Về lãnh đạo

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế (Trang 90 - 113)

3) Quản lý NNL của Dự án

3.2.8.Về lãnh đạo

phong cách quản lý được nhân viên quý mến và tôn trọng, tránh việc Giám đốc “giận cá chém thớt”, trách mắng nhân viên vô cớ, điều này vô tình sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bị xúc phạm, không có động lực làm việc, làm việc không hiệu quả khi có mặt “sếp” và nói vui với nhau rằng: “khi sếp đi công tác làm việc có hiệu quả hơn”. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Là lãnh đạo cũng cần phải có cái nhìn đa chiều, phải hiểu nhân viên mình nghĩ gì và mong đợi gì ở mình. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao động lực làm việc của CBCNV ở đây.

Giám đốc cần hiểu rõ và nhận thức đúng đắn hơn tầm quan trọng của tạo động lực và quyết định thực hiện nó. Đây là điều quyết định để các biện pháp tạo động lực đã nêu được sử dụng và phát huy hiệu quả.

KẾT LUẬN

Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trên cơ sở nắm rõ được động cơ làm việc của người lao động không phải là mới, mà được nói rất nhiều trong các tài liệu, trong các bài giảng, các khoá đào tạo cho các nhà lãnh đạo. Song trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập, nhất là hiện nay khi mà nhu cầu của con người càng cao, càng phức tạp, phong phú và đa dạng, áp lực công việc lớn. Điều đó càng khẳng định vai trò của nhà lãnh đạo trong việc “hâm lửa” cho anh em nhân viên của mình. Tạo động lực cho người lao động là công tác có vai trò quan trọng trong việc thu hút, gìn giữ lao động giỏi, giảm tỷ lệ nghỉ việc, tăng mức độ niềm tin, sự gắn bó và tận tuỵ của các nhân viên trong tổ chức, giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới, tăng năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, giúp cho tổ chức có thể động viên được sự đóng góp lớn nhất từ phía người lao động, khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng của họ. Việc tạo ra động lực cho người lao động trong một tổ chức không chỉ được thực hiện bằng các giải pháp đơn lẻ mà cần có sự kết hợp hài hoà, đồng bộ của nhiều giải pháp thì mới có thể nâng cao hiệu quả trong việc tạo động lực. Trong quá trình tạo động lực cần chú ý kết hợp giữa tạo động lực vật chất và tinh thần. Hiện nay danh giới giữa tạo động lực bằng vật chất và tinh thần là không rõ ràng, đan xen lẫn nhau. Vì thế cần sử dụng kết hợp chúng hợp lý và hiệu quả. Công tác tạo động lực cho người lao động trong một tổ chức không thể “một sớm một chiều” làm được ngay mà cần phải có thời gian để xây dựng kế hoạch và thực hiện cụ thể.

Đề tài “Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế ” là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn, nhất là khi BQLDATƯ tiếp tục triển khai Dự án Y tế 8 tỉnh miền Nam trung bộ sắp tới. Những biện pháp mà em đưa ra nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV ở đây sẽ có tính khả thi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Tài liệu liên quan đến dự án Y tế nông thôn

2. Các trang web:www.unicom.com.vn, http://vietnamnet.vn, vnexpress.net, http://www.vneconomy.com.vn, http://www.epv.org.vn, www.unicom.com 3. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức, nhà xuất bản Thống kê,

Hà Nội

4. GS.TS. Trần Văn Chử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về nguồn nhân lực, Tạp chí Lao động và xã hội số 294 (từ 1 – 15/9/2006)

5. Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội

6. Tài liệu DAYTNT, Kế hoạch thực hiện dự án, Hà Nội, Việt Nam (7/2001) 7. Th.s Đinh Thế Hiển (2004)ADB, Cẩm nang giải ngân vốn vay (tháng

6/1996)

