Ứng xử và giao tiếp trong ẩm thực

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 28 - 30)

“Hãy nói cho tôi biết anh thích ăn gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế

nào”, “Số phận của các quốc gia tùy thuộc vào cách dinh dưỡng”...Mấy câu châm ngôn trên của lý luận gia ẩm thực Pháp Brillat Savarin cho ta thấy hai yếu tố chủ

yếu trong văn hóa ẩm thực của một dân tộc: ăn uống gì, cách chế biến thế nào? Ứng xử cùng giao tiếp trong ẩm thực ra sao?

Đói cho sạch, rách cho thơm”, “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”,“lời chào cao hơn mâm cỗ”…là ý thức văn hóa ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam trọng lễ

nghĩa, nên dân gian đã tổng kết thành câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhắc nhở mọi người về cách ứng xử trong việc ăn uống. Đối với dân tộc Việt, ăn uống thể hiện hành vi văn hóa, nó có một ý nghĩa sâu sắc liên quan đến tính cách của mỗi người.

Bữa ăn chính là một biểu hiện cộng cảm giữa những người ngồi ăn bên nhau. Mặc dù không phân chia đẳng cấp, nhưng khi ngồi ăn, những vị trí bên mâm cơm, bàn ăn cũng phản ánh, biểu hiện vị trí, ngôi thứ, sự tôn trọng trong gia đình hay trong xã hội. Thông thường trong bữa ăn bao giờ người phụ nữ cũng ngồi đầu nồi để

bổ sung, tiếp thức ăn cho mọi người. Trước khi ăn, có lời mời “xơi” cơm đối với người hơn tuổi mình, ăn xong, phải có lời “xin phép” rồi mới đứng dậy. Và ai cũng vậy, khi ngồi vào bàn ăn là luôn có ý thức nhường nhịn nhau trong khi ăn, “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là một tiêu chí bắt buộc với mỗi người Việt. Đó là cả một nghệ thuật, tạo nên nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực Việt Nam [32].

Người Việt vốn hiếu khách. Điều này cũng thể hiện rất rõ qua việc ăn và việc tiếp khách khứa. Người Việt có câu “nhịn miệng đãi khách”. Dù điều kiện vật chất thiếu thốn, khó khăn nhưng không vì thế mà họ kém đi lòng hào hiệp, mến khách. Khi có khách xa đến chơi, chủ nhà bao giờ cũng ân cần mời khách ở lại dùng cơm và gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ

nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời

ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể

hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt. Bởi vậy, khách đến nhà chơi,

đối với họ, là một niềm vui.

Ẩm thực chính là nghệ thuật, trong đó, cách ăn uống, mục đích ăn uống, thái

độ ăn uống phản ánh nhân cách một con người, một cộng đồng người. Ăn như thế

văn hóa của mỗi người. Nói như Giáo sư Trần Quốc Vượng thì “cách ăn là cách sống, là bản sắc văn hóa”.

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)