III. Hoạt động quản trị của Công ty
3. Hoàn thiện quản lý kênh phân phối
3.4. Hoàn thiện công tác tiếp thị
Trong thời gian tới, công ty phải đặc biệt chú trọng tới công tác quảng cáo. Qua quảng cáo sẽ giúp cho việc nhận biết được sản phẩm của công ty và lúc đó mới gợi mở để họ mua hàng của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi công ty muốn mở rộng thị trường về mặt địa lý. Chính vì vậy, công ty phải dành cho công tác này một khoản ngân sách thích hợp và không ngừng nâng lên qua các kỳ sản xuất. Chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại của công ty thường là khoảng 9% doanh thu, như vậy so với các công ty trong ngành thì chi phí này là thấp. Năm 2005, công ty dành cho công tác quảng cáo, khuyến mại trực tiếp khoảng 9.8% doanh thu, và dự đoán trong năm nay sẽ là khoảng 0,8% doanh thu; với mức chi phí này công ty nên chú trọng quảng cáo trên truyền hình đặc biệt là trên các thị trường mới, công ty cần xây dựng quảng cáo ngắn gọn nhưng hấp dẫn thể hiện những ưu thế về sản phẩm của công ty, tần suất quảng cáo phải đủ lớn(ít nhất 3 lần/ 1 tuần) đủ để lưu vào tâm trí khách hàng nhất là các thị trường mới, thời gian tiến hành quảng cáo đủ dài, khoảng 2-3 tháng liên tục và thời điểm phát quảng cáo phải vào giờ đạt lượng người xem đông như trước giờ phim tối, thể thao, vào thứ bảy, chủ nhật...Công ty cũng cần tăng cường quảng cáo trên báo chí như báo tiêu dùng, báo thanh niên và các báo địa phương. Công ty có đội xe vận tải vì vậy công ty cần tận dụng bằng cách sơn hoặc dán các quảng cáo về công ty và sản phẩm đặc biệt của công ty lên đó, việc này có chi phí thấp mà hiệu quả lại không kém các biện pháp khác.
Còn đối với công tác khuyến mại, hiện nay công ty mới chỉ sử dụng với những người mua với khối lượng lớn tức là những người bán buôn, bán lẻ, ít đến tay người tiêu dùng. Vì vậy công ty có thể áp dụng thêm các hình thức như tìm phiếu trúng thưởng trong các sản phẩm, tham gia trò chơi có thưởng khi mua một số lượng nào đó sản phẩm của công ty...Phần thưởng
tùy thuộc vào từng loại sản phẩm như phần thưởng nhỏ thì tặng thêm một số lượng cùng loại sản phẩm với số lượng khác nhau hay thưởng thêm đồ dùng học tập, đề can nhân vật hoạt hình được yêu thích, các bộ trò chơi cho trẻ em, những sản phẩm thưởng đều có in lôgô của công ty; đối với những sản phẩm có giá trị lớn hơn công ty nên kết hợp với các công ty các lĩnh vực khác như điện tử điện lạnh, hàng tiêu dùng để trao thưởng dựa trên sự thỏa thuận có lợi cho cả hai bên công ty. Đặc biệt chú ý nhóm phần thưởng là áo, mũ thể thao có in tên, thương hiệu công ty nhằm tăng cường quảng bá đến công chúng. Để các chương trình khuyến mại được thành công, công ty cần lên kế hoạch hợp lý cho việc đổi phần thưởng được dễ dàng nhanh chóng( nên bố trí để lấy được sản phẩm tại ngay nơi ngay mua sản phẩm hay tại các đại lý bất kỳ). Hoạt động khuyến mại nên áp dụng thường xuyên dựa trên các sự kiện văn hóa, thể thao, các lễ hội, các ngày kỉ niệm, tháng trẻ em... đặc biệt đối với các sản phẩm cho trẻ em.
Kết luận
Trong những năm qua Công ty Bánh kẹo Hải Châu không ngừng đổi mới và phát triển. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Nhưng trong nên kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, muỗi doanh nghiêp, muỗi Công ty đều cố gắng trang bị cho mình những thế mạnh riêng. Do đó Công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng như các Công ty khác cần phải đối mới hơn nữa, từ những trang thiết bị sản xuất đến các phương thức quản lý của ban lãnh đạo cũng như nâng cao tay nghề của người lao động. Trong quá trình quản lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Công ty cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa hệ thống kênh phân phối của mình.
