3) Quản lý NNL của Dự án
2.1.6. Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006
Phần này được viết dựa trên kết quả đánh giá của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và phái đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng phát triển Châu Á về khoản vay số 1777 – VIE : Dự án Y tế nông thôn, ngày 23/01/2006, Hà Nội, Việt Nam.
Đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng phát triển Châu Á đã tiến hành kiểm điểm dự án từ ngày 5 đến 22 tháng 12 năm 2005. Mục tiêu cụ thể của Phái đoàn nhằm kiểm điểm các vấn đề sau :
- Kết quả đạt được của 3 thành phần thuộc dự án,
- Tiến độ thực hiện hoàn thành các hoạt động đề ra trong hai bản kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, những khó khăn và các vấn đề khác có thể được điều chỉnh để hoàn thành các hoạt động này, - Việc tuân thủ các cam kết vay và
- Đề xuất để hoàn thành các hoạt động của dự án và đề xuất sử dụng vốn kết dư
Phái đoàn kiểm điểm đã tiến hành các chuyến đi thực địa tới 8 trong 14 tỉnh của dự án. 8 tỉnh đó là : Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Long An, Tiền Giang,
Dự án được ADB phê duyệt vào ngày 9/11/2000 với hỗ trợ là 68.3 triệu USD và có hiệu lực từ ngày 30/10/2001. Do sự thay đổi tỷ giá hối đoái, giá trị của Dự án là 79.8 triệu USD. Ngày kết thúc khoản vay theo kế hoạch là 31/12/2006 với tất cả các hoạt động của Dự án sẽ phải hoàn thành vào ngày 30/6/2006. Song do có sự chậm trễ về tiến độ thực hiện mà mà PMU/ADB đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18 tháng)
Mặc dù có một số chậm trễ trong 2 năm đầu thực hiện nhưng hiện nay tiến độ thực hiện các hoạt động Dự án đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua Tính đến ngày 31/03/2006, kiểm điểm tình hình thực hiện dự án theo mục tiêu và hoạt động, tình hình đấu thầu mua sắm và thực hiện tài chính giải ngân cho thấy tổng quan như sau :
- Khối lượng công việc Dự án thực hiện được khoảng 80% các hoạt động theo kế hoạch
- Giá trị thực hiện ngân sách đạt 71,2% tổng ngân sách, trong đó 85% vốn vay ADB, giải ngân đạt 49% vốn ADB
- Ước tính 20% khối lượng công việc trong kế hoạch cũ đang thực hiện dở dang với trị giá ước tính 7,090 triệu USD nguồn ADB
- Ngân sách nguồn ADB còn lại của Dự án bao gồm khoản chưa có kế hoạch phân bổ và khoản ngân sách sinh ra do chênh lệch tỷ giá ước tính 10,605 triệu USD
- Trong khi đó, hạn đóng hiệu lực khoản vay vào ngày 30/06/2006 và các hoạt động giải ngân sẽ kết thúc vào 31/12/2006. Vì vậy mà PMU/ADB đã trình ADB đề xuất ngày kết thúc khoản vay nên được gia hạn đến 30/6/2008 (thêm 18 tháng)
2) Cam kết khoản vay
Trừ một số trường hợp, hầu hết các cam kết khoản vay đã được thực hiện trừ cam kết liên quan đến việc tăng ngân sách cho vận hành và bảo trì kèm theo các hoạt động của dự án. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến tái
định cư và môi trường chưa được báo cáo tới ADB. Vấn đề này sẽ cần sự lưu tâm đặc biệt vì tái định cư và môi trường thường được nêu như một cam kết khoản vay và cần được tuân thủ theo chính sách liên quan của ADB về cam kết vay hiện hành.
• Tái định cư: Theo tài liệu ban đầu của dự án, dự án không có tái định cư hoặc thu hồi đất phục vụ các công trình xây dựng do vậy không có kế hoạch tái định cư hoặc cam kết khoản vay kèm theo liên quan đến chính sách của ADB về những vấn đề này (tái định cư và môi trường) Có ít nhất 1 công trình xây dựng có yêu cầu về thu hồi đất đai và có tranh chấp với chủ sở hữu đất về việc đền bù đã gây chậm trễ cho việc khởi công công trình.
