- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc
VẺ ĐẸP TRONG CÁCH VIẾT
3.2.1.1. Vẻ đẹp sang trọng của từ Hán-Việt
Về mặt từ vựng, Nguyễn Tuân đã tự trang bị cho mình một vốn liếng có lẽ
không thua kém bất cứ nhà văn nào cùng thời. Ông biết trang bị bằng nhiều cách: góp nhặt từ ngữ trong đời sống và qua sách vở; vận dụng tối đa các phương thức tạo từ trong tiếng Việt để tạo nên từ mới, lạ; có thái độ hết sức cởi mở đối với lớp từ
vay mượn, nhất là từ Hán-Việt….Đặc biệt, việc sử dụng hợp lý từ Hán-Việt đã thể
hiện sự tài hoa, uyên bác của tác giả và tạo cho tác phẩm một vẻđẹp trang trọng. Cùng viết về đề tài ẩm thực, nhưng nếu làm một phép so sánh, chúng ta sẽ
thấy, lượng từ Hán -Việt trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam không nhiều như những trang viết vềẩm thực của Nguyễn Tuân. Chúng tôi đã thử làm một phép thống kê trong ba tác phẩm viết về thú ẩm thực của Nguyễn Tuân trước cách mạng và một tác phẩm sau cách mạng, và nhận thấy rằng, số lượng từ
Hán Việt xuất hiện khá nhiều:
Hương cuội 75 lượt từ / 9 trang
Những chén ấm đất 88 lượt từ / 8 trang
Chén trà sương 59 lượt từ / 7 trang
Phở 191lượt từ / 20 trang
Trong khi đó, kết quả thống kê hai bài (Quà Hà Nội, Vẫn quà Hà Nội) trong tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam cho thấy: tổng cộng 10 trang chỉ có 34 lượt từ Hán-Việt. Như vậy, có thể thấy, trung bình mỗi trang viết của Nguyễn Tuân xuất hiện 8 - 9 từ Hán-Việt, còn của Thạch Lam trung bình chỉ
khoảng 3 - 4 từ.
Thông qua phép so sánh và thống kê trên ta thấy tần số xuất hiện từ Hán - Việt trong tùy bút ẩm thực của Nguyễn Tuân khá cao. Việc sử dụng hợp lý và linh hoạt lớp từ này vừa tạo được sắc thái trang trọng, tao nhã vừa tạo được sắc thái cổ
kính cho tác phẩm. Mô tả những thú vui tao nhã trong quá khứ với tâm trạng tiếc nuối, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ Hán -Việt một cách có ý thức. Hãy nghe cụ Ấm trong Chén trà sương nhận xét về thú uống trà ngày xưa:
Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng ngồi bên một ấm trà.
Chỉ hai câu văn mà Nguyễn Tuân dùng 6 từ Hán -Việt, trong số 32 chữđã có 12 chữ mang âm Hán- Việt, chiếm hơn một phần ba. Những từ Hán-Việt trên không làm cho câu văn cầu kỳ mà ngược lại, tạo vẻ đẹp trang trọng cho lời văn. Việc sử
dụng hợp lý các từ Hán -Việt như trên, phần nào Nguyễn Tuân đã tạo không khí cổ
kính, vẻđẹp tao nhã trong việc thưởng trà của các nhà nho ngày xưa. Bên cạnh đó, lời của cụẤm vừa cho ta thấy thú uống trà đã được nâng lên thành nghệ thuật thanh cao, tinh vi bậc nhất; vừa cho ta thấy một sựđổi thay đáng buồn trong việc thưởng thức trà ngày nay. Nếu thử thay thế những từ Hán- Việt trong đoạn văn trên bằng từ
thuần Việt thì dù có lựa chọn kỹ càng đến đâu thì cũng không thể tạo cho lời văn một sự trang trọng và một không khí cổ kính như vậy.
Nếu từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại thì từ
Hán -Việt có tính chất tĩnh, trừu tượng gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại. Đoạn văn miêu tả không gian tĩnh lặng buổi sáng sớm trong Chén trà sương:
Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch (…). Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian. [68, tr.590]
Đoạn văn trên gợi hình ảnh về buổi sáng sớm tràn ngập thế giới nội tâm của nhân vật. Tác giảđã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm khiến cho không gian vốn đã tĩnh lặng càng tĩnh lặng hơn, một không gian mang màu sắc cổ
kính thường thấy trong văn học xưa.
Như vậy, việc Nguyễn Tuân dùng từ Hán- Việt trong phẩm của mình không tạo sự cầu kỳ, kiểu cách, mà trái lại đã tạo ra sự hài hòa về nội dung và hình thức thể
hiện. Tất cả mang lại cho người đọc cảm giác như đang sống trong không khí của chính thời đại đó, để rồi chúng ta có thể cảm nhận hết thần thái của câu chuyện, hòa mình vào câu chuyện ấy.
Với việc sử dụng vốn từ Hán -Việt khá phong phú trong những trang văn ẩm thực, Nguyễn Tuân giúp người đọc nhận ra rằng miếng ăn không còn là “miếng nhục” mà đó đó là “miếng đẹp”, “miếng văn hóa”. Viết về ẩm thực như Nguyễn Tuân cũng quả thật tài tình, độc đáo.