chung trong lao động, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ngời dân Bắc Giang còn luôn luôn đoàn kết, gắn bó trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Bắc Giang là địa danh có nhiều lễ hội dân gian gắn liền với tục cầu ma, cầu mùa màng tơi tốt, cầu cuộc sống bình yên. Trong lễ hội, cá nhân và cộng đồng, địa phơng và khu vực hoà nhập vào nhau, vừa thế tục, vừa thiêng liêng, góp phần gắn kết cộng đồng làng xã tơi vui, lành mạnh. Làng quê Bắc Giang còn có tục kết chạ - một liên làng đặc biệt. Đây là một tục đẹp, liên kết các làng cùng nhau chia sẻ niềm vui, giao lu văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. ở các làng quê thờng có đình, đền, chùa, là nơi sinh hoạt cộng đồng thôn xóm để bàn luận việc nớc, việc làng và để tiến hành lễ hội. Tuy nhiều đình, chùa, đền miếu, nhng con ng- ời Bắc Giang không mang tính thần bí mà đậm đà tính nhân văn thấm sâu trong từng câu ví, điệu chèo, trong các hình tợng điêu khắc…Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp đó đã và đang tạo ra sức đề kháng mạnh mẽ góp phần đẩy lùi lối sống vị kỷ, tha hoá do tác động tiêu cực của KTTT, góp phần giáo dục nhân cách con ngời XHCN.

Thứ t, truyền thống hiếu học, tôn s trọng đạo, ý chí vợt khó thành tài.

Bắc Giang là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, nơi đây đã sản sinh ra nhiều ngời con u tú cho đất nớc. Trong 845 năm Hán học, cả tỉnh đã có 66 ngời thi đỗ từ Tiến sĩ đến Thám Hoa, Bảng nhãn, Trạng nguyên. Tên tuổi của

họ đợc lu danh trên bia Văn Miếu Quốc tử Giám Hà Nội và các văn bia trong tỉnh. Có làng nh làng Yên Ninh huyện Việt Yên có 10 ngời đỗ Tiến sĩ, trong đó gia đình họ Thân gồm cha con, ông cháu trớc sau có tới 4 ngời đỗ đại khoa và làm quan cùng triều. Những danh sĩ nổi tiếng của Bắc Giang phải kể đến: Thời Trần có Đào S Tích, ngời làng Song Khê huyện Yên Dũng, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Dần (1374) đời Trần Duệ Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển. Vào thời Lê sơ (thế kỷ XV), nhân sĩ nổi tiếng bậc nhất cả nớc đợc vua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài đức và đợc ngời đơng thời gọi là bậc "danh nho trùm đời" là Thân Nhân Trung ngời làng Yên Ninh. Đỗ Tiến sĩ, là đại quan triều đình, là phó nguyên soái của Hội Tao Đàn (Lê Thánh Tông là nguyên soái), Thân Nhân Trung đã cùng với một số đại thần khác biên soạn bộ

Thiên Nam d hạ tập (trăm cuốn) và ông cũng chính là ngời đa ra t tởng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nớc mạnh mẽ, nguyên khí suy thì thế nớc yếu kém". Câu này đợc khắc trên tấm bia thứ nhất về khoa thi tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442) dựng năm 1484 tại Văn Miếu. Vào thời nhà Mạc, có trạng nguyên Giáp Hải, ngời làng Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang, một danh sĩ nổi tiếng bậc nhất đơng thời. Ông giúp nhà Mạc, làm quan đến chức Lục bộ thợng th, tớc sách quận công. Có sách Tuy bang tập về bang giao và sáng tác thơ văn. Vào thời Lê Trung Hng có Trần Đăng Tuyển, ngời làng Hoàng Mai huyện Yên Dũng đỗ tiến sĩ và làm quan tể tớng. Ngoài những danh sĩ nổi tiếng trên đây, Bắc Giang còn có nhiều vị Thám hoa, Tiến sĩ tham dự đi sứ và làm đến thợng th… Đó là những ngời con u tú của Bắc Giang, đã góp phần làm dạng danh quê hơng, đất nớc. Những tấm gơng đó đã và đang khích lệ tuổi trẻ Bắc Giang phấn đấu học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh những đỉnh cao về văn hoá và khoa học nhằm góp phần xây dựng quê hơng giàu mạnh.

Những tấm gơng, những truyền thống tốt đẹp trên là tài sản quý giá về văn hoá tinh thần, truyền thống đạo đức, về những tính cách và phẩm giá con ngời Bắc Giang. Những truyền thống đó làm cơ sở cho việc nhận thức và xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và nhân dân trong tỉnh. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải biết kế thừa, vận dụng và phát huy những truyền thống đó trong điều kiện KTTT định hớng XHCN, mà lại là KTTT phát triển ở một tỉnh miền núi thuần nông đang trên đà chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Cũng nh các địa phơng khác trên cả nớc, từ năm 1986 ở Bắc Giang dới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, đờng lối đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT theo định hớng XHCN đã đợc quán triệt và thực hiện. Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt đợc nhất là sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì nền KTTT cũng đã tác động mạnh mẽ vừa tích cực, vừa tiêu cực đến đạo đức của ngời cán bộ, đảng viên trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Một phần của tài liệu xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 41 - 46)