Môi trường: Một số công trình xây dựng bị hạn chế hoặc không có các điều kiện về quản lý hợp lý nước thải và các chất thải y tế. Điều này cho thấy dự án không tuân theo chính sách môi trường của ADB. PMU/ADB sẽ cần chuyên gia kĩ thuật về môi trường để thực hiện công việc này. ADB sẽ đặt ưu tiên cao cho việc hỗ trợ một chương trình hoạt động để đảm bảo rằng tất cả các công trình có hệ thống xử lý nước thải và các chất thải y tế khác.
Các chi phí thường xuyên và bảo trì : Hầu hết các tỉnh và các công trình xây dựng gặp khó khăn về ngân sách cho các chi phí thường xuyên bao gồm bảo trì tại các cơ sở dự án hỗ trợ. Cam kết vay liên quan qui định rằng sẽ tăng 3% ngân sách ở những cơ sở y tế mới và việc này đều có ở nhiều cơ sở tuy nhiên yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng. Trong một số trường hợp, việc tăng 3% chi phí bảo trì đã được đáp ứng nhưng so với tỷ lệ lạm phát tại thời điểm kiểm điểm là hơn 8% thì trên thực tế các tỉnh vẫn chưa được tăng. Đây là vấn đề then chốt cho sự thành công của đầu tư trong việc giúp người dân nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng
3) Nâng cấp trang thiết bị
Hoạt động nâng cấp TTB được thực hiện bằng cách cung cấp các TTB mới cho cơ sở y tế nông thôn để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế (dịch vụ khám chữa bệnh) hoặc nâng cao việc sử dụng các dịch vụ đó. Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực trong khuôn khổ dự án sẽ được cung cấp các TTB phù hợp với chức năng. Danh mục TTB cung cấp dựa trên :
- Danh mục chuẩn của Bộ Y tế qui định cho các cơ sở y tế
- Kết quả khảo sát sơ bộ nhu cầu của các cơ sở y tế (nêu trong báo cáo khả thi)
- Nhu cầu thực tế hiện tại của các cơ sở y tế.
Nhu cầu TTB của các cơ sở được tổng hợp tại BQLDATƯ. Đối với các thiết bị lớn, số lượng nhiều được đấu thầu rộng rãi quốc tế tại BQLDATƯ theo qui định của thoả thuận vay, với các mua sắm nhỏ (túi y tế thôn bản, các vật dụng tiêu hao, giường tủ, ...) được giao cho BQLDAT trực tiếp thực hiện. Sau khi thống nhất danh mục và số lượng TTB, Viện TTB& Công ty y tế xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật và được Bộ Y tế thẩm định phê duyệt phù hợp với chức năng của cơ sở sử dụng.
Cung cấp TTB y tế cho các cơ sở được thực hiện qua kế hoạch đấu thầu mua sắm giai đoạn 2002 – 2003 và 2004 – 2005 như sau :
- 2002 – 2003 (giai đoạn 1) : dự kiến mua 29 loại TTB cơ bản cho bệnh viện huyện và PKĐKKV với tổng giá kế hoạch là 11 triệu USD.
- 2004 – 2005 (giai đoạn 2) : dự kiến mua 34 loại TTB cho bệnh viện khu vực và mua bổ sung cho bệnh viện huyện với tổng giá kế hoạch là 7,8 triệu USD.
Dự án hoàn thành việc đấu thầu mua sắm giai đoạn 1, cung cấp xuống đến cơ sở sử dụng. Giai đoạn 2 cơ bản đã được kí hết các hợp đồng, chuẩn bị nhận hàng và phân phối. Tóm tắt tình hình thực hiện cung cấp TTB cho đến hết 31/12/2005 như sau :
- Đã cung cấp 11 loại TTB, dụng cụ y tế cho 98 PKĐKKV đưa vào sử dụng. Bao gồm các loại TTB chẩn đoán, xét nghiệm, cấp cứu, tiệt trùng, dụng cụ chuyên khoa.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện đã cung cấp 22 loại TTB, dụng cụ y tế cho 80 bệnh viện huyện đưa vào sử dụng. Bao gồm các loại TTB chẩn đoán, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, tiệt trùng, dụng cụ chuyên khoa.
