Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tài chính góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 32 - 35)

II. Thực trạng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lu động tại Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Thực phẩm Hà nội.

2. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Thực Phẩm Hà nội.

2.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.

2.2.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền.

Để sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải dự trữ một lợng tiền nhất định đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết nh: mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán các khoản chi phí….Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đảm bảo cho tình hình tài chính luôn ở trạng thái bình thờng, ổn định. Vốn bằng tiền ở Công ty bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng, không có tiền đang chuyển. Sự biến động trong cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty đợc thể hiện ở biểu số 8.

Qua biểu số 8 chúng ta có thể thấy rằng vốn bằng tiền của Công ty đầu năm là 1.269.922.843 đồng, cuối năm là 2.719.494.561 đồng, tăng thêm so với đầu năm là 1.449.571.718 đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng là 114,15%.

Vốn tiền mặt tại quỹ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi Ngân hàng. Đầu năm 2005 tiền mặt tại quỹ là 724.104.285 đồng chiếm tỷ trọng là

57,02% tổng vốn bằng tiền. Cuối năm tiền mặt tại quỹ của Công ty tăng đạt 1.427.253.317 đồng, tăng 703.149.032 đồng so với đầu năm. Nhng do tỷ lệ tăng của tiền mặt chậm hơn tốc độ tăng của vốn bằng tiền nên tỷ trọng của tiền mặt cuối năm 2005 giảm còn 52,48%. Tiền mặt tại quỹ tăng là do trong năm vừa qua Công ty đã thực hiện tốt việc thu hồi nợ, đồng thời sản phẩm tiêu thụ tăng, doanh thu tăng và Công ty thu đợc tiền hàng ngay, số tiền khách hàng nợ khách hàng ít hơn.

Phần còn lại là tiền gửi Ngân hàng. Đầu năm 2005 Công ty gửi tại Ngân hàng 545.818.558 đồng chiếm tỷ trọng là 42,98% tổng vốn bằng tiền. Cuối năm tiền gửi Ngân hàng của Công ty tăng lên đến 1.292.241.244đồng, tăng 746.422.686đồng so với đầu năm. Nhng do tốc độ tăng của tiền gửi Ngân hàng nhanh hơn tốc độ tăng chung của vốn bằng tiền nên tỷ trọng của tiền gửi Ngân hàng cuối năm tăng lên đến 47,52%.

Vào thời điểm cuối năm Công ty đã thu hút đợc một khối lợng khá lớn khoản phải thu từ khách hàng trớc đó cha thu đợc. Thêm vào đó việc bán hàng cuối năm cũng khá thuận lợi do vào dịp lễ tết, đặc biệt là tết Nguyên đán nhu cầu về thực phẩm tăng nhanh. Do đó làm tăng vốn bằng tiền của Công ty.

Nhìn chung Công ty phân bổ các khoản mục vốn bằng tiền nh vậy là cha hợp lý lắm vì tỷ trọng tiền mặt tại quỹ lớn và có sự biến động lớn. Tiền mặt tai quỹ nhiều quá gây ứ đọng vốn. Doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng tiền gửi Ngân hàng trong vốn bằng tiền vì nh vậy sẽ vừa đảm bảo an toàn, vừa có lãi, tránh rủi ro hối đoái. Ngoài ra việc có một lợng tiền ổn định trong tài khoản tiền gửi Ngân hàng sẽ giúp Công ty có thể đặt mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất năm sau. Đồng thời góp phần nâng cao khả năng thanh toán của Công ty và Công ty cũng dễ dàng vay vốn từ Ngân hàng cũng nh các tổ chức tín dụng.

2.2.2. Khả năng thanh toán của Công ty.

Vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác. Do đó quy mô vốn bằng tiền quyết định khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt nó quyết định khả năng thanh toán tức thời. Nếu công ty có đủ lợng tiền cần thiết thì sẽ không chỉ đảm bảo an toàn tài chính mà còn chủ động trong kinh doanh. Tuy nhiên lợng vốn bằng tiền quá lớn sẽ ảnh hởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn và gây ứ đọng vốn. Để thấy rõ hơn nguồn thanh toán và các khoản thanh toán chúng ta xem xét bảng số 9.

Biểu số 9: Chênh lệch các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của công ty. Nh chúng ta biết, công ty đang sử dụng nợ vay khá nhiều. Để trang trải cho các khoản nợ vay này, công ty có thể huy động từ nhiều nguồn nh: vốn bằng

tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tạm ứng. Năm vừa qua số tiền mà công ty phải thanh toán luôn lớn hơn số tiền mà công ty có thể sử dụng để thanh toán. Nh vậy công ty đã chiếm dụng một khối lợng khá lớn làm VKD cho mình. Đây là một hình thức tài trợ vốn phổ biến ở các doanh nghiệp. Đi đôi với lợi thế sử dụng vốn chiếm dụng công ty có thể bị đứng trớc rủi ro tài chính lớn, mất khả năng thanh toán khi công việc kinh doanh gặp khó khăn.

