Đánh giá tổng quát về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nghệ an (Trang 52 - 55)

quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An thời gian qua.

1- Ưu điểm:

- Lực lợng lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, chất lợng đã có bớc chuyển trên cơ sở cũng cố và mở rộng quy mô dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động.

- Nhận thức về việc làm và ý thức tự tạo việc làm để tăng thu nhập đã có sự thay đổi trong nhân dân. Với phơng châm nhà nớc và nhân dân cùng làm, thực hành tiết kiệm, tập trung vốn đầu t phát triển sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với thị trờng, cùng với các chính sách khuyến khích thích hợp, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ đã phát triển mạnh; một số làng nghề đợc khôi phục, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới trong các lĩnh vực, nhất là mô hình trang trại, tổng đội thanh niên xung phong làm kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc làm cho lao động đợc giải quyết theo hớng phong phú hơn, thực tế hơn.

- Phân công lao động xã hội đã từng bớc chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; theo hớng rút bớt lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; đa dạng hoá việc làm trong các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nhiều vùng.

- Công tác chỉ đạo thực hiện chơng trình việc làm đã có bớc chuyển biến, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đã từng bớc gắn vấn đề giải quyết việc làm với nhiệm vụ chính trị của mình.

2. Tồn tại.

- Lực lợng lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An tuy đông nhng phần lớn là lao động phổ thông, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhiều ngành không có hoặc có rất mỏng; đặc biệt là vùng trung du và miền núi.

- Tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động cha cao, một bộ phận vẫn không chịu khó trong làm việc để cho hiệu quả và thu nhập cao hơn, vẫn mang nặng t tởng thích làm thầy hơn làm thợ và chỉ muốn làm việc

trong các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhà nớc. Năng suất lao động đạt ở mức thấp.

- Sức ép về tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn căng thẳng. Việc sử dụng thời gian lao động đang gây lãng phí lớn.

- Phân công lao động xã hội và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đang phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của cơ chế thị trờng; sự can thiệp của nhà nớc tuy đã đợc quan tâm nhng cha đủ mạnh để tao nên bớc chuyển biến quan trọng trong giải quyết việc làm.

- Việc chỉ đạo thực hiện các chơng trình việc làm thời gian qua cha đợc các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, cả về nhận thức, đầu t và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong các chơng trình cha gắn đợc chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động và hiệu quả giải quyết việc làm. Công tác quản lý nhà nớc về lĩnh vực lao động- việc làm, thông tin thị trờng lao động và hoạt động dịch vụ việc làm còn nhiều hạn chế. Tính xã hội hoá trong giải quyết việc làm cha cao.

3- Nguyên nhân.

3.1- Khách quan:

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn ở mức thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn yếu, khả năng đầu t phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất l- ợng lao động để tạo việc làm và cơ hội cho ngời lao động tìm việc làm và tự tạo việc làm đang hạn chế.

- Quy mô dân số và lao động lớn luôn là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm cho ngời lao động. Vùng trung du và miền núi rộng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhng dân c phân bố và lao động đợc hình thành mang tính tự nhiên, thiếu hợp lý.

- Cơ sở hạ tầng, nhất là các xã miền núi về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin còn nhiều khó khăn, hạn chế phát triển sản xuất, sinh hoạt, đời sống, tiêu thụ sản phẩm của nhân dân

3.2- Chủ quan:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo chơng trình việc làm cha đợc các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho ngời lao động hàng năm cha trở thành kế hoạch của các ngành, các cấp và các chơng trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc làm và tự tạo việc làm cho bản thân cha đợc chú trọng.

- Đầu t cho đào tạo nghề còn yếu, dẫn đến chất lợng lao động thấp. Việc chỉ đạo triển khai Nghị quyết 17 của Ban thờng vụ tỉnh uỷ về việc triển khai Nghị quyết đaị hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV cha đợc các ngành, các cấp triển khai đồng bộ.

- Nguồn lực đầu t cho giải quyết việc làm còn thấp. Việc sơ tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm có hiệu quả trên địa bàn cha đi vào nề nếp. Các doanh nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động hoạt động còn yếu, hiệu quả thấp.

Chơng III: Phơng hớng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp,

nông thôn tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn nghệ an (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w