Như vậy, so với mục tiêu đề ra, đến hết 31/12/2005, Dự án mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu : cung cấp được TTB cơ bản đợt I cho các cơ sở y tế. Phần còn lại sẽ thực hiện hoàn thành trong năm 2006.
Hai giai đoạn mua sắm TTB của Dự án đã và đang cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu của các cơ sở y tế. Theo báo cáo của các tỉnh và đánh giá của phái đoàn ADB trong đợt kiểm điểm giữa kì dự án tháng 11 năm 2005, một số thiết bị thiết yếu vẫn cần được bổ sung cho một số cơ sở y tế để các cơ sở này có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Ví dụ : một số huyện của Vĩnh Phúc thiếu máy chụp X - quang, thiếu cơ sở y tế còn thiếu các thiết bị chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh...
Song song với việc cung cấp TTB y tế, các khoá tập huấn về sử dụng TTB, bảo trì, bảo dưỡng, khai thác sử dụng thiết bị. Đối tượng được tập huấn là các cán bộ trực tiếp sử dụng, khai thác thiết bị do các cơ sở y tế cử đi. Giảng viên là Trường Trung học TTB y tế, Bộ y tế. Cụ thể, Dự án đã tổ chức được 7 lớp vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho 155 học viên về 4 nhóm thiết bị:
- TTB xét nghiệm
- TTB phòng mổ và hồi sức cấp cứu - Và các loại khác
Một số khó khăn tồn tại về mua sắm TTB :
- TTB nhiều chủng loại, nhiều chuyên ngành khác nhau chia thành nhiều gói thầu, đều phải thông qua các bước đấu thầu mua sắm như nhau, trong khi đó qui trình và thủ tục đấu thầu mua sắm kéo dài thời gian dẫn đến hàng hoá về muộn. Thời gian từ khi mời thầu đến khi hàng về nhanh nhất là 1 năm do phải trải qua nhiều bước trình duyệt ở cả hai phía,
- Một số tình huống phát sinh trong quá trình mua sắm: nhà thầu giao hàng không đúng cam kết trong hợp đồng (1 hợp đồng), Dự án đã trả lại hàng và nhà thầu đã hoàn lại tiền hàng và các chi phí phát sinh. Thực hiện hợp đồng chậm (1 hợp đồng), đấu thầu lại (4 lô hàng), hàng hoá hay hỏng hóc (1 hợp đồng)..., Dự án đã có biện pháp khắc phục,
- Việc sử dụng TTB tại một số cơ sở y tế, đặc biệt là vùng xa, miền núi, cán bộ y tế chưa sử dụng thành thạo một số thiết bị phức tạp như máy thở, máy nội soi... mặc dù đã được tập huấn. Cần thiết phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại để sử dụng TTB có hiệu quả.
4) Xây dựng cơ bản
Các công trình xây dựng cơ bản (XDCB) được xây dựng trong khuôn khổ Dự án là phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, trung tâm y tế huyện, trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện đa khoa khu vực.
XDCB giai đoạn I bao gồm 51 gói thầu gồm: 32 trung tâm y tế, 11 trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, 45 phòng khám đa khoa khu vực, 5 trung tâm y tế dự phòng. Trong đó 49 gói thầu (packages) đã hoàn thành chiếm 97% trong tổng số gói thầu.
XDCB giai đoạn II gồm 66 gói thầu gồm: 46 trung tâm y tế huyện, 2 trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, 45 phòng khám đa khoa khu vực, 12 bệnh viện đa khoa khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng. Đã trao hợp đồng 54 gói thầu chiếm 82% trong tổng số gói thầu.
Nhìn chung các công trình đã hoàn thành có chất lượng tốt mặc dù chưa xác định được chất lượng thế nào sau khi đưa vào sử dụng vì hầu hết các công trình mới được hoàn thành trong vòng 12 tháng qua
Kết cấu các công trình xây dựng ở miền Nam qui mô lớn các công trình đang xây dựng hoặc đã hoàn thành ở phía Bắc và kết quả tốt hơn. Đơn giá xây dựng ở phía Nam cao hơn ở phía Bắc.
