Vẻ đẹp của sự tài hoa, uyên bác

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 122 - 126)

- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc

VẺ ĐẸP TRONG CÁCH VIẾT

3.2.2. Vẻ đẹp của sự tài hoa, uyên bác

Đọc văn Nguyễn Tuân, người ta có nhiều lý do để yêu quý ông và trân trọng sản phẩm tinh thần của ông. Về phương diện nào đó, ông đã lưu giữ được một cách

đặc biệt nhiều giá trị tinh thần quí báu của dân tộc. Trước cách mạng, người nghệ sĩ ấy là kẻ biết chắt chiu làm giàu cho tiếng Việt và say mê những vẻ đẹp của nghệ

thuật, sinh hoạt văn hóa dân tộc. Sau cách mạng, ông lại tiếp tục đi tìm bản sắc dân tộc, phát hiện ra những vẻđẹp mang đậm màu sắc Việt Nam trong điêu khắc cổ, âm nhạc dân tộc, văn hóa ẩm thực…

Một nhà văn luôn xông xáo, luôn tìm tòi trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ

những điều thú vị, bất ngờ chính là Nguyễn Tuân. Ông đi nhiều nơi để “tìm thực phẩm cho tâm hồn, thay thực đơn cho các giác quan”. Con người ấy không chấp nhận sự hời hợt, bằng phẳng; không thích những khuôn sáo gò bó, sự lặp lại đến nhàm chán. Chính vì thế mà trong văn chương, Nguyễn Tuân luôn tìm đến sự đặc sắc, độc đáo. Chính quan niệm văn chương như vậy nên tác giả đã có một cách nhìn sự vật ở một góc độ mới lạ, góc độ của cái đẹp. Vậy nên, mọi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm của ông luôn được soi chiếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật. Đến

ăn uống, cái việc mà thiên hạ coi là tầm thường, không đáng nói trong văn chương, ông nâng nó lên thành một sự “thưởng thức của tâm hồn”, trí tuệ. Hóa ra những

điều tưởng chừng tủn mủn, lặt vặt kia được Nguyễn Tuân gọi về để làm sống dậy trong chúng những ý nghĩa có tính tư tưởng cao cả.

Những trang tùy bút của Nguyễn Tuân chứng tỏ ông là một nhà văn từng trải, lịch lãm, “một cây bút thích la cà, tọc mạch” (Phan CựĐệ), một con ngươi tỉ mỉ, kỹ

tính, đã nghiên cứu cái gì thì tìm hiểu đến từng chi tiết, con số. Tùy bút Nguyễn Tuân có một lượng thông tin khá cao vì ông là người sành sỏi việc đời, trí tuệ sắc sảo cộng vào đó là một sự hiểu biết sâu sắc nhiều ngành nghệ thuật. Ông cũng biết sử dụng luôn cả ngôn ngữ của nhiều ngành nghệ thuật để làm giàu có thêm cho vốn ngôn từ của mình, nên những trang tùy bút của ông có sức hấp dẫn thẩm mỹ riêng mà nhiều nhà văn khác không có. Suy cho cùng, vẻ đẹp những trang tùy bút của Nguyễn Tuân chính là ở phong cách tài hoa, uyên bác, một phong cách “rất Nguyễn Tuân”.

Ngay cả thú ẩm thực cũng được Nguyễn Tuân nâng lên thành một hiện tượng

đẹp và cảm nhận dưới góc độ một người nghệ sĩ tài hoa. Đó là cụ Ấm, cụ Sáu, cụ

Kép… những con người biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ và đặc “biệt biết hưởng thụ, nhấm nháp một cách khá trịnh trọng trong cuộc đời”. Nguyễn Tuân đã tìm thấy cái

