Các thành phần hoạt động của Dự án

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế (Trang 42 - 47)

2) Về môi trường tổ chức

2.1.4. Các thành phần hoạt động của Dự án

Dự án có ba thành phần hoạt động chính đó là:

- Thành phần A: Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khoẻ

- Thành phần B: Cải thiện hệ thống y tế

- Thành phần C : Tăng cường y tế dự phòng và sự tham gia của cộng đồng

1) Thành phần A: Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khoẻ (CSSK)

Thành phần A bao gồm các hoạt tiểu thành phần sau: A.1. Các dịch vụ

A.2. Nâng cấp cơ sở y tế

A.3. Nâng cấp trang thiết bị (TTB) A.4. Đào tạo cán bộ y tế

A.1. Các dịch vụ

Mục tiêu của hoạt động này là: giúp các nhà cung cấp dịch vụ

y tế triển khai các gói dịch vụ tổng hợp ở tuyến xã và huyện để đưa ra các dịch vụ thích hợp nhất tới mọi thành viên trong gia đình

Trọng tâm đầu tiên của Dự án là CSSK cho phụ nữ và trẻ em. Trong quá trình thực hiện Dự án, hoạt động này sẽ phát triển các gói CSSK lồng ghép tới mọi thành viên trong gia đình.

Các mục tiêu cụ thể:

i. Cải thiện sự công bằng, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK lồng ghép và toàn diện;

ii. Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng về các dịch vụ CSSK;

iii. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế để đáp ứng các mục tiêu đã nêu ở trên.

A.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng CSSK

Mục tiêu của hoạt động này là: thể chế hoá chất lượng dịch vụ CSSK

như một thước đo việc thực hiện các dịch vụ y tế

Các mục tiêu cụ thể:

i. Xác định các chỉ số chất lượng cho các gói CSSK lồng ghép;

ii. Thiết lập các quy trình quản lý và giám sát để đảm bảo rằng các chỉ số chất lượng được theo dõi và được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ y tế.

A.2. Nâng cấp cơ sở y tế

Hoạt động nâng cấp cơ sơ y tế được thực hiện tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa liên xã, trung tâm y tế huyện

Mục tiêu của hoạt động nâng cấp cơ sở y tế là nâng cao chất lượng

dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc CCDV hoặc tăng cường sử

dụng dịch vụ thông qua việc xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở dịch vụ y tế nông thôn.

A.3. Nâng cấp trang thiết bị (TTB)

Hoạt động nâng cấp TTB được thực hiện tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa liên xã, trung tâm y tế huyện.

Mục tiêu của hoạt động nâng cấp TTB là nâng cao chất lượng CSSK

bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó.

A.4. Đào tạo cán bộ y tế

Hoạt động đào tạo cán bộ y tế bao gồm chuẩn bị tài liệu học tập, đào tạo cán bộ y tế tuyến huyện, đào tạo cán bộ y tế tuyến xã

 Tài liệu học tập

Mục tiêu: chuẩn bị các tài liệu học tập và phương pháp đào tạo cho

cán bộ y tế xã để cung cấp các dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong tài liệu học tập sẽ sử dụng các gói CSSK lồng ghép làm cơ sở cho phương thức cung cấp dịch vụ mới.

Các chương trình huyện

Mục tiêu: nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến

huyện (bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo hợp lý.  Các chương trình xã

Mục tiêu: cải thiện về căn bản các kỹ năng chuyên môn của nhân viên

y tế xã (bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh) thông qua các chương trình đào tạo phù hợp.

2) Thành phần B: Cải thiện hệ thống y tế

B.3. Quản lý dự án

B.1. Tài chính y tế

Hoạt động tài chính y tế bao gồm các hoạt động : Tài chính y tế cho người nghèo, hoạt động thí điểm BHYT.

Tài chính y tế cho người nghèo

Mục tiêu: Tăng cường năng lực quản lý của cơ quan bảo hiểm y tế

Việt Nam để thực hiện chương trình BHYT cho người nghèo.Hoạt động này bao gồm việc theo dõi và giám sát, hệ thống thông tin, tiếp thị và đào tạo cán bộ.

Thí điểm BHYT

Mục tiêu: Thử nghiệm các cách khác nhau để áp dụng BHYT ở các

cộng đồng nông thôn, qua đó học được:

• BHYT có thể giảm được trở ngại về tài chính trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào;

• Các xã có trách nhiệm về BHYT thuộc địa phận của xã như thế nào;

• Cách duy trì tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao trong hệ thống BHYT;

• Cách duy trì sự bền vững tài chính cho hệ thống BHYTNT;

• Cách sử dụng các loại dịch vụ y tế và các tuyến y tế thích hợp.

B.2. Quản lý và giám sát các dịch vụ y tế

Hoạt động quản lý và giám sát các dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động : quản lý và lập kế hoạch phát triển, các nghiên cứu đặc biệt (Các dự án phát triển), củng cố hệ thống thông tin quản lý, cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM).

Quản lý và lập kế hoạch phát triển

Mục tiêu: xây dựng phương pháp lập kế hoạch phát triển ở tỉnh như một

công cụ tăng cường năng lực quản lý cho tỉnh để sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực và bảo đảm khả năng đối phó với những vấn đề mới và sẽ nảy sinh trong tài liệu theo cách hữu hiệu nhất.

Các nghiên cứu đặc biệt (Các Dự án phát triển)

Mục tiêu của hoạt động này là: hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển và

thực hiện các giải pháp cho những vấn đề mà các chương trình hiện chưa đề cập đến.

Củng cố hệ thống thông tin quản lý

Mục tiêu: củng cố hệ thống thông tin quản lý hiện có để cung cấp những

thông tin kịp thời và tin cậy hơn cho việc đưa ra các quyết định quản lý và để đào tạo các nhân viên sử dụng hệ thống.

Cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM)

Mục tiêu: xây dựng việc lập kế hoạch chương trình như một công cụ

quản lý của huyện nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực và đảm bảo cung cấp dịch vụ CSSK tới những nơi có nhu cầu lớn nhất. Một phần của lập kế hoạch chương trình sẽ liên quan đến việc hình thành công cụ điều hành dựa vào cộng đồng (CBM) ở tuyến xã để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và giám sát các chương trình ưu tiên. Việc lập kế hoạch chương trình cũng sẽ đưa ra khung cơ sở cho việc củng cố hệ thống thông tin quản lý.

B.3. Quản lý Dự án

Hoạt động quản lý dự án bao gồm hoạt động quản lý dự án tuyến Trung ương và tuyến tỉnh.

BQLDATƯ

Mục tiêu: thành lập tại BYT một BQLDA có chức năng điều phối tổng

thể việc triển khai Dự án  BQLDAT

3) Thành phần C : Tăng cường y tế dự phòng và sự tham gia của cộng đồng

Thành phần C bao gồm các hoạt động sau : C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh C.2. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) C.3. Sự tham gia của cộng đồng tuyến thôn bản

C.1. Các hoạt động y tế dự phòng tại tuyến tỉnh

Các hoạt động y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm các hoạt động về xây dựng cơ bản, cung cấp TTB, hoạt động đào tạo và hỗ trợ chính sách.

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w