0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 50 -56 )

Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm 2001- 2005, chủ yếu là mặt hàng tôm và cá các loại. Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì tôm đông lạnh và cá các loại là hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Mỹ, đứng thứ ba là các sản phẩm mực và bạch tuộc

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (2001 - 2005)

Đơn vị: Khối lượng:nghìn tấn; Kim ngạch: triệu USD

Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 KL KN KL KN KL KN KL KN KL KN Tôm 29.315 339,01 6 45.081 467,33 52.439 513,27 36.687 392,48 41.443 434,08 25.353 98,191 38.943 144,97 55.390 209,62 42.619 141,42 38.942 126,16 Hàng khô 130 0,690 79 0,30 140 0,41 775 2,95 647 2,4

Mực + Bạch tuộc 13.403 3,335 1.396 3,34 1.691 3,84 1,553 3,90 1.957 5,5 Cua và ghẹ 1.648 15,1 1.711 17,01 2.316 23,39 3.235 33,6 3.844 49,63 Hải sản khác 1.082 32,7 10.685 22,7 11.496 31,7 4.899 18,47 4.851 16,2 Tổng cộng 70.931 489,03 5 98.665 655,65 123.47 2 782,23 89.768 592,82 91.684 633,98

Nguồn: Hiệp hội chế biến và XKTS (năm 2001-2005).

Tôm: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng KNXK hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2001-2005. Năm 2005, Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai trong các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, sau Thái Lan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm sú. Mặt hàng tôm sú xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành thủy sản Việt Nam vì hầu hết các trại nuôi tôm của Việt Nam có quy mô nhỏ nên giá thành tôm nuôi không cao, bình quân khoảng 50.000 VNĐ/1kg tôm sú. Chất lượng tôm Việt Nam tốt, tôm có thịt chắc, vị ngọt hơn và màu sắc đẹp hơn sản phẩm của các nước nên giá bán tôm xuất khẩu của ta thường tương đương hoặc cao hơn giá bán tôm của các nước có xuất khẩu tôm lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong thời gian vừa qua, sản phẩm tôm sú của Việt Nam đã khẳng định được vị thế vượt trội của mình trước những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan, Trung Quốc, chiếm được vị trí quan trọng trên thị trường Mỹ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thủy sản, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa ngành tôm nếu các trại nuôi tôm nhỏ liên kết với nhau thành những trại nuôi tôm lớn, giá thành vẫn duy trì ở mức thấp nhưng việc quản lý chất lượng cũng như bảo vệ môi trường sẽ thuận lợi hơn.

Tôm đông lạnh chế biến và tôm bóc vỏ đông lạnh là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Tôm bóc vỏ đông lạnh là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất trong

các loại tôm. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu được 103,79 triệu USD. Năm 2001: 161,67 triệu USD, năm 2002: 218,4 triệu USD, năm 2003: 269,1 triệu USD. Năm 2004, KNXK tôm bóc vỏ đông lạnh là 156,1 triệu USD (sản lượng 10.554 tấn). Năm 2005, KNXK tôm bóc vỏ đông lạnh sang Mỹ đạt 202,92 triệu USD (sản lượng là 19.622 tấn) tăng 30% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 46,74% trong tổng lượng tôm xuất khẩu. Tôm đông lạnh chế biến đứng ở vị trí thứ hai sau tôm bóc vỏ đông lạnh. Năm 2004, tôm đông lạnh có KNXK là 106,48 triệu USD. Năm 2005, KNXK của sản phẩm này là 89,4 triệu USD giảm 16,1% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng kim ngạch tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Ngoài hai sản phẩm tôm trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Mỹ mặt hàng tôm còn vỏ đông lạnh các cỡ từ < 15 cho đến >70 trong đó cỡ < 15 được xuất khẩu nhiều nhất. Năm 2000, KNXK tôm còn vỏ đông lạnh cỡ < 15 là 30,34 triệu USD. Năm 2005, số liệu này là 69,22 triệu USD tăng 128% so với năm 2000 và chiếm 15,6% trong tổng lượng tôm xuất khẩu. Hầu hết các sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều có giá cao hơn các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc. Với việc tôm đông lạnh phải chịu thuế chống bán phá giá và giá nhân công chế biến ở Mỹ ngày càng đắt, nhu cầu nhập khẩu tôm bao bột, tẩm bột… của thị trường Mỹ những năm qua đã tăng nhanh. Do vậy Việt Nam có thể tăng xuất khẩu tôm tẩm bột, bao bột, phun bột và tôm đóng hộp vào thị trường Mỹ. KNXK tôm bao bột của Việt Nam sang Mỹ trong những năm qua tăng khá nhanh. Năm 2004, giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Mỹ là 1,84 triệu USD, năm 2005 tăng lên 4,54 triệu USD. Tôm bao bột Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chưa nhiều nhưng đã được nhiều người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Giá tôm bao bột xuất khẩu vào Mỹ năm 2002 là 5,5 USD/1kg, đến năm 2005, giá 1 kg đã đạt 7,64 USD. Với những đặc điểm ưu việt riêng, sản phẩm tôm bao bột Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt tại thị trường Mỹ trong các năm tới. Tuy nhiên, mức độ cạnh

