Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 110 - 113)

- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc

VẺ ĐẸP TRONG CÁCH VIẾT

3.1.1. Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm

Tinh tế và nhạy cảm là bản năng của người nghệ sĩ, những người luôn khát khao tìm kiếm, khám phá và sáng tạo cái đẹp. Nếu để mất đi một trong hai yếu tốđó,

đồng nghĩa với việc người nghệ sĩ sẽđánh mất cái hồn của nghệ thuật.

Thạch Lam tinh tế, cái tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm bẩm sinh. Trong các tác phẩm của mình, Thạch Lam thể hiện tài quan sát tinh tường, sự nhạy cảm

đặc biệt của ông trước vẻ đẹp của cuộc sống. Thạch Lam ấn tượng người đọc bởi tình yêu sâu sắc của ông đối với con người, văn hóa Việt Nam, và người đọc ngưỡng mộ tài quan sát, miêu tả tinh tế của ông. Văn Thạch Lam thể hiện một vẻ đẹp đằm thắm, sâu kín.

Không có những câu chuyện đại sự, không có những tâm sự lớn lao, tùy bút

Hà Ni băm sáu ph phường của Thạch Lam đơn giản chỉ là những ghi nhận về sự đổi thay của phố phường và nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội, đặc biệt là các loại quà Hà Nội, nhưng đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho những ai yêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Không rườm rà, đôi khi chỉ vài ba dòng, vài ba câu mà nhà văn gợi được cả hình ảnh về Hà Nội ở một góc khuất lặng lẽ nào đó mà chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Đó là chân dung những người phụ nữ tần tảo buôn gánh, bán bưng: cô hàng cơm nắm, bà cụ bán xôi, cô Dần bán nước; đó là tiếng rao hàng đầy ám ảnh của những người lam lũ trong đêm; đó là hương vị quyến rũ của những thức quà quen thuộc…Tất cả những gương mặt, những âm thanh, những hình ảnh ấy làm nên “hồn vía kinh kỳ Hà Nội”. Duới ngòi bút của Thạch Lam, những thứ nhỏ nhặt, tầm thường nhất cũng có tâm hồn và đời sống riêng. Đó là cái

đẹp hé lộ chiều sâu bên trong: cái đẹp giản dị, nhã nhặn của các cô bán hàng; cái

đẹp đầy ám ảnh của những tiếng rao đêm; cái đẹp mộc mạc, bình dị của những thức quà quen thuộc…

Chỗ mạnh của ngòi bút Thạch Lam là giàu chất trữ tình sâu lắng, giàu khả

năng nắm bắt và miêu tả những cảm giác tinh vi. Để diễn tả cảm giác, nhà văn hay sử dụng các từ: thoáng trông thấy, lờ mờ, cảm thấy, hình như, hình như cảm thấy, tựa như…Những ai yêu tác phẩm Thạch Lam sẽ không quên những câu văn chứa

bay trong gió mát…Có cái gì dịu ngọt chăng tơở đâu đây, khiến chàng vương phải”

[37, tr.193], đó là cảm giác về mùi hương cùng tình yêu ở buổi đầu hò hẹn. Hay có khi nhà văn lại đánh thức cảm giác của con người qua một đêm trời trở lạnh:“Thế

mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” [37, tr.102].

Ở thiên tùy bút này, dường như ngòi bút ấy vẫn được nhà văn phát huy. Mỗi món ăn thường chỉ được điểm qua không đầy một trang giấy song bao giờ cũng thâu tóm được cái cảm giác chính xác và tuyệt diệu nhất trong thưởng thức. Chỉ là nói về

thứ gia vị của phở nhưng dường như ta thấy không phải Thạch Lam đang tả về

thành phần của thứ gia vị đó như “rau thơm, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt và một chút cà cuống”, mà là đang chứng kiến khoảnh khắc của cảm giác “thoảng nhẹ như

một nghi ngờ”. Khi nhà văn viết về bát canh bún cá rô: “Thịt rô ấy đem lại cho thức

ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào

đó, khiến người ăn có cái cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế, càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ” [38, tr.465] thì rõ ràng nhà văn đang dắt người đọc vào cái thế giới của những trạng thái cảm giác, trong đó có cả trạng thái “không trọng lượng”, khiến con người “chênh vênh và lo s”. Hoặc khi miêu tả về một thức quà trang nhã, tinh khiết làm từ hạt lúa non: “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời” [37, tr.482] thì

đúng là Thạch Lam cho ta cảm giác đang “thưởng thức” sự tinh khiết, ngọt ngào của hương đồng cỏ nội. Những khoảnh khắc tinh tế ấy luôn lẩn khuất trong đời sống hằng ngày mà không phải ai cũng thấy, cũng cảm nhận được. Phải rất tinh tế, nhạy cảm và sành điệu trong thưởng thức, Thạch Lam mới ghi lại được. Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của thứ ngôn ngữ “vừa cho ta nhìn và cho ta cảm” là vì

thế. (Phong Lê).

Cùng với óc quan sát vừa tỉ mỉ vừa tinh tế và những trải nghiệm đời sống dày dặn, Thạch Lam đã “phả” vào những trang viết của mình những thông tin hữu ích.

Trong đời sống ồn ào, tốc độ hiện nay, những trang viết của Thạch Lam là “một món ăn cần thiết” cho con người, là phút giây để họ được chìm lắng trong những xúc cảm nhẹ nhàng, để ngoái lại nhìn đời sống xung quanh với những vẻđẹp giản dị

nhưng tinh khiết, thanh cao mà có lúc họđã lãng quên vì sự vội vã.

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)