3) Quản lý NNL của Dự án
2.2.2. Nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ
BQLDATƯ
Các nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ đó là: nhân tố thuộc về công việc, nhân tố thuộc về người lao động, nhân tố thuộc về môi trường làm việc và nhân tố thuộc về chính sách QLNNL.
1) Nhân tố thuộc về công việc
Đây là nhân tố có tác động lớn nhất tới động lực làm việc của CBCNV ở đây. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy công việc ở đây thực sự hấp dẫn
người lao động (60% cho rằng đây là nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của họ). Công việc hấp dẫn là do: sự ổn định của công việc (9,08%), công việc ít sức ép, đòi hỏi vừa phải (13,64%), công việc có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình (50%), công việc có thu nhập cao (13,64%). Công việc trong dự án được phân công rất rõ ràng vì thế mà không có sự chồng chéo trong công việc.
Trong quá trình làm việc, CBCNV được đi công tác tại các tỉnh. Đây là cơ hội cho CBCNV được thay đổi môi trường làm việc, rất có tác dụng trong việc kích thích tinh thần làm việc của CBCNV. Các chuyến đi công tác tại các tỉnh thực sự là điểm hấp dẫn trong công việc đối với CBCNV ở đây.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của công việc làm tại Ban Quản lý dự án chính là thu nhập. Thu nhập của người lao động ở đây là khá cao so với thu nhập bình quân chung trong cơ quan của Bộ Y tế.
Thu nhập = Lương + Thưởng + Phúc lợi
•Lương:
Lương trả cho CBCNV ở đây được trả theo đúng theo quy định về tiền lương của CBCNV làm việc trong Ban quản lý Dự án Hành chính sự nghiệp
Tính lương trung bình của CBCNV tại BQLDATƯ là 2.062.511 đồng/tháng gấp 4,58 lần so với mức lương tối thiểu hiện hành (450.000 đồng). Mức lương này không cao so với mức lương bình quân hiện nay, song ngoài lương theo chế độ làm việc trong Ban Quản lý Dự án ODA CBCNV ở đây còn có các khoản thu nhập bổ sung ( đây là số liệu bí mật mà trong quá trình thực tập tại BQLDATƯ tác giả chưa thu thập được).
• Phúc lợi:
Các phúc lợi: tiền trả cho các ngày nghỉ, ngày lễ, các chương trình giải trí được thực hiện khá đầy đủ, song có 4 nhân viên chiếm 20% không đóng BHYT, BHXH còn lại là đóng đầy đủ.
thuê chỗ ở tại nơi đến công tác; chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo: thanh toán tiền tàu xe và tiền thuê chỗ ở, phụ cấp tiền ăn và tiền tiêu vặt, văn phòng phẩm, giải khát giữa giờ; các khoản chi khác được thực hiện đầy đủ, đúng quy định
Khi được hỏi về sự phù hợp giữa mức lương hiện tại với đóng góp của CBCNV trong BQLDATƯ, kết quả cho thấy:
5,26% rất phù hợp 73,68% phù hợp
28,56% chưa đáp ứng được nhu cầu bản thân
Chính đây là một yếu tố tạo động lực rất lớn đối với CBCNV. Song vẫn còn 28,56% là chưa đáp ứng nhu cầu của nhân viên ở đây. Vì họ là những người thực sự có năng lực và với mức lương đang áp dụng đối với họ thì chưa đáp ứng nhu cầu của họ. Là nhà lãnh đạo cần phải có biện pháp phù hợp để giữ chân họ làm việc cho mình.
