0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Một số giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện các công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI (Trang 52 -56 )

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN

4.1.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện các công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động nhập khẩu

tương thích với các thể chế Quốc tế và khu vức mà Việt nam tham gia cam kết. Theo đó, việc hoàn thiện từng công cụ kinh tế của Nhà nước phải phù hợp với “luật chơi chung”, các “thước đo chung” của Thế giới, đặc biệt là của WTO.

 Hoàn thiện các công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phải tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện công cụ kinh tế theo hướng thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả hơn, phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tham gia hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế.

4.1.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện các công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thúc đẩy hoạt động nhập khẩu

4.1.2.1. Đối với công cụ thuế quan

Việc cần thiết cho tiến trình hoàn thiện thuế quan trong thời kỳ tới là thực hiện đầy đủ việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo các lộ trình đã cam kết với các Tổ chức Quốc tế và trong các Hiệp định Thương mại, đặc biệt là cam kết với WTO; khắc phục quan điểm chỉ chú trọng hỗ trợ đầu ra, ít chú trọng hỗ trợ đầu vào. Xu hướng chung của Thế giới là các nước sửa đổi thuế nhập khẩu theo hướng hạ thấp mức thuế, đơn giản hóa cơ cấu thuế quan, ít thuế suất và các thuế suất chênh lệch nhau nhưng không lớn.

Cần tiến hành thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, vì việc sử dụng thuế quan vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vừa cải thiện tính minh bạch của chính sách thương mại, và quan trọng hơn là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các quy định của WTO không xác định cụ thể các nước buộc phải dụng loại thuế nào nhưng trên thực tế, hầu hết các biểu thuế quan nhập khẩu của các nước được xác lập trên cơ sở thuế phần trăm. Trong một số trường hợp, thuế cố định và thuế tuyệt đối

thay thế cũng có thể được cam kết, xuất phát từ thực tiễn thuế quan của từng nước và trong từng thời kỳ phát triển kinh tế cụ thể. Đồng thời, Nhà nước cũng cần từng bước xây dựng và sử dụng thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, chống độc quyền; hạn chế sự phức tạp của các thủ tục Hải quan, đơn giản hóa và mẫu hóa thống nhất các loại hóa đơn, chứng từ.

Áp dụng định hướng chung đó cho vấn đề hoàn thiện chính sách thuế, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu một cách cụ thể, chi tiết và nhất quán theo hướng minh bạch hóa, đơn giản hóa, hội nhập hệ thống thuế quan khu vực và Thế giới, phù hợp với những quy định của WTO.

Để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống thuế quan, mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với việc áp dụng với việc áp dụng Luật thuế GTGT đối với hàng Nhập khẩu. Trong điều kiện phải giảm thuế nhập khẩu, để đảm bảo nguồn thu ngân sách và định hướng tiêu dùng, cần sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT theo hướng áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng tiêu dùng nhập khẩu đã nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt; giảm thuế suất thuế GTGT đối với các sản phẩm thuộc các ngành có ý nghĩa chiến lược như nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhằm giảm chi phí đầu vào cho một số ngành sản xuất chủ yếu và để doanh nghiệp không phải ứng trước tiền thuế, khuyến khích hoạt động nhập khẩu các sản phẩm này.

Các ưu đãi, miễn giảm thuế để khuyến khích nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại là những biện pháp thuế quan cần thiết trong giai đoạn đầu của chiến lược Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa Đất nước. Song, các biện pháp này cũng chỉ nên áp dụng trong một thời gian nhất định, phù hợp với trình độ phát triển và từng giai đoạn của lộ trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa , sau đó cần giảm dần và chuyển sang các hình thức ưu đãi khác phù hợp với tình hình chung.

thiệt hại cho Thế giới nói chung. Khi chính phủ một nước đánh thuế nhập khẩu quá cao thì nước đó phải chịu thiệt hại về sản xuất và tiêu dùng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng buôn lậu, lẩn tránh hàng rào thuế quan.

Như vậy, thuế quan nhập khẩu có nhiều mặt ưu nhược điểm, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng nước. Trong hầu hết các nền kinh tế đang phát triển, cơ cấu thuế xuất nhập khẩu được chia theo những mức khác nhau:

Thuế suất cao nhất thường đánh vào các mặt hàng tiêu dùng cao cấp, đặc biệt là hàng xa xỉ;

Thuế suất trung bình đánh vào các loại hàng bán thành phẩm;

Thuế suất thấp nhất, thậm chí bằng 0 thường đánh vào các loại là Tư liệu sản xuất và các loại máy móc, thiết bị, công nghệ cao.