8. Th.s Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - xã hội

9. Th.s Phạm Thị Bích Ngọc , Đại học Kinh tế quốc dân, Bàn về sự thoả mãn công việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội 10. Th.s Vũ Thị Uyên, Đại học Kinh tế quốc dân, Văn hoá doanh nghiệp một

động lực của người lao động, Tạp chí lao động và xã hội Số 294

11. Trung tâm Kinh tế và Nguồn lực phát triển (tháng 2/1997), Hướng dẫn Phân tích kinh tế các Dự án, ADB (Asian Development Bank)

12. TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hướng dẫn vận động và thực hiện dự án quốc tế, Nhà xuất bản Phụ nữ (5/2006)

13. Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng (Institue of Information and Bussiness Research – IIB), Dự án đầu tư_ Lập và thẩm định hiệu quả Tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: CÁC CHUYẾN THĂM THỰC ĐỊA, TÌNH TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT DO PHÁI ĐOÀN KIỂM ĐIỂM ADB GHI CHÉP

(Theo Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và phái đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng Phát triển Châu Á về khoản vay số 1777 – VIE: Dự án Y tế nông thôn, ngày 23/01/2006, Hà Nội, Việt Nam).

1. Tỉnh Long An:

• Bệnh viện đa khoa khu vực Mạc Hoá- Bắt đầu tiến hành xây dựng

• Trung tâm y tế huyện Tân Thanh- Sẽ hoàn thành việc xây dựng vào tháng 12 năm 2005 nhưng không có đường vào

• TTYT huyện Bến Lức- Hoàn thành khoảng 50% việc xây dựng

• TTTTGDSK Tân An (HEICC)- Đã xây dựng xong, các TTB đang được phân phối và sẽ được đưa vào sử dụng cuối tháng 12 năm 2005

• TTYTDP Tân An- Đã hoàn thành việc xây dựng, đang được phân phối các TTB,nửa đầu năm 2006 sẽ đưa vào sử dụng

2. Tỉnh Tiền Giang:

• Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Bè- khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2005 ,hoàn thành vào tháng 6 năm 2006.Hệ thống xử lý nước,sân,đường kèm theo không có trong ngân sách của tỉnh năm 2006

• Trung tâm y tế huyện Mỹ Tho, thành phố Mỹ Tho- hoàn thành vào tháng 3 năm 2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• TTYT huyện Gò Công Tây- được xây dựng vào tháng 4 năm 2005

• TTYT Chợ Gạo- khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2005, hoàn thành vào tháng 6 năm 2006.

• TTYT Huyện Ba Tri- Chỉ một khối nhà hành chính đã hoàn thành, không có đủ tiện nghi cho bệnh nhân; bảo hành các toà nhà mới kém.

• TTYT Bình Đại- Khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2005,sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2006, chỉ xây dựng phòng câp cứu, hành chính, thí nghiệm. Tiện nghi cho bệnh nhân còn bị hạn chế.

• TTYT Bến Tre- khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2005, sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2006; hiện chưa có đường vào.

PKĐKKV An Thới Lai- phần lớn đã hoàn thành việc xây dựng, nhưng chưa có nhà vệ sinh, khu vực sân chưa xong.

4. Tỉnh Vĩnh Phúc:

• TTTTGDSK Vĩnh Yên- Khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 10 năm 2004, các TTB sẽ được phân phối vào cuối tháng 12 năm 2005.

• TTYT Tam Dương- Khởi công từ tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 10 năm 2004. Yêu cầu đào tạo thêm cho cán bộ sử dụng máy thở.

• TTYT Tam Đảo- Khởi công vào tháng 11 năm 2005.

5. Tỉnh Phú Thọ:

• TTYT Đoan Hùng- Khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2004, hoàn thành vào tháng 12 năm 2004. Các khu vực xung quanh cần phát triển.