Bảng 2.4: Mức lương hiện tại của CBCNV BQLDATƯ
(Nguồn : Báo cáo của Tổ Tài chính – Kế toán)
STT Họ và tên Chuyên môn Ngoại ngữ Tin học Mức lương
hiện hưởng (đồng) Có đóng BHYT,BHXH
1 Đặng Thế Tháp Dược sỹ Anh C THVP 3.004.802 Không
2 Trần Thị Lựu Bác sỹ Anh C THVP 2.457.400 Không
3 Lê Thị Hiền Cử nhân ngoại ngữ Công việcử nhân Pháp THVP 3.955.000 Không
4 Phan Dũng Kĩ sư xây dựng 2.893.000 Không
5 Nguyễn Thị Tường Vi Cử nhân Luật Anh C THVP 2.100.000 Có đóng BHYT, BHXH
6 Phạm Thị Nga Cử nhân ngoại ngữ Công việcử nhân Anh văn THVP 2.100.000 Có đóng BHYT, BHXH
7 Phạm Vũ Cường Cử nhân kinh tế Anh B THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
8 Phạm Thị Tuyết Nhung Cử nhân ngoại ngữ Cử nhân Đức văn THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
9 Lê Thị Hạnh Cử nhân kinh tế Anh C THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
10 Nguyễn Ngọc Oanh Cử nhân kinh tế Anh A THVP 1.673.000 Có đóng BHYT, BHXH
11 Đoàn Thị Thu Hà Cử nhân kinh tế Anh C THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
12 Nguyễn Thị Khoa Cử nhân Luật 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
13 Nguyễn Việt Hưng Cử nhân kinh tế Anh C THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
14 Nguyễn Thị Hà Cử nhân kinh tế Anh C THVP 1.638.000 Có đóng BHYT, BHXH
15 Lê Mạnh Hùng Kĩ sư xây dựng Anh C THVP 1.869.000 Có đóng BHYT, BHXH
16 Ngô Mạnh Hùng Cử nhân kinh tế Anh C THVP 1.869.000 Có đóng BHYT, BHXH
17 Hoàng Thị Lan Hương Cử nhân kinh tế Cử nhân Anh văn THVP 1.869.000 Có đóng BHYT, BHXH
Đó là các đặc điểm thuộc về động lực vật chất. Bên cạnh những tác động về mặt vật chất ấy, công việc tại đây còn tạo cơ hội cho CBCNV có cơ hội thăng tiến và phát triển. Đây thực sự là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của CBCNV đặc biệt là những CBCNV có mong muốn thăng quan tiến chức, có nhu cầu về quyền lực, những người không quan tâm rằng thu nhập một tháng là bao nhiêu.
2) Nhân tố thuộc về người lao động
Một đặc điểm có tác động rất lớn tới động lực làm việc của CBCNV ở BQLDATƯ là tất cả CBCNV đều có trình độ đại học và trên đại học, chỉ có hai nhân viên lái xe và tạp vụ là có trình độ dưới đại học. Điều này giúp cho CBCNV giải quyết công việc dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn, sử dụng các phần mềm liên quan thành thạo hơn….
Hầu hết CBCNV tại Ban quản lý dự án đều có trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đáp ứng nhu cầu công việc, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt là nhân tố rất được chú trọng nhất là làm trong Dự án ODA và ở tuyến Trung ương. Tất cả đều có khả năng sử dụng tin học thành thạo, đáp ứng nhu cầu công việc.
Các CBCNV ở đây đều rất say mê, yêu thích công việc trong dự án. Đây là đặc điểm hết sức dễ hiểu khi tham gia làm dự án nhất là dự án ODA.
Song một trong những hạn chế đã ảnh hưởng tới kết quả làm việc nói chung của BQLDA đó chính là năng lực quản lý dự án ODA. Đây là đặc điểm chung của Việt Nam trong hoạt động quản lý Dự án ODA. Để nâng cao năng lực quản lý dự án ODA cần phải có thời gian, chính sách và phương pháp hợp lý.
Thêm vào đó là do tính chất của công việc trong BQLDA là tính chất tạm thời. Vì thế mà trong thời gian hoạt động tại BQLDATƯ, các CBCNV ở đây nhất là các CBCNV hiện không làm việc trong các cơ quan Nhà nước nào khác có tâm lý lo lắng về công việc của mình sau khi Dự án Y tế nông thôn kết thúc.