đẹp nghệ sĩ trong lối sống của họ. Đó là một cụẤm thích uống trà trong sương sớm và pha trà với thứ nước đọng trên lá sen. Đó là một cụ Sáu chỉ pha trà với nước giếng chùa Đồi Mai, ngoài ra không pha với bất kỳ loại nước nào khác. Kia là một

cụ Kép để tất cả cái “quãng đời xế chiều” của mình vào việc chăm sóc một vườn hoa quý hay chỉ thưởng thức kẹo ướp với hoa lan. Ngay cả một gã ăn mày cổ quái trong Nhng chiếc m đất cũng được Nguyễn Tuân nhìn nhận ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Một người mê uống trà đến mức khuynh gia bại sản, phải đi ăn mày, vẫn giữ cho mình bộ ấm chén độc ẩm. Ăn mày thì xin miếng ăn thiên hạ mà cầm cự

nuôi thân, nhưng ông này thì lại xin miếng uống, xin miếng trà ngon. Những khi xin

được ít trà, ông lại xin luôn ít nước nóng và pha trà một mình. Ông ăn mày uống trà với đầy đủ nghi thức trân trọng phong lưu và cũng chỉ duy nhất mình ông cảm nhận trong hương trà nhà chủ nhân có lẫn mùi vỏ trấu. Chỉ có những ai đạt đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật uống trà mới có khả năng thẩm trà một cách tinh vi như thế. Ngay cả những con người trong lao động, chế biến cũng được Nguyễn Tuân miêu tả

như những nghệ sĩ thực thụ. Đó là cụ Líu, “chuyên viên tột cấp về giò lụa”, rất sành

điệu khi luận về món giò. Đó là các nghệ nhân làng cốm đã kỳ công sáng tạo để

hiến cho đời một món ăn tao nhã mang đậm hương vị Việt Nam…Dù họ là ai, làm gì nhưng dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, ở họ vẫn toát lên vẻđẹp của một nghệ sĩ

tài hoa.

Tình yêu cuộc sống kết hợp với sở thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo cũng như ý thích “xê dịch” đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyễn Tuân là một kho tàng kiến thức. Đọc văn Nguyễn Tuân, chúng ta có cơ hội nâng cao tầm hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, võ thuật, ẩm thực…

Tiếp xúc với Hương cui, Chén trà sương, Nhng chiếc m đất, người đọc thấy ngồn ngộn những kiến thức liên quan đến thú uống trà và thú chơi hoa lan của các bậc nhà nho ngày xưa. Không chỉ sành sỏi trong nghệ thuật uống trà (cách pha trà, cách chọn ấm, cách đun nước, cách quạt lửa, cách chọn bạn uống…), Nguyễn Tuân còn am hiểu luôn các loại ấm pha trà: Thứ nhất Thế Đức gan gà/ thứ nhì Lưu Bội/ thứ ba Mạnh Thần. Hay khi viết về thú chơi hoa lan, Nguyễn Tuân cũng tỏ ra là một nghệ nhân sành sỏi khi hiểu rõ đặc điểm từng loại lan. Đầu tiên, ông liệt kê sự phong phú của các loại lan: Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử,

Bạch ngọc, Mặc lan, Đông lan, Trần mộng…Sau đó, ông trình bày luôn đặc điểm một số loại lan:

Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.

Giống này khỏe (Mặc lan, Đông lan, Trần mộng), đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mươi ngày, nếu chủ vườn có quên bón tưới, cũng không lụi. [68, tr.559]

