Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam [5]

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở quảng nam (Trang 38 - 41)

- Sông ngòi: Hệ thống sông tỉnh Quảng Nam đều bắt nguồn từ các nú

2.1.2. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam [5]

Trong gần 10 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đạt đợc nhiều thành tựu về phát triển KT-XH, từng bớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn (GCĐ 1994) năm 2005 đạt 5.250 tỷ đồng, tăng 12,36% so với năm 2004.

Giai đoạn 1997-2005, tổng sản phẩm GDP bình quân đầu ngời trên địa bàn toàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân 10,23%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nớc. Thu nhập bình quân đầu ngời trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp, năm 2005 đạt 380 USD/năm chỉ bằng 59,38% mức bình quân thu nhập của cả nớc (640 USD/năm). Chỉ có hai địa phơng có GDP bình quân đầu ngời cao hơn mức trung bình của cả tỉnh đó là thành phố Tam Kỳ và thị xã Hội An. Các huyện còn lại GDP bình quân đầu ngời vẫn còn đạt thấp, đặc biệt 08 huyện miền núi đạt rất thấp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2005 có sự chuyển dịch theo hớng tích cực và có hiệu quả tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ; giảm nhanh tỷ trọng nông-lâm-ng nghiệp trong cơ cấu GDP. Ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 47,7% năm 1997 đến năm 2005 còn 35,66%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 19,64% năm 1997 đến năm 2005 đạt 30,19%; ngành dịch vụ từ 32,43% năm 1997 lên 34,15% năm 2005.

- Nông-lâm-ng nghiệp:

Giá trị sản xuất nông, lâm, ng nghiệp tăng bình quân 5,16%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành trong nông nghiệp có sự chuyển dịch và tăng hiệu quả: về cơ cấu giá trị sản xuất, giảm tơng đối về tỉ trọng giá trị nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản; trong nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi, trong thuỷ sản tăng tỉ trọng giá trị nuôi trồng.

- Công nghiệp:

Công nghiệp Quảng Nam 1997-2005 có tốc độ tăng trởng cao, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 26,5%/năm, mức tăng trởng này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1997 tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 19,64% trong toàn bộ nền kinh tế, đến năm 2005 chiếm 30,19%. Về giá trị tuyệt đối của ngành công nghiệp (GCĐ1994) năm 2005 tăng hơn 4 lần so với năm 1997. Đã xúc tiến đồng bộ việc hình thành các vùng kinh tế động lực phía Đông ven biển và một số vùng ở phía Tây quốc lộ IA. Khu kinh tế mở Chu Lai đã cơ bản hoàn thành về quy hoạch, Chính phủ đã có Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo ra những cơ hội lớn để thu hút các nhà đầu t. Khu kinh tế mở Chu Lai đã đầu t trên 30 công trình kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, cảng, điện, nớc, khu tái định c, khu hành chính... Tính đến 31/07/2006, Khu kinh tế mở Chu Lai đã có 102 dự án đăng ký với tổng vốn đầu t 1.020,5 triệu USD, trong đó có 53 dự án đã đợc cấp phép với tổng vốn đầu t 243 triệu USD và đã có 31 dự án đi vào hoạt động; Khu CN Điện Nam-Điện Ngọc đã có 39 dự án đầu t đợc cấp phép hoạt động với tổng vốn đầu t 1.800 tỷ đồng, trong đó có 22 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 17 dự án đang xây dựng nhà xởng sản xuất; Khu CN Thuận Yên đến nay đã có 6 dự án (trong đó có 02 dự án mở rộng) đã đi vào sản xuất. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/10/2003 về việc phê duyệt Đề án qui hoạch mạng lới Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tổng số cụm công nghiệp là 150 với tổng diện tích qui hoạch trên 2.883,87 ha. Tính đến 01/07/2006, trên địa bàn tỉnh đang triển khai quy hoạch 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1.200 ha, trong đó 12 cụm công nghiệp đã đợc phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang triển khai đầu t hạ tầng kỹ thuật với diện tích 666 ha. Đã có 74 dự án đăng ký đầu t vào các cụm công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký gần 700 tỷ đồng, trong đó 21 dự án đang thi công và 35 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết trên 2.930 lao động tại địa phơng.