• TTYT Phù Ninh- Khởi công vào tháng 9 năm 2005, sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm 2006

6. Tỉnh Hoà Bình:

• TTTTGDSK- xây mới, nhà 3 tầng, chất lượng tốt

• TTYT huyện Đà Lắc- Bắt đầu khởi công công trình

TTYT huyện Lương Sơn- Hoàn thành công trình 2 khối nhà mới, việc đưa công trình vào sử dụng còn bị hạn chế. Một số khu dành cho bệnh nhân và khu vệ sinh bị khoá cửa. Phái đoàn bày tỏ sự e ngại về khả năng quản lý.

7. Tỉnh Ninh Bình:

• TTYT Ninh Bình- công trình đã hoàn thành, nhưng chưa được bàn giao cho PPMU (BQLDAT). Cần bổ sung thêm đường nối với các toà nhà khác,sân va đường chưa hoàn thành. Không có hệ thống xử lý nước thải.

• TTTTGDSK Ninh Bình- Đã hoàn thành xây dựng, nhưng chưa đưa vào sử dụng. không có điện , nước và PPMU đề nghị cấp vốn bổ sung từ nguồn vốn vay ADB.

• TTYT Hoa Lư- Bắt đầu xây dựng, nhìn chung chất lượng công trình tốt, nhưng sân, hệ thống cung cấp điện nước và xử lý rác thải còn trong điều kiện kém và cần được nâng cấp.

• TTYT Kim Sơn- Bắt đầu xây dựng. Vẫn còn một số lo ngại về TTB. 8. Tỉnh Quảng Ninh:

• TTYT Hoành Bồ- Đã hoàn thành xây dựng khối nhà hành chính và khu nhà cho bệnh nhân ngoại trú nhưng tỉnh đề nghi cấp bổ sung vốn để lắp thêm mái tôn. Giai đoạn II sẽ xây dựng thêm một khu nhà thứ hai.

• TTYT Yên Hưng- đã xây dựng xong, quy mô 50 giường bệnh giành cho phẫu thuật và hồi sức cấp cứu, một số các khu của toà nha mới xây dựng vẫn chưa được sử dụng. không có các cơ sở xử lý nước thải và các chất thải y tế. giai đoạn II sẽ bao gồm khu nhà cho các khoa truyền nhiễm va khoa dinh dưỡng.

• PKĐKKV Ha Nam- đã xây dựng xong nhưng chưa đưa vào sử dụng. Vốn đối ứng của tỉnh sẽ được sử dụng để hoàn thiện khuôn viên xung quanh (đang thực hiện). Có hệ thống lọc nước ở phòng khám. TTB sẽ được cung cấp.

• PKĐKKV Tra Co- đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Vốn đối ứng của tỉnh sẽ được sử dụng để xây dựng khu nhà cho bệnh nhân nội trú. Không có hệ thống xử lý nước thải và chất thải y tế.

Phụ lục 2: Bảng hỏi

Kính thưa: Ông Nguyễn Doãn Tú – Giám đốc Ban Quản lý Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế

Kính thưa: Toàn thể cán bộ công nhân viên Ban Quản lý Dự án Trung ương – Ban Quản lý Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế

Đây là Bảng hỏi có nội dung nghiên cứu về các vấn đề có liên quan tới động lực và tạo động lực (kích thích tinh thần làm việc) cho nhân viên của Ban Quản Lý Dự án Trung ương, Ban Quản lý Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế nhằm phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu của Bảng hỏi là thu thập số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề động lực, tạo động lực cho CBCNV của BQLDATƯ

Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía BQLDATƯ thông qua việc trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi trong bảng hỏi này.

Tất cả thông tin thu được tôi xin hứa tuyệt đối giữ kín, chỉ sử dụng với mục đích viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi, không can thiệp vào vấn đề quản lý, công việc nội bộ của BQLDAYTNT. Và với thiện chí có thể đưa ra một số kiến nghị của mình (đứng trên quan điểm cá nhân) để nâng cao động lực làm việc của nhân viên BQLDAƯ, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, sự thoả mãn trong công việc, chất lượng quản lý.

