Nguyên tắc này xây dựng trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.
Đây là nguyên tắc gắn liền với chu kỳ sống của DN. DN trong giai đoạn khởi sự nguồn vốn chủ lực là vốn cổ phần; giai đoạn tăng trưởng nguồn vốn quan trọng là vốn cổ phần, thu nhập giữ lại và có thể sử dụng một phần tài trợ nợ; giai đoạn thịnh vượng DN có thể sử dụng và khai thác tối đa lợi ích của đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, dựa vào chu kỳ sống của DN không chưa đủ mà còn tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, tỷ số giá thu nhập của cổ phần có thể tăng, DN phát hành cổ phần thường trong giai đoạn này sẽ tối thiểu hóa được lượng cổ
phần cần thiết để huy động một lượng vốn cho sẵn, tránh tình trạng loãng giá. Như vậy việc xem xét đầy đủ các nguyên tắc là cần thiết để xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý cho DN. Trong thực tế việc lựa chọn nguồn tài trợ là một quyết định cẩn trọng cho DN khi mà nền kinh tế có biến động lớn. Do đó, khả năng dự báo sự phát triển kinh tế góp phần tích cực phát huy hiệu quả của các nguyên tắc xây dựng cấu trúc vốn.
1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DN
Hai thành phần cơ bản trong cấu trúc vốn là nợ và vốn chủ sở hữu. Do
đó, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN tác động trực tiếp đến nhu cầu và khả năng huy động các loại nguồn vốn. Cụ thể như sau:
1.4.1 Đặc điểm của nền kinh tế
Trong tình hình kinh tế toàn cầu hóa hiện nay tính biến động của nền kinh tế càng trở nên phức tạp. Mặc dù vậy vẫn có những dấu hiệu, những chỉ
trong tương lai. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong trong quy trình hoạch định cấu trúc vốn.
Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng cao tạo
điều kiện cho sự gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN dẫn đến nhu cầu về vốn gia tăng, cấu trúc vốn lúc này sẽ nghiên về nợ.
Triển vọng của thị trường vốn: Thay đổi của thị trường vốn ảnh hưởng quyết định lựa chọn nguồn vốn của DN. Một dự kiến lãi suất vay sụt giảm sẽ
khuyết khích DN sử dụng vốn vay. Một dự kiến thị trường chứng khoán tăng trưởng thuận lợi sẽ khuyết khích DN huy động vốn cổ phần.
Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước: Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phải đảm bảo tuân thủ các luật lệ quốc tế đồng thời phải khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trong nước nhầm ổn định và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế
quốc gia. Dưới tác động của các chính sách kinh tế nhà nước DN sẽ lựa chọn nguồn vốn phù hợp với lợi ích của DN ví dụ chính sách hỗ trợ lãi suất vay khuyến khích DN gia tăng đòn bẩy tài chính để hưởng lợi từ lãi suất thấp.
Chính sách thuế thu nhập: Do lãi vay là một chi phí được hạch toán vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc gia tăng thuế suất làm cho DN gia tăng sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu để khai thác tối đa lợi ích tấm chắn thuế.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của các DN. Vì vậy, gia tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân có xu hướng khuyến khích DN giữa lại lợi nhuận để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng hoặc chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu.
1.4.2 Đặc điểm ngành kinh doanh
Về tính chất hoạt động: Các ngành có các biến động lớn mang tính mùa vụ trong doanh số thường có tỷ lệ nợ vay ngắn hạn lớn. Các ngành có
chu kỳ sản xuất dài như ngành đóng tàu, ngành xây dựng thường có nhu cầu nợ dài hạn hay vốn cổ phần.
Đòn bẩy hoạt động: mỗi ngành nghề khác nhau sẽ tạo ra một đòn bẩy hoạt động tương ứng, chỉ tiêu này cho biết khi doanh thu biến động thì lợi nhuận sẽ biến động như thế nào từ đó sẽ tác động đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn. Một DN có đòn bẩy hoạt động cao cho biết lợi nhuận biến động mạnh khi có sự thay đổi trong doanh thu, nghĩa là rủi ro kinh doanh cao do đó DN nên duy trì hệ số nợ thấp đểđảm bảo an toàn tài chính.
Tính chất cạnh tranh: tính cạnh tranh trong ngành tác động đến tỷ
trọng các loại nguồn vốn sử dụng. Đối với những ngành độc quyền không chịu áp lực cạnh tranh ngành nên lợi nhuận tương đối ổn định, các DN này sẽ
duy trì hệ số nợ cao để khai thác triệt để lợi ích của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, những ngành chịu áp lực cạnh tranh cao nghĩa là rủi ro kinh doanh lớn nên
ưu tiên lựa chọn nguồn vốn cổ phần.
Nhìn chung: Các DN có tỷ lệ nợ mục tiêu cao có một trong vài đặc
điểm sau: tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản; rủi ro trong kinh doanh thấp; ít chịu sự cạnh tranh ngành; có lợi nhuận cao. Ngược lại, các DN có những đặc điểm tài sản vô hình nhiều rủi ro; mức độ
canh tranh cao thì chủ yếu dựa vào vốn cổ phần. Phần lớn rủi ro kinh doanh của một DN gặp phải là do hoạt động ngành ấn định nên cấu trúc vốn của DN có khuynh hướng tập trung sát với cấu trúc vốn chung của ngành. Vì vậy, nghiên cứu tác động của ngành kinh doanh đến cấu trúc vốn là cơ sở khoa học
để các nhà quản trị DN hoạch định cấu trúc vốn phù hợp.
