Công cụ tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu pháp luật quốc tế và luật việt nam quy định hoạt động nhập khẩu. thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.2.Công cụ tỷ giá hối đoá

Trong khoảng chục năm trở lại đây, tỷ giá giữa VNĐ so với USD tăng dần với biên độ dao động khá mềm dẻo và linh hoạt theo xu hướng giá VNĐ giảm dần. Sau “cú sốc tỷ giá” tháng 8/1998 (phá giá mạnh đồng Việt Nam) đã đẩy giá thị trường tự do lên, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng tăng mạnh (năm 199 là 14.004 VNĐ/1USD, năm

2000 là 14.501 VNĐ/1USD, năm 2002: 15.430 VNĐ/1USD, năm 2003: 15.560 VNĐ/1USD, và đến nay là khoảng 16.050 VNĐ/1USD).

Thực tiễn biến động tỷ giá hối đoái theo xu hướng tỷ giá giữa VNĐ và đôla Mỹ ngày càng tăng và thường xuyên bị điều chỉnh đã gây một số khó khăn cho các nhà nhâp khẩu.

Hơn một thập kỷ qua, việc Nhà nước ta sử dụng công cụ tỷ giá chủ yếu là nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô nên tác động của tỷ giá này đến xuất nhập khẩu hàng hóa chưa rõ nét. Việc sử dụng công cụ kinh tế này nhằm mục tiêu điều chỉnh nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ chưa thể hiện rõ hiệu quả.

3.2.3. Công cụ tín dụng

Hiện nay, Nhà nước đang sử dụng công cụ tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư phát triển, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tiêu dùng và các hình thức hỗ trợ tín dụng khác.

Dịch vụ tín dụng do các ngân hàng Thương mại, các công ty cho thuê Tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển, các Quỹ đầu tư… thực hiện. Dịch vụ này bao gồm các loại cho vay bằng tiền dưới dạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu và cho vay bằng tài sản dưới dạng cho thuế tài chính. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã tận dụng được một số nguồn vốn tín dụng để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của mình, nhưng chủ yếu đó lại là các doanh nghiệp nhà nước (chiếm khoảng 80%), khu vực kinh tế tư nhân còn bị hạn chế rất nhiều. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không có hoặc it khi có đủ tài sản để thế chấp và các ngân hàng vân có khuynh hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn sẽ ít rủi ro hơn, và một nguyên nhân nữa là do thủ tục cho vay của các ngân hàng còn rườm rà, gây tốn kém về thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu pháp luật quốc tế và luật việt nam quy định hoạt động nhập khẩu. thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi (Trang 38 - 40)