Khả năng thanh toán đợc biểu hiện qua số vốn hoặc tài sản hiện có mà công ty có thể sử dụng để thanh toán cho các khoản nợ, đặc biệt là các khoản vốn bằng tiền có thể thanh toán tức thời các khoản nợ.

Để đo lờng khả năng thanh toán của một công ty, ngời ta có thể sử dụng các hệ số khả năng thanh toán nh: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời; hệ số khả năng thanh toán nhanh; hệ số khả năng thanh toán tức thời. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng thanh toán của công ty chúng ta cần xem xét chi tiết từng hệ số. ( Xem biểu số 10 ).

a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2005 đều lớn hơn 1, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty có khả năng đảm bảo các khoản nợ từ bên ngoài. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đầu năm là 1,06 tức là Công ty cứ đi vay một đồng thì có 1,06 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán hiện thời ở thời điểm cuối năm giảm 0,01 đồng so với đầu năm, cho thấy khả năng thanh toán của Công ty có xu hớng giảm. Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty hệ số khả năng thanh toán giảm là do công ty đã huy động thêm một lợng vốn từ bên ngoài là:

18.056.466.734 – 17.128.643.472 = 927.823.262 đồng. Trong khi tài sản chỉ tăng:

18.990.737.832 – 18.128.643.472 = 862.094.360 đồng.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty trong năm qua tuy lớn hơn 1 nhng có thể thấy là còn thấp, điều này có thể dẫn tới những bất lợi cho tình hình tài chính của Công ty trong thời gian tới.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty trong thời gian ngắn. Do hàng tồn kho là một bộ phận VLĐ khó chuyển đổi thành tiền nhất nên khi tính hệ số này cần phải trừ khoản mục này.

Nh đã trình bày ở trên trong kết cấu VLĐ của Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Thực phẩm Hà nội thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,48% vào đầu năm và cuối năm là 57,44%). Công ty có đặc điểm là vừa kinh

doanh vừa chế biến nên luôn phải dự trữ một lợng hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu thị trờng và sản xuất. Vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn khiến cho hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn nhiều so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Chúng ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty ở đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ có thời hạn dới 1 năm của Công ty là thấp và giảm dần về cuối năm. Hệ số khả năng thanh toán nhanh thấp sẽ ảnh hởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty. Hàng tồn kho có độ thanh khoản kém trong TSLĐ nên khi cần cha chắc Công ty đã bán đợc ngay và thu về một khoản tiền tơng đơng với lúc bỏ ra mua chúng. Công ty sẽ bị lỗ, đồng thời Công ty cũng có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Thực tế tình hình hiện nay các khoản phải thu cha hẳn đã dễ dàng chuyển thành tiền, việc nợ dây da không tuân thủ kỷ luật thanh toán hầu nh vẫn luôn xảy ra. Để loại trừ độ trễ của các khoản phải thu, ta cần quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ tới hạn vào bất kỳ thời điểm nào bằng tiền. Đây đợc coi là hệ số đánh giá chính xác nhất khả năng thanh toán của Công ty tại một thời điểm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu năm và cuối năm của Công ty đều rất nhỏ (đầu năm là 0,07; cuối năm là 0,15). Cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngay lập tức, vì vào lúc cấp thiết công ty có thể buộc phải các biện pháp bất lợi nh bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Mặc dù hệ số này còn thấp nhng có thể thấy công ty đã cố gắng trong việc đẩy hệ số thanh toán tức thời tăng 0,08. Sở dĩ nh vậy vì tốc độ tăng của vốn bằng tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

Từ những phân tích trên ta thấy: khả năng thanh toán của Công ty là tơng đối thấp và có xu hớng giảm dần về cuối năm. Đặc biệt là khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh mặc dù cha cao nhng vẫn bị giảm, và khả năng thanh toán tức thời tuy có tăng lên nhng vẫn còn rất thấp. Từ đây có thể thấy khả năng phản ứng nhanh của Công ty với các khoản nợ ngắn hạn còn rất thấp, có khả năng gặp rủi ro trong thanh toán các khoản nợ có thời hạn dới một năm của công ty. Công ty cần phải cố gắng nhiều để không chỉ ổn định mà còn đẩy cao khả năng thanh toán của mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tài chính góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh nhà nước một thành viên thực phẩm hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w