Khi mô tả món ăn, Thạch Lam hiện ran hư một thi nhân

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 99 - 101)

- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc

2.2.3.1. Khi mô tả món ăn, Thạch Lam hiện ran hư một thi nhân

Có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Thạch Lam luôn cảm nhận sự vật xung quanh trong vẻ đẹp giản dị, tao nhã. Một người bạn tri kỷ của nhà văn kể lại rằng: ngồi uống trà ở bờ hè hay xem trăng nơi gốc liễu, nếm một đĩa rau hay thưởng thức một đóa hoa, Thạch Lam lúc nào cũng tiếp cảm được cho những người xung quanh vẻ đẹp vi diệu, ý nghĩa sâu sắc của những thú ấy khiến cho ta thấy cuộc đời đáng quý hơn lên [89]. Với tùy bút Hà Ni băm sáu ph phường, Thạch Lam cũng cho người đọc tiếp nhận vẻ đẹp tao nhã nhưng đầy ý vị của các món ngon. Ở đó ta thấy Thạch Lam không đơn thuần chỉ tả người Hà Nội “ăn” và “chơi” thế nào, mà đằng sau đó ta còn bắt gặp một tâm hồn thi sĩ.

Thi nhân rong ruổi trên các nẻo đường Hà Nội, lặng lẽ quan sát, ngắm nghía, nếm thử, nghĩ ngợi.. rồi làm thơ bằng văn xuôi về những thức quà Hà Nội. Thật vậy, Thạch Lam là “một nghệ sĩ về khoa thẩm vị” (cách nói của Khái Hưng). Mỗi món quà đều được nhà văn đặc tả kỹ lưỡng, tinh tế và gợi cảm hết tất cả hương vị, hình thức đặc biệt của nó. Dưới con mắt của nhà nghệ sĩ lãng mạn, yêu đời như Thạch Lam, món ăn mà người đời cho là “miếng tồi tàn” đã trở thành những bài thơ trữ

tình tuyệt diệu, một bản nhạc du dương. Ta hãy nghe Thạch Lam tả về quà bún ốc: “Có ai, buổi trưa vắng, hay lúc đêm khuya, đi qua nhà cô đào, nhà các chị thanh lâu, thấy họăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn nét mặt tàn phấn và mệt lả: miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi nhỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình.”

[37, tr.460]. Đúng thật là bài thơ về bún ốc! Hay một bát bún bung không biết bao nhiêu vị điểm lẫn cho nhau như một bức tranh tuyệt đẹp, bắt mắt người xem với những gam màu nóng lạnh xen kẽ: “Một vài miếng đầu mẩu sườn để lấy nước ngọt, một ít nghệ để nhuộm thức ăn ấy một mầu vàng đầm ấm như mầu vàng của ráng chiều những ngày mùa hạ. Thêm dăm quả cà chua đỏ, một vài miếng đu đủ xắt vuông, màu trong mỡ như ngọc quý” [37, tr.464]. Đôi khi cao hứng, ông làm thơ

luôn về những cô bán hàng: “Cô hàng nước Việt Nam dù ở dưới bóng đa, bên ruộng lúa, hay ở dưới mái hiên của đường phố, ở đâu cũng vậy, miệng cười tươi của cô hàng là dây liên lạc khắp cả mọi người.” [37, tr.500]. Một cô hàng nước xinh xắn, dịu dàng, dễ mến - tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

Với Thạch Lam, mỗi món ăn là một tác phẩm để thưởng thức, ca ngợi. Món

ăn được coi như những chất liệu tô điểm cuộc đời thêm phong phú. Những cái tầm thường đã được ông “khoác lên bộ áo nghệ thuật” đáng yêu, ông cũng đã tìm ra

được những cái hay cái đẹp trong những sự vật tầm thường. Theo ông, ẩm thực không phải chỉ là ăn cho khoái khẩu mà sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cũng rất quan trọng, nó tăng cái vị ngon thơm cho sự thưởng thức. Khi miêu tả, ông thường pha chút giọng điệu dí dỏm, hài hước nhưng đầy tính nghệ thuật. Hãy nghe Thạch Lam luận về món bún chả: “Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả

thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờở sườn núi, giọt mỡ

chả sèo sèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũđáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.” [37, tr.462]. Viết về các món ăn, ta không chỉ đơn thuần thấy Thạch Lam là người sành ăn mà bên cạnh đó ta còn bắt gặp một tâm hồn nghệ sĩ, đúng hơn là một tâm hồn thi sĩ. Nhiều khi ta có cảm tưởng như không biết mình đang đứng trước một thực khách hay trước một hồn thơ lai láng. Lúc tả một món ăn là tâm hồn nhà văn dường như cũng đang thăng hoa với trời đất thiên nhiên cỏ cây và cả sự sống: “Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.” [37, tr.482]. Cùng với sự quan sát tỉ mỉ và những nhận xét phong phú đầy sáng tạo, dường như Thạch Lam đưa người đọc cùng thưởng thức cái thơ mộng của thiên nhiên cùng cái mộc mạc, giản dị của thời trân quê

hương. Đoạn văn xứng đáng là một thiên khảo luận giá trị, hữu ích, là áng văn tao nhã tuyệt vời của nền văn chương Việt Nam.

Nói như Khái Hưng, nếu Thạch Lam thích làm thơ thì hẳn đã viết những bài Ðường luật hay tứ tuyệt để vịnh chiếc bánh “bánh rán nóng một xu hai” hay “cô hàng cơm nắm lẳng lơ”, y như những bài thơ vịnh bánh trôi của Xuân Hương. Thạch Lam không làm văn vần như Xuân Hương nhưng tứ thì phong phú, màu sắc sáng tươi, nét vế nhịp nhàng, đã khiến nhiều đoạn văn xuôi của Thạch Lam trở nên những bài thơ “kháu khỉnh”

Không cầu kỳ, kiểu cách như Nguyễn Tuân, cũng không “lém lỉnh” như Vũ

Bằng, Thạch Lam nhẹ nhàng, từ tốn. Mỗi món ăn, dù sang hay hèn đều được tác giả

cảm nhận một cách trân trọng và miêu tả có hồn. Nhà văn đã biến cái thú ăn thành một nghệ thuật, một thứ văn hóa thanh cao. Cách miêu tả khéo léo, hài hước duyên dáng, đã khiến cho người ta dù chưa nếm thử cũng tưởng như được thưởng thức những hàng quà tuyệt ngon của Hà Nội. Thạch Lam đã đưa ẩm thực lên hàng một nghệ thuật cao, vì thế, các nhà phê bình nhận thấy rằng Thạch Lam đã tìm ra được cái hay cái đẹp trong những sự vật tầm thường, giản dị.

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)