Khai thác kênh huy động vốn trái phiếu DN

Một phần của tài liệu xây dựng cấu trúc vốn của công ty cổ phần ngành xây dựng – bđs (Trang 78)

Một số giải pháp cần thực hiện để thu hút các nhà đầu tư trái phiếu như:

Th nht: Hình thành các tổ chức trung gian để gia tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, các tổ chức này có thể là ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty tài chính... Ví dụ công ty muốn tạo thanh khoản tốt cho trái phiếu sẽ hợp tác với ngân hàng để thực hiện chức năng bảo lãnh phát hành trái phiếu và bao thanh toán. Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu có thể cầm cố, bán lại cho ngân hàng, trong trường hợp công ty trả lãi chậm hoặc mất khả

năng thanh toán thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản này cho nhà đầu tư. Với hình thức này đã tạo nên một thành công rực rỡ trong đợt phát hành trái phiếu công ty Kinh Bắc do Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) làm tổ chức nhận thanh toán.

Th hai: Cần đa dạng hoá các loại trái phiếu - trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có lãi suất đảm bảo bằng vàng, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái phiếu gắn với quyền mua cổ phiếu trái phiếu công trình đểđầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia.

Th ba: Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. vì trái phiếu không thể áp dụng một phương thức giao dịch giống như giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, Sàn giao dịch trái

phiếu này phải tạo được môi trường giao dịch có hiệu quả cho các nhà tạo lập thị trường. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng cũng phải đơn giản, nhanh chóng.

Th tư:Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Đểđảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ Quốc tế và minh bạch hoá thông tin khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.

Th năm: Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm DN, Công ty định mức tín nhiệm (CRA) là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một DN trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính bao gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi... CRA cũng có những nghĩa vụ

ngoài phạm vi thị trường trái phiếu. Với vai trò một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập, chuyên nghiệp, CRA sẽ là phương thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh của những công ty kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, giúp cho các công ty xây dựng chính sách đầu tư, cơ cấu tài chính để phòng tránh rủi ro về khả năng thanh toán. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ

hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty giúp minh bạch hoá thông tin. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những công ty có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây.

Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở

Việt Nam. Như vậy, với CRA trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư

một công ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết

định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về

sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc NHNN một tổ chức xếp hạng tín dụng công duy nhất tại VN đã tiến hành xếp hạng tín dụng tốp 1.000 doanh nghiệp VN. Tuy nhiên, những xếp hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời.

3.3.2.3 Phát trin hot động mua bán, sáp nhp DN nhm tái CTV

Để hoạt động M&A phát triển tốt cần chú ý đến các yếu tố sau:

 Nâng cao kiến thức cơ bản về M&A cho các nhà quản lý trên cơ sở tổ

chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tổ chức hội thảo các chuyên đề hoạt động M&A.

 Thành lập các tổ chức tư vấn, môi giới về M&A chuyên nghiệp. Tổ chức này phải do các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động M&A tại nước ngoài đảm trách.

 Công ty phải am tường trong việc định giá DN đặc biệt là giá trị thương hiệu và nguồn nhân lực để có thể nâng cao giá trị của mình trong quá trình

đàm phán M&A với bên mua.

 Hoàn thiện khung pháp lý để tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài cụ

thể là các quy định về giới hạn sở hữu nước ngoài, giá mua cổ phần bằng giá đấu giá bình quân, thời hạn cho phép chuyển nhượng cổ phần, đồng tiền thanh toán.

3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Hiệu quả hoạt động của công tyđo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả tổ

chức như xây dựng bộ máy quản lý khoa học có trình độ chuyên môn cao, xây dựng thương hiệu uy tín cho công ty. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở

chương 2 cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty là một trong các nhân tố

tác động mạnh đến cấu trúc vốn. Hiệu quả tổ chức kém sẽảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh kém thì khả năng tích lũy vốn kém dẫn

đến những khó khăn trong quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Cụ thể

trong quyết định xây dựng cấu trúc vốn khi hiệu quả hoạt động kém, khả năng tiếp cận nguồn vốn kém công ty sẽ gặp trở ngại trong quyết định xây dựng cấu trúc vốn hợp lý. Chính vì vậy giải pháp để công ty xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý là nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Có rất nhiều biện pháp để

công ty hoạt động hiệu quả như: phát triển thị trường mới trên cơ sở xây dựng thương hiệu công ty, xây dựng nguyên tắc để kiểm soát và đánh giá các khoản

đầu tư, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý tài chính… Ở bài viết này tác giả

chú trọng đến 2 khía cạnh là nâng cao năng lực quản trị công ty và nâng cao năng lực quản lý tài chính.

