Đổi mới chính sách cán bộ miền núi, tăng cờng khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh tạo môi trờng thuận lợi cho việc xây dựng đạo

Một phần của tài liệu xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 77 - 80)

kết các dân tộc trong tỉnh tạo môi trờng thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức cách mạng đối với ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Chính sách cán bộ là sự cụ thể hoá đờng lối tổ chức của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Có chính sách cán bộ đúng và tổ chức thực hiện tốt sẽ là một động lực phát huy nỗ lực của cán bộ, đem tài năng cống hiến cho sự nghiệp chung. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua mặc dù Đảng và Nhà nớc đã nhiều lần cải biến chế độ chính sách cho cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng, song là một tỉnh miền núi, đời sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập nhất là đối với các cán bộ cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, cha tạo đợc động lực để tập hợp, thu hút nhân tài cũng nh sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ, không những thế nó còn là cơ sở làm nảy sinh những hiện tợng suy thoái đạo đức. Đổi mới chính sách cán bộ nói chung và cán bộ miền núi nói riêng cần phải quán triệt các quan điểm sau:

+ Chính sách đổi mới cán bộ cơ sở xã, phờng, thị trấn phải phù hợp với vị trí vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ này. Họ phải chịu trách nhiệm trớc Đảng, trớc nhân dân về những quyết định của mình đối với tình hình kinh tế - xã hội ở địa phơng trong khi mức phụ cấp cha tơng xứng nhất là những ngời cán bộ đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít ngời, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ phải đợc quan tâm hơn, nhất là đối với cán bộ là ngời dân tộc, cán bộ nữ, cán bộ công tác lâu năm ở miền núi và vùng cao.

+ Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở phải quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ơng 7 khoá VIII: "Tiền lơng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc, trả lơng đúng cho ngời lao động là thực hiện đầu t cho phát triển, góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác. Bảo đảm giá trị đích thực của tiền lơng và từng bớc cải thiện theo sự phát triển của kinh tế - xã hội" [18, tr.42-43].

+ Chính sách cán bộ cơ sở phải gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dỡng cán bộ là ngời dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc. Hội nghị Trung ơng lần thứ 7 khoá IX đã khẳng định: "Trong những năm trớc mắt cần tăng cờng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt để công tác vùng dân tộc, nhất là địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng, coi trọng việc bồi dỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là nguồn bổ sung cho cán bộ cơ sở, nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm vào các cơ

chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác vùng dân tộc và miền núi, nhất là cán bộ công tác lâu năm ở miền núi và vùng cao" [21, tr.41].

+ Chính sách cán bộ phải gắn với việc tinh giảm, sắp xếp bộ máy cán bộ cơ sở gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và có một số chính sách cụ thể đối với cán bộ cơ sở ở các xã miền núi nh chế độ sinh hoạt phí (lơng) phải gắn với chức năng, nhiệm vụ theo vị trí, quy mô mỗi xã và có khoản phụ cấp đặc biệt cho cán bộ công tác ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cán bộ là ngời dân tộc, gắn họ với công việc, hiệu quả công tác và trách nhiệm. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích cán bộ miền núi, cán bộ dân tộc, cán bộ vùng khác lên công tác ở miền núi và đợc đi học tập nâng cao trình độ về mọi mặt phục vụ công tác tại các xã miền núi. Từ đó, nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho ngời cán bộ miền núi, tạo điều kiện để họ có điều kiện tiến kịp các huyện, các tỉnh miền xuôi.

* Tăng cờng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh

Tăng cờng khối đại đoàn kết toàn dân các dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị của đất nớc, là nền tảng quan trọng để xây dựng đạo đức cách mạng cho ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Mục tiêu của việc tăng cờng khối đại đoàn kết toàn dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nớc. Vì vậy, để tăng cờng khối đại đoàn kết toàn dân các dân tộc ở tỉnh Bắc Giang hiện nay yêu cầu phải thực hiện nhiều quan điểm khoa học, đồng bộ, song có hai quan điểm đợc xem là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức cách mạng cho ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đó là:

Thứ nhất: Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền nhà nớc trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Không ngừng hoàn thiện cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhà nớc phải có cơ chế phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, phản ánh trung thực tâm t, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời động viên nhân dân tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến về các chủ trơng, chính sách và tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền địa phơng và cả cán bộ, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền trong

sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Có nh vậy, phơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra mới trở thành hiện thực. Qua đó loại trừ lối dân chủ hình thức, hoặc lợi dụng dân chủ để mu cầu lợi ích cá nhân.

Thứ hai: Nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cờng công tác chính trị t tởng, nâng cao trách nhiệm công dân xây dựng đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nớc.

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tập trung hớng hoạt động nhiều hơn về cơ sở, đến từng hộ dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; vận động giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo, vơn lên làm giàu chính đáng, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc đến từng cơ sở. Đi sâu, đi sát để nắm bắt tâm t, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đồng thời vừa làm tốt chức năng tuyên truyền giáo dục, quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đó chính là điều kiện, tiền đề tốt, là môi trờng thuận lợi để xây dựng và nâng cao đạo đức cách mạng cho ngời cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền phong phú có chất lợng, mở rộng nâng cao chất luợng giáo dục truyền thống yêu nớc, trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ và nhân dân, giáo dục ý thức chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện tốt các cuộc vận động về từng lĩnh vực cụ thể và lĩnh vực chung nh thi đua làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới, đẩy lùi các hiện tợng tiêu cực, các tệ nạn xã hội ở từng địa bàn cơ sở.

Một phần của tài liệu xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 77 - 80)