Tuổi thơ ai cũng gắn liền với biết bao kỉ niệm ngọt ngào và đẹp đẽ. Những kỉ
niệm ấy giản dị nhưng trong sáng, ấm áp vô cùng, để rồi khi lớn lên, xa quê hương những hình ảnh đó luôn ám ảnh và hiện về.
Đối với những người xa quê hương thì chuyện ăn uống thường mang nhiều ý nghĩa hơn là một nhu cầu của cuộc sống, vì hầu như mỗi món ăn đều gợi lên một kỷ
niệm nào đó trong đời. Kỷ niệm luôn có cả vui lẫn buồn nhưng khi đã thành xa xôi thì ngăn ký ức dường như dành ưu tiên cho những điều tốt đẹp. Sống xa Bắc Việt thân yêu, Vũ Bằng cũng tìm về ký ức tuổi thơ, với không gian gia đình ấm cúng, thân thương, nơi có người mẹ, người vợ tần tảo, thủy chung. Hình ảnh người mẹ
hiện lên trong những trang văn thương nhớ… không thật đậm nét nhưng có ý nghĩa quan trọng. Với ông, bấy nhiêu đó cũng quá đủ để tri ân, để thổn thức trong những tháng năm sống nơi đất khách.
Hình ảnh người mẹ hiện lên với những thức quà ngon ngọt dành cho con trong những tháng ngày ấu thơ được Vũ Bằng ghi lại với thái độ trân trọng, thành kính. Chỉ là những thức quà bình dị, quen thuộc nơi đâu cũng có nhưng sao chỉ ở
Bắc Việt, ông mới cảm thấy ngon, thấm thía. Ông không hiểu vì sao các thứ chè ở
Bắc nấu không giống chè ở Nam? Ăn một chén chè ở Bắc ông cảm thấy thấm thía vô cùng và ông cũng mơ hồ nhận ra kết quả của sự thấm thía đó là do “đậu để nấu chè thuộc một giống tốt hơn mà lại trồng trên một thứđất màu mỡ hơn? (…). Hay là tại vì mình “tưởng” như là ngon hơn bởi vì chè Bắc do chính tay mẹ mình, người thương của mình thân chinh vào bếp nấu cho mình?” [9, tr.90]. Quên sao được hình
ảnh mẹ lấy từ trong rương ra chiếc áo ma - ga mặc cho đỡ lạnh những buổi sáng mùa thu trời trở gió và không quên dúi vào tay nắm xôi lạc nóng và vài ba đồng xu
để kịp đến trường. Hay đó là vào những ngày mùa thu tháng Tám, mẹ thường mua cho một mẻ cốm giót ăn lót lòng buổi sáng trước khi đi học…Hay đó là món bánh
đúc mát lành mà theo nếp của cụ, của bà, cứ vài tháng một bận, mẹ lại quấy cho cả
nhà và “để chia cho họ hàng và con cháu mỗi nhà vài đĩa”. Ông cũng không thể nào quên được hình ảnh thầy mẹ vất vả, một nắng hai sương nhưng tháng nào cũng chiều theo cái “khẩu cái” của con bằng một bát cháo lòng hay bát phở: “Tôi nhớ
rằng thầy mẹ tôi buôn bán vào cái hạng đủăn mà nửa tháng hay một tháng một lần mới dám liều ăn một bát cháo lòng bò sai người đi mua từ hiệu “Cát Tường” ở Cầu Gỗđem về, hay hôm nào phởn lắm mới dám đưa đứa con cưng nhất đi ra Bờ Hồăn một bát phở tái ba xu” [8, tr.92]. Tất cả rất bình dị, rất đời thường nhưng với Vũ
Bằng sao nó cứ ám ảnh không nguôi, để rồi “nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc.”
Không chỉ nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, luôn yêu chiều con, mà hình
ảnh người thân trong gia đình cùng những ngày vui vẻ sum họp cũng lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của nhà văn: nhớ hình ảnh người bà gắn với chén chè bà cốt mỗi khi đông đủ đại gia đình; nhớ nồi cơm gạo mới ăn với chim ngón, món ăn thời trân của tháng Chín, bên cạnh không khí vui vẻ của gia đình:“Bây giờ, ngồi ở đây nhiều khi trông mưa nhớ nhà, tôi ưa nhớ đến những ngày có bóng rươi ở Bắc, cha mẹ anh em quây quần dưới một ngọn đèn dầu, chúng tôi tranh nhau vặt lông chim ngói rồi thả xuống đất giậm chân đạp tay để cho nó trốn lủi vào những gầm giường, xó tủ.”
[9, tr.195]; hay nhớ mùi vị chả cá hiệu Hy ăn cùng gia đình vào những đêm tháng Mười mưa phùn gió bấc: “nhớ lại cả một thiếu thời hồi cha mẹ song toàn, cứ vào
những buổi tối tháng mười thì cậu Hảo và chú Cả Tộ lại sang nhà ngồi nói chuyện mua cái áo dạ Mông Tự để may mặc vào những ngày giá rét sắp tới hay là rủ nhau
đi ăn chả cá ở nhà Hy” [9, tr.217]. Tuy những bữa ăn ấy không cầu kỳ nhưng với Vũ Bằng, sao thơm ngon và ấm áp vô cùng, để rồi hôm nay, nơi đất khách quê người, nó lại “hành hạ” nỗi nhớ của ông.