Một hoạt động quan trọng hơn cả là Nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về thu thuế, hoàn thuế, thoái thuế… Đối với các trường hợp miễn thuế quan, cần sớm chuyển sang hệ thống miễn thuế tự động dựa trên các yếu tố đầu vào- đầu ra và có thể áp dụng cho công tác hoàn thuế.

Để ngăn ngừa và xử lí các hành vi trốn lậu thuế, cần tăng cường phối hợp hoạt động giữa cơ quan thanh tra liên ngành, hải quan, công an kinh tế và ngành Tòa án, nhất là trong việc xử lí các hành vi lợi dụng Chính sách hoàn thuế, thoái thuế, miễn thuế của Nhà nước để gian lận, trốn thuế. Đồng thời cũng phải tiến hành cải cách cơ chế và thủ tục khai nộp thuế theo hướng đơn giản, nhanh gọn, minh bạch và đúng pháp luật.

4.1.2.2. Đối với công cụ tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần tiếp tục duy trì tỷ giá hối đoái hợp lí theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, tiếp tục áp dụng tỉ giá thả nổi có quản lí, góp phần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh

doanh xuất nhập khẩu. Theo đó, Nhà nước có thể sử dụng mềm dẻo công cụ tỉ giá, điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, song vẫn phải đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vào vị trí ưu tiên hàng đầu.

Gần đây, có nhiều nước thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có quản lí, đề phòng suy thoái kinh tế và lạm phát. Vì nếu để đồng tiền mất giá quá lớn, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, có thể sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong nước, song nguy cơ bùng nổ lạm phát lại tăng. Ngược lại, nếu để đồng tiền trong nước tăng giá quá cao thì tuy lạm phát có thể giảm, nhưng cán cân ngoại thương sẽ xấu đi, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, kéo theo gia tăng chi phí sản xuất trong nước và thu hẹp công ăn việc làm, dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế.

Như vậy, Nhà nước cần tìm ra một cơ chế hối đoái thích hợp, xét đến những đặc điểm có tính quyết định của nền kinh tế, bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới, mức độ tập trung thương mại, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng lạm phát… Từ đó lựa chọn và giải quyết chính sách tỷ giá hôi đoái hợp lí nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng xu hướng của thời đại.

Cùng với việc thực hiện mục tiêu ổn định giá, việc sử dụng công cụ tỉ giá phải góp phần từng bước nâng cao uy tín của đồng Việt Nam, tạo những tiền đề cần thiết để đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi. Cần từng bước xóa bỏ sự bất hợp lí về việc gắn quá chặt đồng Việt nam vào đôla Mỹ trong khi ta có quan hệ kinh tế với hơn 170 nước mà rất nhiều trong số đó đồng tiền của họ không phải là đôla. Vì vậy cần nhanh chóng xúc tiến chuyển sang điều hành tỉ giá đa phương qua một số đồng ngoại tệ mạnh gồm đôla Mỹ, Yên Nhật, và EUR.

Mục tiêu trước nhất của việc sử dụng tỉ giá trong thời kỳ tới là tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt nam, của doanh nghiệp Việt Nam và của nền kinh tế.

4.1.2.3. Đối với công cụ tín dụng

Các công cụ tín dụng cần được điều chỉnh theo hướng góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất. Cụ thể là giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm cung cấp đầu vào cho sản xuất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hạ giá bán các yếu tố sản xuất mà vẫn đảm bảo được lợi ích cho họ.

Chính phủ cũng cần nhanh chóng thành lập các ngân hàng hỗ trợ phát triển và tín dụng, hoạt động với tính chất là một ngân hàng chuyên phục vụ xuất nhập khẩu với mục tiêu tập trung toàn bộ các công cụ hỗ trợ tín dụng, ưu đãi tín dụng vào một kênh duy nhất. Qua đó, Nhà nước tập trung tín dụng trung và dài hạn cho đầu tư phát triển công nghệ, nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có đủ sức cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cần tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại của Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, tăng vốn cho các ngân hàng thương mại bằng cách chào bán cổ phần, cổ phiếu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để cùng tham gia góp vốn và chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, Nhà nước cũng nên thiết lập và củng cố các công cụ kinh tế khác để

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI (Trang 52 -56 )

×