Bảng 2.12 Chỉ tiêu tài chính VIC từ năm 2006 - 2009
Chỉtiêu 2006 2007 2008 2009 Doanh thu (tỷ đồng) 563 180 239 1.974 Tổng tài sản (tỷ đồng) 674 3.180 6.022 14.313 Chiếm dụng vốn ngắn hạn / vốn CSH (%) 9,49 10,33 32,05 59,25 Khả năng thanh toán hiện hành 6,29 12,69 2,18 5,13 EBIT(tỷđồng) 372 1.081 ROA(%) 50,97 8,47 2,09 7,70 TAX(%) 18,18 7,06 17,79 SDE(%) 9,49 10,33 73,57 70,97 LDE(%) 3,95 54,16 220,10 445,62 TDE(%) 13,44 64,49 293,68 516,59
Năm 2007, VIC tăng trưởng mạnh nguồn vốn gồm phát hành thành công 20 triệu cổ phần ra công chúng nâng mức vốn điều lệ từ 313,5 tỷ lên 800
tỷ, phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu DN thời hạn 5 năm cho dự án cụm trung tâm thương mại và bãi đậu xe ngầm tại TP.HCM. Hệ số nợ VIC liên tục tăng mạnh qua từng năm, nợ dài hạng tăng cực mạnh từ 3,95% năm 2006 lên 445,62% năm 2009 chủ yếu là trái phiếu DN, năm 2008 phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu, năm 2009 phát hành 1.450 tỷ đồng trái phiếu và 100 triệu USD lượng trái phiếu này được niêm yết tại sàn Singapore.
Cấu trúc vốn của VIC nghiêng về nợ, các nhân tố Doanh thu, mức tăng trưởng tổng tài sản, ROA, TAX ảnh hưởng đến hệ số tổng nợ của VIC phù hợp với kết quả của mô hình hồi qui. Năm 2008, hệ số TDE tăng gấp 4 lần so với năm 2007, doanh thu và tổng tài sản tăng còn ROA và TAX giảm, năm 2009 ROA và TAX tăng tác động nghịch biến lên hệ số TDE nghĩa là làm TDE giảm nhưng do doanh thu và tổng tài sản tăng mạnh tác động đồng biến lên hệ số TDE dẫn đến TDE tăng xấp sĩ 2 lần so với năm 2008.
Phân tích điểm hòa vốn EBIT: tại ngày 31/12/2009 số cổ phiếu phổ
thông đang lưu hành là 109.327.641, thuế suất thuế TNDN là 25%. VIC cần huy động 100.000.000 USD cho dự án Royal City và Eco City. Giả sử VIC có 2 phương án thực hiện:
Phương án 1, phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế
kỳ hạn 5 năm lãi suất 6% năm. Lãi suất trái phiếu 1 năm là: R = 100.000.000 x 6% = 6.000.000 USD
Phương án 2, phát hành cổ phần thường tổng trị giá 100 triệu USD tương đương 15.761.111 cổ phần (tính theo giá cổ phiếu và tỷ giá tại ngày phát hành trái phiếu 17/11/2009 là 108.000 VNĐ/cổ phiếu, tỷ giá 17.022). Phương trình xác định điểm hòa vốn EBIT được viết như sau:
EPS =
EBIT(1-25%)
=
(EBIT-6.000.000)(1-25%)
Giải phương trình ta được EBIT hòa vốn là 47.619.264 USD. So với EBIT tại thời điểm 31/12/2009 là 60.225.275 USD nên VIC lựa chọn phương án 1 là phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu(TDE) năm 2009
ở mức 516,59% là cao so với trung bình ngành định hướng huy động vốn VIC trong thời gian tới là nguồn lợi nhuận giữ lại, vay ngắn hạn và đặc biệt khai thác các khoản khách hàng ứng trước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả phân tích định tính về thực trạng cấu trúc vốn qua cuộc khảo sát 54 DN và phân tích định lượng của 85 DN thuộc lĩnh vực xây dựng thông qua bộ dữ liệu lấy ở các báo cáo tài chính từ năm 2007 - 2009, có thể đưa ra một số kết luận sau:
Mốc thời gian từ năm 2007-2008 là giai đoạn DN chuyển cơ cấu vốn từ sử
dụng vốn vay tín dụng sang sử dụng vốn cổ phần. DN không vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng để xây dựng cấu trúc vốn hợp lý do năng lực tài chính còn hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp và đặc biệt là DN chịu tác động mạnh của thị trường vốn và các chính sách tài chính.
Trong cơ cấu nợ, tỷ lệ vay ngắn hạn chiếm ưu thế gấp 3 lần nợ vay dài hạn. Đặc biệt vốn từ phát hành trái phiếu DN chiếm tỷ lệ cực thấp khoản 3% trên tổng số nợ và đa phần DN không phát hành trái phiếu.
Xét các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn kết quả khảo sát định tính cho thấy nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh tác động mạnh nhất, và nhân tố
này được kiểm tra bằng định lượng đo lường bằng biến ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), biến ROA có quan hệ nghịch biến với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và có tác động mạnh đến cấu trúc vốn.
Nhân tố qui mô tác động mạnh thứ hai, được đo bằng biến SIZE có quan hệ đồng biến với hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH XÂY DỰNG – BĐS
3.1 MỤC TIÊU XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thuộc ngành xây dựng – BĐS, việc xây dựng cấu trúc vốn cần đạt
được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1, xây dựng cấu trúc vốn đạt được nguồn vốn ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán:
Nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn vay ngắn hạn cho các dự án dài hạn ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của công ty. Duy trì vốn ổn định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tạo thế chủ động cho công ty nắm bắt cơ hội đầu tư trong tương lai.
Mục tiêu 2, xây dựng cấu trúc vốn đạt được chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất:
Tạo thế chủ động trong việc lựa chọn các nguồn vốn có chi phí thấp: lãi suất vay là chi phí sử dụng vốn thấp nhất so với các nguồn vốn khác do hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Lãi suất trái phiếu cao hơn lãi vay do chi phí phát hành trái phiếu rất tốn kém cộng thêm quyền lợi đính kèm trái phiếu để thu hút nhà đầu tư làm tăng chi phí sử dụng vốn phát hành trái phiếu. Chi phí sử
dụng vốn cổ phần thường phản ánh mức tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông hiện tại mong muốn trên khoản vốn đầu tư của họ đểđảm bảo giá trị thị trường các cổ phần đang lưu hành của công ty không thay đổi, có 2 dạng tài trợ cổ phần thường là thu nhập giữ lại và phát hành mới cổ phần thường. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới thường cao hơn chi phí sử dụng bất kỳ
nguồn tài trợ dài hạn nào khác.
Hiệu quả hoạt động của công ty ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trên thị trường, thương hiệu và mô hình quản trị của công ty tác động lên mức tín nhiệm của nhà đầu tư, năng lực quản lý tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận công ty. Nâng cao năng lực quản trị công ty nhầm gia tăng hiệu quả
sử dụng vốn, phát huy vai trò của nhà quản lý tài chính, vận dụng tấm chắn thuế góp phần gia tăng giá trị DN.