3) Nhân tố thuộc về môi trường làm việc
Nhân tố thuộc về môi trường làm việc bao gồm điều kiện làm việc, mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên
Trước hết là về vật chất kỹ thuật: trước đây ở giai đoạn đầu của Dự án, cơ sở vật chất của Ban Quản lý dự án còn rất khó khăn: văn phòng làm việc, trang thiết bị, phòng họp…không được trang bị đầy đủ. Điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của CBCNV ở đây. Khi mà kết quả làm việc tại tuyến Trung ương mà bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của toàn bộ dự án. Đến thời điểm năm 2005 cơ sở vật chất của Ban Quản lý dự án mới được cải thiện: văn phòng làm việc, phòng họp, máy tính, máy điều hoà, tủ lạnh, xe ô tô công tác, thiết bị thông tin liên lạc… được trang bị đầy đủ và chất lượng đảm bảo theo ngân sách của dự án. Khi mà cơ sở vật chất, điều kiện làm việc được cải thiện được nâng cấp sẽ giúp CBCNV trong công việc được nhiều hơn, tạo động lực làm việc tốt hơn, nhất là trong thời buổi hiện nay cơ sở vật chất, TTB là yêu cầu tối thiểu của mỗi tổ chức. Cơ sở vật chất, TTB càng hiện đại càng kích thích người lao động nhiều hơn trong lao động, hiệu quả công việc cao hơn vì khi đó người lao động được trợ giúp nhiều hơn.
Bên cạnh đó môi trường làm việc ở đây còn là mối quan hệ giữa con người với con người trong công việc, trong tổ chức. Nhìn chung, mối quan hệ tại Ban Quản lý dự án là rất tốt đẹp, hài hoà, thân thiện, không có sự cạnh tranh. Điều này khiến cho môi trường làm việc không bị căng thẳng và ức chế. Song lãnh đạo đôi khi la mắng nhân viên vô cớ nhất là những CBCNV lớn tuổi, điều này làm giảm hẳn động lực làm việc của CBCNV thậm chí CBCNV còn không muốn làm việc. Điều này hết sức nguy hiểm trong một tổ chức khi mà không có sự thống nhất, chia sẻ giữa lãnh đạo và nhân viên, khi mà nhân viên cấp dưới thiếu lòng tin, sự tôn trọng với cấp trên.
4) Nhân tố thuộc về chính sách quản lý NNL
Các chính sách quản lý NNL của Ban Quản lý dự án được thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do thái độ quan tâm của lãnh đạo tới vấn đề này chưa đúng mực.
Việc quản lý thời gian làm việc thiếu chặt chẽ. Điều này khiến cho CBCNV ở đây sử dụng thời gian không hiệu quả, sai mục đích. Mặc dù lãnh đạo có biết song vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Sự quan tâm, động viên CBCNV còn thiếu, không thường xuyên, thậm chí đôi khi lãnh đạo la mắng nhân viên mà CBCNV ở đây không rõ nguyên nhân đã ảnh hưởng tới kết quả làm việc của nhân viên.
Việc khen thưởng, kỷ luật chưa có tác dụng tạo động lực. Khen thưởng mang tính chất cào bằng, ai cũng khen thưởng như ai, không phân biệt CBCNV giỏi với CBCNV bình thường, không phân biệt người hoàn thành công việc với người không hoàn thành công việc. Điều này làm mất tác dụng, ý nghĩa của việc khen thưởng.
Việc đánh giá thực hiện công việc chỉ thông qua kết quả hoạt động hàng ngày, tiêu chí đánh giá không rõ ràng mà chỉ là tự hiểu ngầm mà thôi, đánh giá chỉ thực hiện một chiều do một mình lãnh đạo đánh giá.