- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc
2. Nói đến văn học thế kỷ XX viết về “phong cách ăn” Việt Nam, không ai quên được các nghệ sĩ tài hoa Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằ ng Có th ể nói,
Thạch Lam là người đầu tiên đưa món ăn vào văn hóa Hà Nội, và khuynh hướng này trở thành một “trường phái” với Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và những người viết sau như Băng Sơn, Mai Thảo..., tất cảđều ít nhiều chịu ảnh hưởng Thạch Lam. Tuy nhiên, mỗi nhà văn đều có con đường riêng, giọng điệu riêng. Tiếp cận văn hóa ẩm thực, nếu Thạch Lam chú ý đến “không gian văn hóa” quây quanh người bán, người
ăn, người làm món ăn, thức ăn, khung cảnh; Nguyễn Tuân quan tâm phương diện kĩ
thuật và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mỹ thuật, phương diện của cái đẹp (theo nhà phê bình Phan Ngọc) thì Vũ Bằng lại ca ngợi sự tinh tế của các món ăn với sự khoái khẩu của người thưởng thức, hưởng thụ. Dù các nhà văn có cách tiếp cận và mô tả món ăn khác nhau, song điểm gặp nhau lớn nhất là ở chỗ cả
của người Việt; qua những món ăn ấy thấy được “cá tính Việt, tâm hồn Việt” với tất cả những nét đặc sắc và tinh tế của Hà Nội, rộng ra là của dân tộc và đất nước. Ấn tượng đầu tiên về thế giới ẩm thực của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ
Bằng là sự phong phú và đa dạng về số lượng, hương vị thức quà. Thông qua những trang viết, người đọc hình dung gần như trọn vẹn về nền ẩm thực phong phú của dân tộc với hơn 500 thức quà đặc trưng của hai miền Nam, Bắc. Ấn tượng tiếp theo là cách nhà văn khéo léo giới thiệu, dẫn dắt người đọc tìm hiểu nguồn gốc, nguyên vật liệu, cách chế biến, cách thưởng thức, ngay cả quá trình lịch sử của từng món ngon.
Đôi khi, họ còn tạo cho chúng ta cả cảm giác thích thú, thèm thuồng, muốn thưởng thức ngay những thời trân của dân tộc. Tuy nhiên, đó không phải là điều cốt yếu mà tác giả muốn gửi đến người đọc, mà quan trọng hơn là thông qua bức tranh ẩm thực
ấy người đọc nhận ra giá trị tinh thần, giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, tác phẩm còn giúp ta hiểu thêm những câu chuyện về cuộc sống, con người và những tâm sự chân tình mà các nhà văn gửi gắm trong đó, đặc biệt với Vũ Bằng, con người luôn mang tâm trạng “ngày Nam đêm Bắc”. Nhưng vượt lên trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả
trong nét ẩm thực chung ấy chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết những tên đất, tên làng gắn với mỗi vùng, miền của Tổ quốc, tạo nên cái đẹp vĩnh cửu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.