Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới trong cung cấp hàng thủy sản cho thị trường Mỹ. Năm 2000, Thái Lan có KNXK vào thị trường Mỹ cao nhất với kim ngạch là 1.816 triệu USD. Năm 2005, KNXK đạt 1.521,9 triệu USD chiếm tỷ trọng 12,52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Năm 2005, KNXK của Thái Lan giảm so với năm 2000. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, Thái Lan vẫn là nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ. Năm 2005, Thái Lan cung cấp cho thị trường Mỹ 161,69 tấn tôm, với kim ngạch là 987,71 triệu USD chiếm tỷ trọng 64,89% trong tổng số KNXK. Trong hơn một thập niên qua, ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan đã huy động nguồn vốn lớn để đầu tư, nâng cấp các nhà máy với công nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp chế biến đã chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại và các yêu cầu mới về hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất. Nhờ đó các doanh nghiệp của Thái Lan đã nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản. Thái Lan là một trong số các nước đi đầu trên thế giới bắt buộc áp dụng HACCP trong các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan kiểm tra thường xuyên và áp đặt lệnh cấm nhập khẩu một số loại kháng sinh. Đồng thời tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với thành phẩm trước khi xuất khẩu.
Trước những đòi hỏi về chất lượng thủy sản của các nước nhập khẩu những năm qua, Thái Lan đã đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe trong chuỗi chế biến từ trại giống và trại nuôi đến nhà chế biến. Với những chính sách quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm như vậy, nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Thái Lan nhận được sự tin tưởng rất lớn của người tiêu dùng trên thị trường Mỹ.
Không những chú trọng đến phát triển công nghệ chế biến và đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chính phủ Thái Lan còn rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi sinh vật. Đây có thể được coi là một giải pháp đồng bộ giúp ngành thủy sản của Thái Lan tăng trưởng bền
vững, gia tăng được lượng hàng xuất khẩu mà vẫn duy trì được nguồn lợi thủy sản lâu dài. Chính phủ Thái Lan và các hiệp hội ngành hàng có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc. Việc kiểm tra về VSATTP đối với các công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản rất được chú trọng cả từ phía doanh nghiệp và phía Chính phủ. Đối với khâu nuôi trồng, người sản xuất cũng thực hiện an ninh sinh học trong trại nuôi để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh từ môi trường bên ngoài cũng như giảm tình trạng mầm bệnh lây lan trong hệ thống nuôi.
Trong xuất khẩu hàng thủy sản của Thái Lan sang Mỹ, khi nảy sinh những vấn đề tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và Chính phủ Thái Lan thường có sự phối hợp chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với ngành thủy sản xuất khẩu.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là một trong những nước có khối lượng và KNXK thủy sản lớn nhất thế giới. Khối lượng và kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng đều qua các năm từ 181.147tấn, giá trị 598,58 triệu USD (năm 2000) lên 431.432 tấn, giá trị 1.471,24 triệu USD (năm 2005); tăng 138% về khối lượng và 145% về giá trị. Trung Quốc phát triển mạnh sản xuất nguyên liệu thủy sản trong đó nuôi trồng chiếm vị trí chủ đạo. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể. Một kinh nghiệm nữa của Trung Quốc trong việc nâng cao sản lượng xuất khẩu làm tăng kim ngạch xuất khẩu là Trung Quốc thực hiện kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nuôi dựa vào ưu thế vùng. Những sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc mang rõ đặc tính sản phẩm sản xuất theo vùng như sản phẩm cá trình nướng xuất khẩu có nguồn gốc chủ yếu ở tỉnh Phúc Kiến, tôm he và cá rô xuất khẩu chủ
yếu có nguồn gốc từ Quảng Đông, cá hồng Mỹ từ tỉnh Triết Giang… [40, tr. 32].
Ngành chế biến thủy sản được đầu tư với quy mô lớn với những cơ sở chế biến lớn và hiện đại đã giúp cho các doanh nghiệp chế biến của Trung Quốc hoạt động có hiệu quả với chi phí sản xuất và lao động thấp.
Phát triển gia công hàng thủy sản ở Trung Quốc đã thúc đẩy việc đầu tư trang thiết bị, trình độ quản lý của các nhà máy chế biến, đồng thời giải quyết được lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn. Các địa phương kết hợp với Bộ nông nghiệp lập kế hoạch bố trí từng vùng, tăng mức độ đầu tư vào những vùng nuôi thủy sản theo quy phạm thực hành nuôi tốt, nhằm cung cấp đầy đủ nguyên liệu, hình thành hệ thống những nhà máy chuyên sản xuất xuất khẩu.
Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Trung tâm chứng nhận sản phẩm thủy sản Trung Quốc để quản lý chất lượng thủy sản và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm TSXK. Chiến lược phát triển ngành thủy sản của Trung Quốc là phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong ngành chế biến, Trung Quốc đã thực hiện việc đa dạng các mặt hàng xuất khẩu như sản phẩm đông lạnh sơ chế, các sản phẩm đông lạnh chín, các sản phẩm tôm bao bột, các loại tôm ăn liền, tôm đóng hộp, các sản phẩm surumi…
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Trung Quốc đã ý thức được mức độ quan trọng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu, do vậy đã triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường năng lực quản lý chất lượng thủy sản trên cơ sở áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp để chấn chỉnh vấn đề dư lượng hóa chất trong sản phẩm, đẩy mạnh quản lý từ nguồn nguyên liệu và nhà máy sản xuất
chế biến, theo dõi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu vào, tập trung thực hiện chế độ quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản, tích cực giám sát và hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập chế độ quản lý toàn diện trong sản xuất sản phẩm có chất lượng cao.
Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp trong công tác khai thác thị trường xuất khẩu. Hàng năm, Chính phủ Trung Quốc tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế tại Tokyo, Boston nhằm giới thiệu với thị trường quốc tế những sản phẩm uy tín, tạo điều kiện cho sản phẩm của Trung Quốc thâm nhập đến những thị trường lớn trên thế giới.
Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng tổng hợp hàng loạt các biện pháp, chính sách để điều chỉnh cơ cấu nuôi trồng thủy sản, chỉ đạo tập trung vào tìm kiếm những thị trường mới và mở rộng những thị trường hiện có, đẩy mạnh cầu thủy sản thông qua việc tiếp thị, quảng cáo, phát triển những mặt hàng có GTGT lớn, nâng cao chất lượng thủy sản bằng cách đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và cải cách hệ thống luật pháp;