Là một sinh viên sắp ra trường, với sự hạn chế về kinh nghiệm làm việc, nhưng trong thời gian qua được thực tập ở Công ty cổ phần Bánh kkẹo Hải Châu em đã học hỏi được rất nhiêu điều.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền cùng các cô, chú và các anh, chị trong công ty đã chỉ bảo và giúp đỡ em thực hiện được đề tài này!
Hà Nội ngày 28 thang 4 năm 2006 Sinh viên: Văn Hồng Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Thành Độ - TS Nguyễn Ngọc Huyền/ Giáo trình quản trị kinh doanh – Nxb Lao động xã hội,2004.
2. Philip Kotler, Gery Arm Strong (chủ biên),Trần Văn Thành biên dịch/Những nguyên lý tiếp thị tập 1, 2 – Nxb Thống kê, 2003.
3. Pgs. Ts Trần Minh Đạo/ Giáo trình marketing căn bản – Nxb Giáo dục, 2002. 4. Ts. Trương Đình Chiến/ Quản trị kênh phân phối – Nxb Thống kê, 2004 5. Các báo cáo của Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu từ năm 2001 – 2006. 6. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu...1
Chương I: Tổng quan về công ty...2
I. Các thông tin chung về công ty...2
1. Thông tin chung về công ty...2
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...2
2.1. Giai đoạn từ 1965- 1975...2
2.2. Giai đoạn từ năm 1976-1990...2
2.3. Giai đoạn 1991- 2003...3
2.4. Giai đoạn 2004 đến nay...3
3. Đăc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty...3
3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty...3
3.2. Cơ cấu sản xuất...5
3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất...6
3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật...7
3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu...8
3.6. Đặc điểm về lao động...10
3.7. Thị trường tiêu thụ của Công ty...11
II. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...13
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...13
2. Đặc điểm tình hình tài chính của doanh nghiệp...14
III. Hoạt động quản trị của Công ty...16
1. Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty...16
2.Cơ cấu sản xuất:...19
Chương II. Thực trạng về hệ thống kênh phân phối của Công ty...21
1. Các đánh giá...21
1.1. Đánh giá hoạt động chung của kênh phân phối...21
1.2. Đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường...22
1.3. Thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty...23
2. Đánh giá thực trạng thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối...27
2.1. Các quy định ràng buộc giữa 2 bên...27
2.1.1. Điều kiện để trở thành nhà phân phối...27
2.1.2. Sản phẩm phân phối...27
2.1.3. Ký hợp đồng đại lý mới...28
2.2. Quy trình thiết lập nhà phân phối...28
2.3. Chức năng của các đại lý...29
2.3.1. Chức năng...29
2.3.2. Chức năng quản lý hàng hoá tại kho đại lý...29
2.3.3. Chức năng phân phối...29
2.4. Nhiêm vụ của các đại lý...29
2.5. Quyền lợi của các nhà phân phối...31
2.6. Trách nhiệm của Công ty...32
2.7.Quyền của công ty và các nhân viên công ty...32
3.Chính sách hỗ trợ nhà phần phối...33
3.1. Chính sách giá ưu đãi về giá...33
3.2. Chính sách hỗ trợ vận chuyển...33
3.4.Hỗ trợ tài chính...34
4. Các hình thức xử lý vi phạm...35
5. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm...37
a. Rà soát và củng cố lại hệ thống đại lý cấp I...37
b. Về phái nhân viên thị trường...38
5. Nhận xét chung...39
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối...40
1. Lựa chọn mô hình kênh phù hợp...40
2. Hoàn thiện việc lựa chọn các thành viên trong kênh...42
3. Hoàn thiện quản lý kênh phân phối...44
3.1. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên kênh...44
3.2. Hoàn thiện công tác khuyến khích động viên các thành viên trong kênh...45
3.3 Hoàn thiện công tác về nhân sự...46
3.4. Hoàn thiện công tác tiếp thị...47
Kết luận...49