- Dịch vụ:

Dịch vụ thực sự trở nên đa dạng và phát triển không ngừng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trởng khá, năm 1997 đạt 14,966 triệu USD lên 108 triệu USD năm 2005. Du lịch ngày càng tăng trởng nhanh, doanh thu ngành du lịch năm 2005 tăng 10

lần so với 1997. Dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, bu chính viễn thông, tài chính ngân hàng tăng nhanh. Đặc biệt năm 2006 hoạt động dịch vụ hàng hải tại cảng Kỳ Hà chuyển động theo hớng tích cực ... đã có bớc phát triển đáng kể góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nhất là các trung tâm đô thị.

* Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ:

Phát triển kinh tế vùng trong những năm qua theo hớng kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế biến. ở vùng trung du, đã hình thành một số vùng nguyên liệu nh sắn, dứa, điều, bông, thuốc lá,... cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đã đi vào sản xuất, vùng Đông phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ khác.

Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ đang chuyển dịch theo hớng tích cực. Tuy nhiên vấn đề khai thác tiềm năng của từng vùng cha thể hiện rõ, cơ cấu kinh tế ngành có đặt ra nhng sự liên kết giữa các ngành thiếu chặt chẽ, nhất là giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khả năng liên kết giữa các vùng còn hạn chế, chính yếu tố này đã làm giảm khả năng khai thác tiềm năng thế mạnh của các vùng.

* Tình hình thu chi ngân sách qua các năm 1997 -2005

- Thu ngân sách: Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt 2.541,16 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với năm 1997, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm (1997-2005) là 28,5 %. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách vẫn còn thấp hơn nhiều với các tỉnh lân cận (Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi, Bình Định). Trong đó thu ngân sách địa phơng đạt 1.949,79 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm là 23,1%.

- Chi ngân sách: Năm 2005, tổng chi ngân sách của Quảng Nam đạt 1.791,84 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so năm 1997, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm 22%. Trong đó chi đầu t phát triển tăng bình quân 28,3% giai đoạn 1997-2005, chi thờng xuyên đạt tốc tăng bình quân 14,7 %.

* Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm 1997-2005:

- Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt 108 ngàn USD, đạt tốc độ tăng bình quân qua các năm 23,07%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sản phẩm may mặc (2.258.000 SP); thuỷ hải sản (3.133 tấn); sản phẩm gỗ (339.454 SP); nguyên liệu giấy (168.700 tấn); song mây sơ chế (68 tấn); vỏ quế (102 tấn); nhân hạt điều (220 tấn) ... Thị trờng xuất khẩu tập trung ở các nớc Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, các nớc EU, Hàn Quốc, Đức, Hồng Kông, Lào,....

- Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 110 ngàn USD, gấp 4 lần so với năm 1997. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là hàng t liệu sản xuất (chiếm 76,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu may; giấy in báo. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ các nớc Nhật, Singapore, Indonesia, Malaysia, Đài Loan,...

* Tình hình đầu t phát triển kinh tế trên địa bàn:

Tình hình đầu t phát triển kinh tế trên địa bàn có xu hớng tăng mạnh, giai đoạn năm 1997-2005 tổng vốn đầu t XDCB trên địa bàn toàn tỉnh đạt 7.319.076 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân của tổng vốn đầu t toàn xã hội là 31,20 %, trong đó vốn đầu t phát triển trên địa bàn (không kể vốn trong nhân dân) năm 2003 là 2.025.621 triệu đồng, chiếm 28% so với tổng vốn đầu t trong giai đoạn 1997-2005. Khối lợng đầu t và cơ cấu đầu t cha hợp lý, vốn thu hút vào việc đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng, xây lắp là chủ yếu, vốn đầu t cho thiết bị còn quá thấp. Ngành công nghiệp trong năm 2005 đầu t 565.254 triệu đồng, chiếm 28% tổng vốn đầu t toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở quảng nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w