3.3.3.1 Nâng cao năng lc qun trcông ty

Xây dng thương hiu công ty

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO cả công ty và Chính phủ điều chú trọng nhiều hơn trong việc xây dựng thương hiệu DN, vì đây là tiêu chí đầu tiên để phát triển thị trường nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. Theo tạp chí Nation’s Bussiness Magazine, “Xây dựng thương hiệu là một khái niệm được nhiều người quan tâm nhất trong các hoạt động Marketing hiện nay. Và số

lượng những ông chủ của các DN nhỏ theo đuổi việc xây dựng thương hiệu, cái được coi như là ngọn đèn hải đăng trên con đường phát triển DN đang ngày càng tăng lên”(9). Để xây dựng thương hiệu công ty cần tập trung vào các khía cạnh sau:

(9) Xây dựng thương hiệu cho DN nhỏ (2009), http://wwwdiaoonline.vn, truy xuất ngày 06/07/2009

Về phía công ty xây dựng thương hiệu công ty với một logo, lời cam kết hay hệ thống nhận diện thương hiệu tốt chưa đủ. Thương hiệu phải được xây dựng theo hướng tiếp cận bốn chiều. Đó là người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhân viên và những người có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong toàn bộ chiến dịch xây dựng thương hiệu. Thương hiệu không chỉ được xây dựng qua hoạt động quảng cáo, PR mà còn liên quan và chịu tác động bởi trải nghiệm của người tiêu dùng. Muốn chiếm lĩnh tâm trí, trải nghiệm đó, cần quan tâm đến các công cụ khác như: xây dựng, phát triển kênh phân phối, hệ

thống thông tin quản lý, định giá, thói quen mua hàng, tổ chức dịch vụ chăm sóc khách hàng…Ngoài ra công ty cần tham gia vào chương trình tiếp thị

Supperbrand đây là chương trình hàng đầu thế giới về tiếp thị thương hiệu do công ty Supperbrands bình chọn, chương trình này được khởi động tại Việt Nam vào tháng 12/2009 và đã đưa ra danh sách 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

Về phía chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài với lãi suất thấp; tiếp tục triển khai và hoàn thiện “Chương trình Thương hiệu Quốc gia”(10) mà Cục Xúc Tiến Thương Mại đảm trách.

Xây dng mô hình thành viên hi đồng qun trđộc lp

Một số biện pháp được đề xuất để công ty vận dụng nghiêm túc mô hình thành viên hội đồng quản trị độc lập vào trong quản lý nhầm phát huy vai trò của thành viên hội đồng quản trịđộc lập:

(10) Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai. Chương trình hướng tới mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụđa dạng, phong phú với chất lượng cao.

 Tăng cường sự có mặt của các thành viên hội đồng quản trị độc lập trong hội đồng quản trị và củng cố vai trò của Ban kiểm soát bao gồm giám sát lập báo cáo tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thành viên của Ban kiểm soát phải là thành viên độc lập có phẩm chất phù hợp.

 Luật Doanh nghiệp cần xác định rõ khái niệm thành viên hội đồng quản trị độc lập, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên hội đồng quản trị độc lập, quy định công ty niêm yết phải có số lượng tối thiểu các thành viên độc lập và cung cấp hướng dẫn về tiêu chuẩn và thủ tục đề cử

các thành viên hội đồng quản trịđộc lập.

 Thành lập Hiệp hội Các thành viên hội đồng quản trị độc lập, các thành viên này sẽ giám sát, cố vấn và hài hòa lợi ích của các nhóm cổ đông và Các thành viên hội đồng quản trị không được phép tham gia hội đồng quản trị của nhiều hơn một số lượng công ty nhất định.