Sự giúp đỡ của BQLDATƯ sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc BQLDAYTNT:

Phần 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên (không bắt buộc): 2. Tel: 3. E- mail: 4. Giới tính: Nam Nữ 5. Học vị: Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ Bác sỹ Dược sỹ 6. Chức vụ: Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Tổ trưởng Nhân viên 7. Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn Chưa kết hôn

Phần 2: NHỮNG THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÔNG VIỆC

Động lực: sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích tinh thần làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.

Tạo động lực: biện pháp kích thích tinh thần làm việc.

Các câu hỏi có thể chọn nhiều phương án và có thể có ý kiến của riêng anh, chị

1. Xin anh, chị cho biết yếu tố nào là yếu tố chính ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của anh, chị tại BQLDATW

Sự hấp dẫn của công việc Thu nhập cao

Sự ổn định, an toàn của công việc Có cơ hội thăng tiến, phát triển Thời gian không gò bó

Lãnh đạo, quản lý Chế độ, chính sách Điều kiện làm việc

Ý kiến khác:

2. Yếu tố anh, chị đã chọn ở câu 1 đã và đang thực hiện: Rất tốt

Tốt

Chưa tốt lắm Không tốt

Cần phải có biện pháp khắc phục ngay

Ý kiến khác:

3. Xin anh, chị cho biết công việc cụ thể mà anh, chị đang làm tại BQLDATW:

4. Công việc mà anh, chị đang làm có phù hợp với anh, chị không? Có

Tương đối phù hợp Không

5. Lý do của câu trả lời số 4:

- Nếu “Có” hoặc “ Tương đối phù hợp” vì: Công việc ổn định

Thu nhập cao

Công việc ít sức ép, đòi hỏi vừa phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình Đúng chuyên môn

Thu nhập không cao Sức ép công việc lớn

Công việc không đúng chuyên môn

Ý kiến khác:

6. Mức lương hiện tại có phù hợp với công việc và đóng góp của anh, chị không?

Rất phù hợp Phù hợp

Chưa đáp ứng nhu cầu bản thân

Chưa thoả đáng so với công sức mình bỏ ra

Ý kiến khác:

7. Anh, chị có làm tròn nhiệm vụ công việc của mình không? Hoàn thành xuất sắc

Hoàn thành

Đôi khi chậm so với thời hạn

Thường xuyên chậm so với thời hạn

8. Môi trường công tác có tạo cho anh, chị cơ hội thăng tiến, phát triển không?

Có Không Không rõ

9. Công việc có hấp dẫn anh, chị không?

Rất hấp dẫn Có hấp dẫn Không hấp dẫn

10. Công việc ở đây có sự chồng chéo không? Có

Không

11. Công việc ở đây có sự phân công rõ ràng không? Có

Không - Lý do “Không”:

12. Anh, chị làm công việc phù hợp chuyên môn của mình hay không? Phù hợp

Không phù hợp 13. Anh, chị :

- Đến cơ quan làm việc đúng giờ: Luôn luôn đúng giờ Thi thoảng đến muộn Thường xuyên đến muộn - Về sớm:

Không bao giờ Đôi khi

Thường xuyên Luôn luôn

Do đặc điểm công việc Do tình trạng chung Lý do cá nhân, gia đình Chỉ là thói quen

Ý kiến khác:

14. Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên bằng cách nào? Thông qua phiếu đánh giá thực hiện công việc

Qua mức độ hoàn thành công việc hàng ngày Không đánh giá kết quả thực hiện công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến khác:

15. Theo anh, chị công tác đánh giá thực hiện công việc có hợp lý không? Đúng, hợp lý

Không đúng Chưa hợp lý

16. Anh, chị luôn có kế hoạch thực hiện công việc và tổ chức thực hiện công việc:

Đúng

Không đúng

17. Các chính sách và chế độ quản lý liên quan đến người lao động có phù hợp không?

Rất phù hợp

Phù hợp

Không phù hợp Rất không phù hợp

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế (Trang 90 - 113)