1.4.3 Đặc điểm doanh nghiệp
Quy mô DN tác động đến cấu trúc vốn DN, một DN có qui mô nhỏ
dựa chủ yếu vào nguồn vốn chủ sở hữu khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay do yêu cầu phải có tài sản thế chấp của các định chế tài chính cụ thể là
ngân hàng thương mại. Ngược lại, những DN có qui mô lớn đạt doanh thu cao, thị phần rộng lớn sẽ tạo sự tín nhiệm trên thị trường vốn cao nên dễ tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài nên DN có lợi thế khai thác tối đa đòn bẩy tài chính.
Tỷ lệ vốn nhà nước: DN có tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà nước cao(>51%) sẽ sử dụng nợ nhiều vì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng. Hơn nữa, những DN này thường hoạt động trong những lĩnh vực ngành kinh tế chủ
chốt chịu sự điều tiết của chính phủ, hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế
quốc gia. Ví dụ như công ty vận tải đường sắt hay công ty cung cấp điện nước, bưu chính, viễn thông… nên những DN này có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay rất đa dạng nên có tỷ lệ nợ cao và thậm chí cao đến mức DN đứng trên bờ vực kiệt quệ tài chính nhưng vẫn được các định chế tài chính cấp phát han mức vốn vay.
Xếp hạng tín nhiệm: Mức tín nhiệm của DN càng cao khả năng vay vốn càng lớn, xếp hạng tín nhiệm căn cứ chủ yếu vào khả năng thanh khoản, tiềm năng lợi nhuận và quá trình thực hiện nghĩa vụ nợ trước đây, nhưng không kém phần quan trọng đó là tài sản mà DN cam kết thế chấp. Mức tín nhiệm cũng được xác định bằng năng lực và danh tiếng. Xếp hạng tín nhiệm là một yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh của DN một cách thật ấn tượng trong mắt nhà đầu tư, tạo một bước thuận lợi cho DN tiếp cận với các nguồn vốn.
Bảo đảm quyền kiểm soát: Ban quản trị của DN rất quan tâm đến quyền kiểm soát của mình để đảm bảo mục tiêu thu hút sự ủng hộ của cổ đông trong hoạch định các chiến lược kinh doanh. Vì vậy, các chủ sở hữu
điều thích nắm giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trưởng bằng nợ hay lợi nhuận giữ lại hơn so với phát hành thêm cổ phần thường.
Khi DN phát hành chứng khoán mới nghĩa là DN cung cấp một tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của DN do các giám đốc của DN hoạch định. Những tín hiệu do các thay đổi cấu trúc vốn cung cấp là đáng tin cậy vì các dòng tiền trong tương lai mang lại do dự án đầu tư có hiệu quả. Khi DN gia tăng cổ tức hay mua lại cổ phần thường cũng là tín hiệu cho biết DN có thu nhập cổ phần dương. Vì vậy, khi DN thực hiện quyết định thay đổi cấu trúc vốn DN phải chú ý đến tín hiệu mà DN sẽ truyền ra thị trường.
1.5 TÍNH TẤT YẾU PHẢI XÂY DỰNG MỘT CẤU TRÚC VỐN HỢP LÝ
Nghiên cứu cấu trúc vốn về lý thuyết cũng như thực nghiệm đã cung cấp cho các giám đốc tài chính những hiểu biết sâu sắc quan trọng. Quyết
định cấu trúc vốn là một trong những quyết định trọng tâm quan trọng mà giám đốc tài chính phải quan tâm vì những lý do sau:
Thứ nhất, hầu như chắc chắn rằng thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa
đến các thay đổi giá trị thị trường của DN.
Thứ hai, lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị DN gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí kiệt quệ tài chính gia tăng làm bù trừ lợi thế về
thuế của nợ.
Thứ ba, cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn kinh doanh mang lại lợi thế cạnh tranh tốt cho DN.
Thứ tư, khi nhà quản trị tài chính quyết định thay đổi cấu trúc vốn DN song song đó các thông tin quan trọng của DN sẽ được truyền ra thị trường.
Thiết lập cấu trúc vốn tối ưu không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán,
đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao mà còn giúp DN có khả năng vay vốn để
phát triển cơ hội đầu tư. Trong mỗi chu kỳ sống của DN nhà quản trị tài chính phải xây dựng một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm tính chất của ngành, đặc
điểm của nền kinh tế và đặc tính riêng của DN nhầm đảm bảo nguồn tài chính
đủ cần thiết và ổn định đáp ứng cho mục tiêu trước mắt và lâu dài của DN. Thuật ngữ cấu trúc vốn hợp lý đề cập đến một kết hợp hài hòa giữa nợ
và vốn chủ sở hữu cho phép DN tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn nghĩa là làm gia tăng giá trị DN. Tùy vào từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển mà DN sẽ lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lý để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.