Ở các nước trên thế giới, vai trò của những chuyên gia này rất được coi trọng, còn tại Việt Nam khi tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

được đẩy nhanh và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, thị trường vốn phát triển và tạo ra những kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng thì sự xuất hiện của các thành viên hội đồng quản trị độc lập càng trở nên cần thiết hơn bao giờ

hết.

3.3.3.2 Nâng cao năng lc qun lý tài chính

Nhìn chung các công ty xây dựng – BĐS có qui mô vừa và lớn là những DN nhà nước cổ phần hóa nên trình độ quản lý còn hạn chế. Một số

biện pháp giúp công ty nâng cao năng lực quản lý tài chính là:

Th nht: Công ty phải đào tạo, tuyển dụng đội ngủ nhân viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính, có khả năng ứng dụng công cụ tài chính trong xây dựng cấu trúc vốn và đặc biệt có năng lực phân tích và dự báo xu hướng tài chính toàn cầu. Một giám đốc tài chính sẽ đảm nhiệm chức năng

này, nhưng mâu thuẩn giữa quyền lợi và trách nhiệm của nhà quản lý luôn đặt thành vấn đề theo lý thuyết ủy quyền tác nghiệp, Jensen và Meckling (1976) cho rằng: Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý, thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại đến quyền lợi của cổ đông. Như vậy công ty phải có cơ chế để kiểm soát chi phí ủy quyền - tác nghiệp để đảm bảo lợi ích của cổđông.

 Một cấu trúc vốn có sử dụng nợ sẽ gia tăng kiểm soát từ phía chủ nợ đối với người quản lý, phía chủ nợ sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, giải ngân theo tiến độ. Điều này sẽ

ngăn chặn các nhà quản lý đầu tư vào những dự án NPV âm.

 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Th hai: Ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong xây dựng cấu trúc vốn: theo lý thuyết trật tự phân hạng trình tự ưu tiên lựa chọn nguồn vốn của công ty là lợi nhuận giữ lại, vốn vay bên ngoài, sau cùng là phát hành cổ phần mới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2 cho thấy DN Việt Nam đang có xu hướng đi ngược lý thuyết trật tự phân hạng: các DN đua nhau phát hành cổ

phần mới, kế đến là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Do những thuận lợi từ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán từ năm 2006 đến đầu năm 2008 đi kèm với luật bảo vệ nhà đầu tư chưa hình thành, nhiều công ty đang bị HĐQT “thao túng” họ ủng hộ và tìm mọi cách để tăng vốn, phát hành cổ phiếu vì người được lợi lớn là những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn, nhất là các vị trong HĐQT do các cổ đông hiện hữu này thường được mua theo giá bằng mệnh giá và được hưởng giá trị chênh lệch từ việc giá tăng cao. Hậu quả

giá cổ phiếu tụt giảm 70-80%, VN-Index ở mức đáy 234,66 điểm vào ngày 24/2/2009(11), ảnh hưởng từ việc phát hành ồ ạt cổ phần mới dẫn đến mặt trái của tình trạng thừa thải tài chính là các công ty đã đầu tư tràn lan, đặc biệt vốn huy động được đem quay ngược lại đầu tư tài chính đó là lĩnh vực mà công ty không có chuyên môn sâu dẫn đến thua lỗ nặng. Như vậy việc ứng dụng lý thuyết trật tự phân hạng sẽ giúp công ty xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý, phòng ngừa rủi ro tài chính.

Th ba: Thường xuyên theo dõi các phân tích dự báo xu hướng thị trường tài chính thế giới, khu vực và trong nước. Mặc dù giai đoạn hiện nay thị trường tài chính Việt Nam chưa thật sự hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thế

giới nhưng những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 cho thấy các công ty Việt Nam không đủ khả năng để ứng phó với những biến

động của thị trường tài chính do khả năng phân tích dự báo kém. Vì vậy các công ty cần chú trọng đến vai trò phân tích dự báo xu hướng thị trường tài chính toàn cầu, trên cơ sở đó lập ra kế hoạch tài chính dài hạn. Để thực hiện chức năng này nhà quản lý phải cập nhật thường xuyên thông tin kinh tế trên

Một phần của tài liệu xây dựng cấu trúc vốn của công ty cổ phần ngành xây dựng – bđs (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)