Đọc những trang viết về cốm của Thạch Lam, chúng ta chỉ biết đó là “thức quà đặc biệt riêng của đất nước” nhưng đọc cốm của Nguyễn Tuân, chúng ta biết rõ nguồn gốc, quá trình làm cốm, các loại nếp dùng làm cốm, cốm trong thời bình ra sao, cốm trong thời chiến thế nào…Hãy nghe Nguyễn Tuân miêu tả quá trình làm cốm: “Rang mà giòn quá, giã nó đướn ra cám hết. Mới rang xong chưa nguội mà giã thì nó dính. Phải giã nhẹn và nhanh chày, không có sữa hạt nếp nó bết lại (…). Phải giã đủ bảy lượt. Giã không đủ lượt, giã vội nó đỏ cốm lên. Đủ bảy lượt, cốm mới sạch mới xanh, mới đẹp mặt cốm” [72, tr.867]. Rồi đến việc chọn nếp làm cốm, Nguyễn Tuân cũng làm ta ngạc nhiên vì sự am hiểu tường tận về các giống lúa nếp: “Nếp làm cốm ra nhiều giống thật (…). Nào là nếp sớm Bắc nếp sớm ta, nếp Phùng, nếp Chẩm, nếp mộ. Cuối mùa cốm là thứ nếp dụt, và ngon nhất vẫn là thứ nếp hoa vàng.” [72, tr.870]. Rất tỉ mỉ và chính xác, Nguyễn Tuân đã cung cấp cho người đọc một thông tin khá bổ ích về cách rang, giã, chọn nếp làm cốm. Về khía cạnh này, Nguyễn Tuân không khác một nhà chế biến thực phẩm, một đầu bếp kinh nghiệm. Hay chung quanh một bát phở, Nguyễn Tuân đã bàn rộng ra biết bao nhiêu là vấn đề

bất ngờ: nào là lịch sử của phở, nào là giá trị mĩ học của bát phở chín, quần chúng tính của phở, nào là đức tính của phở…, rồi chuyện cái mũ phở, cách đặt tên những hiệu phở… Với ông, ăn uống không còn là chuyện tủn mủn thường ngày nữa mà

được ông nâng lên như một thú chơi nghệ thuật, một “nét văn minh của tâm hồn dân tộc” ( ý của Lê Quang Trang). Chính điều này đã góp phần dẫn đến những trang tuyệt tác của Nguyễn Tuân khi nói đến phở, đến giò, đến trà, đến rượu.

Xét một phương diện nào đó, giọng văn khề khà có thể làm cho người đọc sốt ruột, mất hứng, nhưng với những tác phẩm viết vềẩm thực của Nguyễn Tuân nó lại phù hợp. Sự cảm nhận tinh tế, văn phong độc đáo kết hợp với sự tài hoa uyên bác

đã lột tảđược tất cả những gì mà ông định nói. Có lúc cần phải so sánh thì ông đối chiếu với Tây Tàu, kim cổ (Giò la), có lúc cần phủ nhận thì ông hài hước nhẹ

nhàng (Ph). Lúc nào ông cũng tự tin, điềm tĩnh thể hiện vốn hiểu biết của mình, bộc lộ suy nghĩ thật của mình. Có những hiện tượng, đối với những cây bút khác tưởng chừng chẳng có gì đáng nói, nhưng Nguyễn Tuân thì có thể viết mãi, bàn mãi hết trang này đến trang khác; ông xoay ngang, xoay dọc, nhìn xa, nhìn gần, khi thì bằng cặp mắt văn học, khi thì bằng con mắt hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, vũđạo hay

điện ảnh, khi lại soi bằng cặp kính nhà sử học, nhà địa lí học…

Với phong cách uyên bác, lịch lãm, tùy bút Nguyễn Tuân đã làm say đắm trái tim của biết bao thế hệđộc giả. Nguyễn Tuân yêu những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, muốn tìm lại những vẻ đẹp của quá khứ còn vang bóng một thời. Ông mô tả những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hào hoa và trang nhã. Ông cũng

đóng góp cho nền văn học mới những trang viết đầy nghệ thuật ngợi ca quê hương

đất nước, đề cao những đóng góp của nhân dân trong lao động và sản xuất. Đọc những áng văn của Nguyễn Tuân, ta thấy tiếng Việt lấp lánh mà gần gũi, văn hóa Việt Nam dân dã mà tinh tế, để rồi ta thảng thốt chợt nhận ra những nét tinh diệu trong văn hóa Việt, để thêm hiểu, thêm thương, thêm yêu và tự hào về di sản văn hóa mà cha ông đã gửi lại cho cháu con, từđó có ý thức gìn giữ và bảo tồn những di sản này.

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)