XDCB giai đoạn I tập trung nhiều vào cơ sở hành chính trong khi còn thiếu cơ sở điều trị cho bệnh nhân. Trong khi các phòng làm việc để trống trong khi bệnh nhân phải chờ đợi hoặc ở trong các điều kiện rất thiếu thốn hoặc trong các nhà tạm (ví dụ ở Ba Tri)
Một số cơ sở y tế do Dự án hỗ trợ ở các thị trấn hoặc thành phố không tuân thủ các tiêu chí lựa chọn để xây dựng đối với Dự án là cần tập trung vào các khu vực của huyện cách thị trấn tỉnh 2 giờ đồng hồ đi lại.
Cũng có nhiều trường hợp toà nhà mới không phù hợp với kế hoạch tổng thể cho cơ sở y tế và đặt tại một khu vực cô lập không có đường đi lại hoặc hệ thống điện nước, xử lý nước và rác thải. Ở một số nơi, các tỉnh có ý định cấp kinh phí để hoàn thiện cho các toà nhà hoặc cơ sở hạ tầng còn lại của cơ sở y tế đó. Tuy nhiên, kinh phí hiện nay vẫn chưa có. Vì vậy các cơ sở y tế đó
5) Đào tạo
Đã có nhiều khoá đào tạo thuộc các thành phần được thực hiện. Các khoá đào tạo tiếp theo được lên kế hoạch và tiếp tục triển khai trong năm 2006.
Các cán bộ ở hầu hết các cơ sở y tế vừa được cung cấp TTB mới đã được đào tạo để vận hành TTB, đã đáp ứng tốt và thành thạo
Đối với một số cán bộ của Bệnh viện khu vực, đào tạo đã được tiến hành ở Hà Nội trong khi đối với các khoá đào tạo khác, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến các tỉnh để tiến hành đào tạo. Có một vài lớp đào tạo không đủ học viên tham dự do khâu tổ chức kế hoạch kém và thiếu cán bộ chuyên môn có thể tham dự các lớp đào tạo được tổ chức cùng thời gian.
Ở một số tỉnh, chương trình đào tạo lại được tiến hành nhằm củng cố thêm kỹ năng học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đã được đào tạo và để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế mới đảm nhận các vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.
Đào tạo tuyến huyện: kế hoạch là mở 75 lớp với số học viên là 1725 học viên, đến nay đã hoàn thành 52 lớp với 988 học viên, và đang tiến hành thực hiện phần còn lại.
Đào tạo tuyến xã: Dự án đã tổ chức được 222 lớp cho 2 khóa với số học viên là 6306 học viên, và đang thực hiện tiếp 2 lớp với 60 học viên. Đây là một tiến triển khá tích cực của Dự án.
Ngoài ra, Dự án còn đang tiến hành các hoạt động đào tạo khác nữa có trong kế hoạch tổng thể nhưng chưa đưa vào kế hoạch giai đoạn 1, 2 như những lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức sử dụng trang thiết vị y tế, khám chữa bệnh, và các lớp đào tạo lại khác. Do hoạt động đào tạo bao phủ nhiều lĩnh vực và cũng như nhiều khó khăn trong việc tổ chức lớp học nên xét về tổng thể thì hoạt động đào tạo chỉ hoàn thành khoảng 86%.
Công tác đào tạo về các kĩ năng vận hành và bảo trì (cùng với nguồn tài chính là cần thiết) là vấn đề then chốt đối với việc sử dụng hiệu quả TTB và cơ sở mới xây dựng. Hoạt động đào tạo này nằm trong kế hoạch ban đầu của Dự án và đã được triển khai ở một mức độ nhất định. Chương trình đào tạo này cần được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế mà dự án hỗ trợ.
6) Giải ngân
* Tình hình thực hiện giải ngân năm 2004
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện giải ngân năm 2004
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo của Tổ Kế hoạch)
Như vậy, trong năm 2004 tình hình thực hiện giải ngân chưa đạt được như kế hoạch đã đề ra. Cụ thể là chỉ đạt được 56,3% so với kế hoạch đặt ra,