tranh mặt hàng tôm bao bột trên thị trường Mỹ thời gian tới sẽ ngày càng gay gắt hơn. Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu về mặt hàng tôm bao bột trên thị trường Mỹ vì các doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh ở mức rất cao nên chắc chắn sẽ tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm tôm bao bột và các loại tôm chế biến khác.

Cá: là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.

KNXK các sản phẩm cá ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2001: 98,19 triệu USD, năm 2002: 144,97 triệu USD, năm 2003: 209,62 triệu USD. năm 2004 là 141,42 triệu USD giảm 32,5% so với năm 2003. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 38.942 tấn cá các loại với KNXK đạt 126,16 triệu USD giảm 11% so với năm 2004. KNXK các năm 2004, 2005 của các sản phẩm cá giảm đáng kể như vậy là do KNXK cá tra, cá basa chiếm đến 70- 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Khi bị ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của CFA, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm chung của KNXK các sản phẩm cá của Việt Nam sang Mỹ.

Trong số mặt hàng cá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì cá tra, cá basa phi lê đông lạnh và cá ngừ tươi là những loại cá có số lượng và KNXK cao nhất trong những năm vừa qua.

Thực tế cho thấy các sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn cá nheo Mỹ do chi phí nhân công của Việt Nam thấp hơn Mỹ. Điều này cho phép các nhà sản xuất Việt Nam bán cá ba sa với giá trung bình năm 2004 là 1,01USD/pao so với 2,23 USD/ pao cá nheo Mỹ [28, tr. 11]. Chất lượng cá tra, cá ba sa Việt Nam cũng được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng hơn cá nheo của Mỹ. Qua các cuộc thử nghiệm mùi vị giữa sản phẩm

cá basa Việt Nam và cá nheo Mỹ ở Đại học Mississippi và ở Baton Rouge thì cá basa Việt Nam được nhiều người ưa thích hơn.

Chính từ lý do lo ngại rằng các mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Mỹ nên các nhà sản xuất, cung cấp nheo của Mỹ đã kiện Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa philê đông lạnh. Bên cạnh đó, CFA đã vận động chính quyền 3 bang miền nam nước Mỹ là Louisiana, Alabama, Mississipi ban bố lệnh cấm bán cá basa Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Không một sản phẩm cá tra, cá basa nào nhập khẩu từ Việt Nam được phép bán ở các bang này nếu không có giấy kiểm dịch do Cục nông lâm nghiệp bang cấp. Chất kháng sinh khiến cho các bang miền Nam của Mỹ ban bố lệnh cấm nhập khẩu một số lô hàng của Việt Nam là Flouroquinolones, chất được người nuôi thủy sản Việt Nam sử dụng để kiềm chế dịch bệnh. Việc ban hành lệnh cấm này đã gây bất bình không chỉ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam mà còn cả đối với nhập khẩu, người bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ.

