CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1. Những thành tựu chủ yếu về nhập khẩu hàng hóa của Việt nam những năm vừa qua
những năm vừa qua
Bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra trên toàn Thế giới, thấm vào từng mạch máu kinh tế của Quốc gia, cộng thêm hệ thống pháp luật về thương mại Quốc tế ngày càng hoàn chỉnh, hoạt động xuất nhập của Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động, đặc là trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Hoạt động nhập khẩu đã tạo được nguồn vốn và thị trường để đảm bảo nhập khẩu vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ đáp ứng cơ bản về nhu cầu đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa là tư liệu sản xuất, giảm nhanh tỷ trọng hàng tiêu dùng. Năm 2000, tư liệu sản xuất chiếm xấp xỉ 95% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt nam; trong đó, máy móc thiết bị chiếm khoảng 26- 27%. Từ năm 2001 trở đi, tỷ trọng máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt nam
Đơn vị: % Nhóm hàng nhập khẩu 1990 2000 2001 2002 2003
- hàng tư liệu sản xuất 85 95 92 92.5 93.3
+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng 27 30.5 30.7 29.8
+ Nguyên vật liệu 68 61.5 62.2 63.5
- Hàng tiêu dùng 15 5 7.9 7.1 6.7
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê 1991, 2001, 2002, 2003 Tổng cục Thống kê
Sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, kim ngạch ngoại thương Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng 5 tỉ USD năm 2003, riêng 9 tháng năm 2004 đã đạt trên 4 tỉ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm trước, đưa Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Điều đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực của Hiệp định đối với thương mại Việt Nam. Đây là một tín hiệu tốt bởi Hoa Kỳ là thị trường công nghệ nguồn hàng đầu thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta có được các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết mà trong nước chưa làm được để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như nguyên phụ liệu của ngành dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và vi tính, chất dẻo nguyên liệu, hay các vật tư cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống như phân bón, sắt thép, tân dược... Điều này được phản ánh trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ: năm 2002, các sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm tới 75% tổng trị giá nhập khẩu từ Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là các sản phẩm máy móc và thiết bị giao thông, nguyên liệu và vật tư phục vụ cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2003, tỷ trọng nhập khẩu các
móc, thiết bị đạt 709,4 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 61,5% so với 2002, nhập khẩu các nguyên liệu và vật tư cần thiết khác đạt 173,7 triệu USD bằng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu....
Trong lĩnh vực nhập khẩu, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường khu vực và thế giới vào Việt Nam đạt 37 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2004. Mặc dù ta vẫn nhập siêu nhưng tỷ lệ nhập siêu đó đã giảm so với trước và điều quan trọng hơn cả: sự nhập siêu đó là cần thiết cho quá trình CNH,HĐH đất nước. Tuy còn nhập siêu ở mức cao nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát của nhà nước ta như Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội X của Đảng đã nhận định. Điều cần nói thêm là nhập siêu cao đã trở thành tính quy luật đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH nền kinh tế. Ví dụ giai đoạn 1980-1985 tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc là 11% (năm cao nhất là 20%), của Thái Lan là 39%, của Philippin là 40%...Nhìn chung, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam những năm vừa qua đã đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu tiêu dùng hợp lý của nhân dân. Những mặt hàng thiết yếu vẫn được nhập khẩu cân đối cung cầu như: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, các máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại… Nhập khẩu chủ yếu trong thời gian qua là máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào... phục vụ cho nhu cầu đầu tư của Nhà nước và của doanh nghiệp. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi tăng nhập khẩu thông qua tăng đầu tư trong nước thì hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một sự tăng trưởng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhìn dưới góc độ này, nhập khẩu cao là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Ở Việt Nam, khi tình hình tài chính, tiền tệ diễn biến có lợi cho việc cung ứng ngoại tệ như thời gian qua, thì việc tranh thủ nhập khẩu để đầu tư cũng là điều cần thiết.
Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng quan trọng trong nhập khẩu hàng hóa, nhất là trong nhập khẩu máy móc, thiết bị và công
nghệ hiện đại. Đến nay, phần lớn các loại máy móc này đều được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhờ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.