Các công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí hoạt động nhập khẩu 1 Công cụ thuế quan

Một phần của tài liệu pháp luật quốc tế và luật việt nam quy định hoạt động nhập khẩu. thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 28 - 32)

4 Điều 18 khoả n1 Công ước Viên

2.4.Các công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí hoạt động nhập khẩu 1 Công cụ thuế quan

2.4.1. Công cụ thuế quan

Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu khi qua hải quan của một nước. Như vậy, thuế quan nhập khẩu là khoản thu do Nhà nước đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đó làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.

Chính sách thuế quan của Nhà nước thể hiện trước hết thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn công cụ thuế quan thể hiện trước hết và chủ yếu là qua các biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu.

Có nhiều loại thuế quan nhập khẩu khác nhau, nhưng nhìn chung chúng được phân chia thành 3 loại như sau:

-Thuế phần trăm thông thường: được thể hiện là một con số phần trăm của giá tính thuế hàng nhập khẩu. Hiện nay, trên Thế giới, đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất.

-Thuế phi phần trăm, gồm:

+Thuế tuyệt đối: thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Trong số các loại thuế phi phần trăm thì loại thuế này được các nước áp dụng nhiều nhất.

+Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hoặc thuế tuyệt đối, tùy thuộc vào mức nào cao hơn.

+Thuế kết hợp: kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.

 Một số loại thuế quan đặc biệt:

+Hạn ngạch thuế quan: là một loại thuế với hai mức thuế suất căn cứ vào số lượng hàng hóa nhập khẩu. Loại thuế này được áp dụng theo phương thức: trong một

một số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch còn tất cả số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Hạn ngạch thuế quan có 3 tác động chính là:

 Kiểm soát nhập khẩu theo số lượng hàng được cấp hạn ngạch;

 Cân bằng cạnh tranh và bảo hộ ở số lượng và thuế suất trong hạn ngạch;

 Hạn chế cạnh tranh bằng thuế suất cao khi khối lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch.

+Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp

Đây là một loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.

Thuế đối kháng được áp dụng nhằm đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác. Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù họ có lợi thế cạnh tranh cao hơn nếu xét trong thị trường cạnh tranh tự do. Hoặc xảy ra tình trạng hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp.

Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra theo đúng các quy tắc của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng hóa thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định được có mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại sẽ là cơ sở để áp dụng thuế đối kháng. Cũng theo quy

định của WTO, thuế đối kháng chỉ được áp dụng tối đa là 5 năm, trừ khi cơ quan chức trách thấy rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra vẫn tiếp tục hoặc có tiềm năng tái diễn.

+Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, chống lại và đối phó với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc bán phá giá một sản phẩm xảy ra khi giá xuất khẩu 1 sản phẩm thấp hơn giá hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu.

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng có thể gây ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động thương mại do sự kéo dài, bất ổn định, không chắc chắn vốn có của sự việc này. Hơn nữa, để thực thi biện pháp thuế chống bán phá giá, đòi hỏi các nước phải thiết lập các thể chế thương mại phù hợp mà việc này thì lại rất tốn kém, khó khăn đối với các nước đang phát triển.

+Thuế bổ sung: là loại thuế được đặt ra để thực hiện biên pháp tự vệ đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể áp dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như kết luận hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá nhanh với mức giá quá thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một ngành sản xuất nào đó trong nước.

Cho đến nay, thuế quan nhập khẩu vẫn là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong chính sách thương mại của các Chính phủ trên Thế giới. Đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả Thế giới. Nhưng đối với một nên kinh tế lớn, khi đánh thuế nhập khẩu cao sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả Thế giới ở những mức độ khác nhau đối với các mặt hàng có dung lượng thị trường tiêu thụ lớn. Thuế nhập khẩu tạo ra sự phận phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá cao hơn), đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của Quốc gia khác.

Thuế quan nhập khẩu có rất nhiều mặt tích cực. Ngoài ý nghĩa quan trọng nhất là bảo về nền sản xuất trong nước như đã nói ở trên, do thuế nhập khẩu có tính minh bạch nên dù đó là mức thuế cao hay thấp cũng cho phép nhà nhập khẩu lượng hóa được cơ hội tiếp cận thị trường tại mỗi Quốc gia để chủ động đề ra phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu pháp luật quốc tế và luật việt nam quy định hoạt động nhập khẩu. thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 28 - 32)