Cá ngừ là sản phẩm đứng thứ hai trong các mặt hàng cá xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2004, sản lượng cá ngừ của nước ta xuất sang Mỹ đạt 8.627 tấn với kim ngạch 23,3 triệu USD, trong đó cá ngừ vây vàng có khối lượng là 2.217 tấn, KNXK là 15,519 triệu USD chiếm tỷ trọng 25,6% trong tổng KNXK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 11.569 tấn cá ngừ, đạt kim ngạch 33,32 triệu USD tăng 56,5% so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 4% trong tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ. Tuy con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới như Thái Lan (36,9%), Philippin (17%), Ecuador (12,7%), nhưng đây là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho XKTS Việt Nam và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có các loại sản phẩm chủ yếu là cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp. Cá ngừ tươi, mà sản phẩm chủ yếu là cá ngừ vây vàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối

lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam. Cá ngừ vây vàng được xếp vào loại thực phẩm ngon với vị dịu và thịt thơm chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tươi. Đơn giá xuất khẩu cá ngừ vây vàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2004 là 7 USD/1kg, năm 2005 là 6,9USD. Hiện nay,Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm cá ngừ vây vàng cho thị trường Mỹ. Cá ngừ vây vàng của Việt Nam và có một tương lai rất khả quan tại thị trường Mỹ, rất nhiều người Mỹ ưa chuộng sản phẩm này vì nó được coi là sản phẩm chứa hàm lượng protêin chất lượng cao, a xít béo omêga 3, hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn rất đơn điệu chủ yếu là các sản phẩm tươi nguyên con và phi lê. Để hoạt động xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ có hiệu quả, thì các doanh nghiệp của Việt Nam cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm này như: độ béo, hình dạng của miếng cá, màu sắc và độ tươi. Một khó khăn nữa mà sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang gặp phải là những quy định hạn chế nhập khẩu thực phẩm của các cơ quan chính phủ Mỹ. Các nước xuất khẩu sản phẩm cá ngừ hộp sang Mỹ cần đáp ứng những quy định khắt khe của hải quan và Biên phòng Mỹ, luật chống khủng bố sinh học cụ thể là các điều khoản: mục 305- đăng ký cơ sở thực phẩm, mục 306- thiết lập và lưu giữ hồ sơ, mục 307- thông báo trước về lô hàng nhập khẩu.

Đối với sản phẩm cá rô phi, nhu cầu của thị trường Mỹ cũng rất lớn. Tuy nhiên, KNXK mặt hàng cá rô phi của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng KNXK thủy sản của Việt Nam. Mặc dù Bộ Thủy sản đã có chương trình phát triển nuôi cá rô phi để xuất khẩu nhưng do chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng giống nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, do cá nuôi phân tán, kích cỡ nhỏ nên không đáp ứng đươc yêu cầu của xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh mặt hàng này của Việt Nam chưa cao nhưng đây sẽ là

mặt hàng có nhiều tiềm năng giúp Việt Nam tăng KNXK thủy sản sang thị trường Mỹ.

Cua, ghẹ: Trong những năm vừa qua thị trường xuất khẩu chủ yếu của

Việt Nam đối với mặt hàng cua ghẹ là Trung Quốc và Đài Loan, chủ yếu dưới dạng tươi sống hoặc sơ chế. Việt Nam đã sản xuất được giống cua và ghẹ nhân tạo, công nghệ sản xuất được chuyển giao ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng khâu bảo quản còn kém, hàm lượng chế biến chưa cao chủ yếu là xuất sống, giá bán cao, nên rất khó thâm nhập vào thị trường Mỹ. Do yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, nên mặt hàng cua ghẹ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ và KNXK mặt hàng cua, ghẹ Việt Nam sang thị trường Mỹ còn ở mức khiêm tốn. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu từ các nước 120.867 tấn cua ghẹ các loại, trong đó sản lượng cua ghẹ xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 3.884 tấn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ tổng nhập khẩu của Mỹ, thấp hơn nhiều so với các nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ như Canada, Nga, Inđônêxia. Nhu cầu của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này là tương đối lớn, nên ngành thủy sản Việt Nam cần quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu đối với mặt hàng này.

Mực và bạch tuộc: Trong những năm qua, sản phẩm mực và bạch tuộc

của Việt Nam chưa được quan tâm xuất khẩu sang thị trường Mỹ mà chủ yếu xuất sang các nước Nhật Bản, EU. Sản phẩm mực và bạch tuộc còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ cả về khối lượng và giá trị trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm mực nang và bạch tuộc đông lạnh, mực ống đông lạnh. Năm 2004, KNXK mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,90 triệu USD, năm 2005 là 5,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 2,9% trong tổng KNNK các mặt hàng này của Mỹ và thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Đài Loan, Philippin.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 50 -56 )

×