Môi trờng pháp lý

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 44)

1. Nhật Bản 445,58 02 127,4 4.102 2 Hàn Quốc55,414747,

2.2.5. Môi trờng pháp lý

Trong suốt thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1993, Nhà nớc thực hiện độc quyền về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về bảo hiểm. Do hoạt động trong điều kiện bao cấp nên vai trò của bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế. Thực hiện chủ trơng phát triển nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trờng bảo hiểm Việt Nam nói chung, thị trờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng.

Mục tiêu quan trọng của Nhà nớc khi ban hành Nghị định 100/CP năm 1993 đó là: Tạo ra một thị trờng bảo hiểm thực sự ở Việt Nam, xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt, tách chức năng quản lý nhà nớc với chức năng kinh doanh, phù hợp với chủ trơng chung là phát triển kinh tế Việt Nam theo hớng thị trờng, đáp ứng các nhu cầu về bảo hiểm phát sinh, đặc biệt khi xóa bỏ cơ chế bao cấp của Nhà nớc.

Xuất phát từ các mục tiêu trên, hai nội dung quan trọng của Nghị định 100/CP năm 1993 cần đợc nhắc tới, đó là: Thứ nhất, cho phép thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm khác đợc kinh doanh trên thị trờng bên cạnh Bảo Việt; và thứ hai, Bộ Tài chính là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã thành lập Phòng quản lý nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm, trực thuộc Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính với các chức năng:

- Quản lý Nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm - Quản lý tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm - Chủ quản các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nớc

Sau khi ban hành Nghị định 100/CP, tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho sự hình thành và phát triển của thị trờng bảo hiểm, nhận thức rõ tầm quan trọng

của việc duy trì thị trờng phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục hoàn thiện môi trờng pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngày 9/12/2000 Luật kinh doanh bảo hiểm đã đợc Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.

Trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, ngày 1/8/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, và ngày 28/8/2001 Bộ Tài chính ban hành Thông t 72/2001/TT-BTC về hớng dẫn thực hiện Nghị định 43/2001/NĐ- CP.

Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thị trờng bảo hiểm Việt Nam cần đợc kể tới đó là năm 2003, khi Thủ tớng Chính phủ ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chiến lợc phát triển thị trờng bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" với các mục tiêu: “Phát triển thị trờng bảo hiểm toàn diện, an toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân c, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân đợc thụ hởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nớc và nớc ngoài cho đầu t phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”.

Nhìn chung cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã đợc hình thành tơng đối hoàn chỉnh, từng bớc đi vào cuộc sống và phát huy đợc những tác dụng tích cực của nó. Hệ thống các văn bản pháp quy này đáp ứng đợc yêu cầu phát triển thị trờng bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trờng bảo hiểm phát triển an toàn hiệu quả. Đồng thời, công tác quản lý nhà nớc cũng đợc đổi mới theo hớng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện thực thi pháp luật. Việc giám sát của Nhà nớc dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngời tham gia bảo hiểm. Năng lực tổ chức, cán bộ và bộ máy cơ quan quản lý nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm đã đợc củng cố, nâng cao, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài và lành mạnh của thị trờng.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w