Cách thưởng thức món ăn

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 27 - 28)

Cách thưởng thức món ăn của người Việt cũng mang đặc trưng riêng. Thưởng thức món ăn không có nghĩa chỉ đơn thuần đưa vào miệng nhai nuốt mà phải ăn theo đúng kiểu, đúng cách. Không kể những trường hợp ăn uống thông thường, những người biết ăn, sành ăn đã có những cách ăn uống rất xứng đáng là bài học nghệ thuật, bài học triết lý trong cuộc sống.

Người biết ăn, sành ăn khi ngồi vào mâm không chỉ cần thỏa mãn yêu cầu vị

giác của mình (thấy ngon hay không ngon) mà phải biết thưởng thức một cách tế nhị, tinh tế và thấu đáo. Có món dùng đũa hoặc thìa, song có món dùng bằng tay; món

ăn phải đi kèm với rau này hoặc nước chấm kia chứ không thểăn tùy tiện. Ăn cốm, dùng tay nhón một nhúm nhỏ bỏ vào miệng, nhai chậm, nhâm nhi để thưởng thức vị

ngọt ngon của hạt gạo sữa qua gặt, tuốt, qua lửa nóng, qua “đau đớn” trong cối giã, qua sàng sảy, qua chính lá xanh đồng quê nâng niu bọc gói, giữ hương thơm. Ngược lại, cốm đựng trong bát sắt, dùng thìa i-nốc xúc ăn, còn gì là cốm làng Vòng?

Mỗi món ăn đều có nguyên vị, phong vị và hương vị riêng nên phải biết phối hợp với nhau thì mới đúng cách. Ví dụ: Thì là the the, mảnh mai nhưng có hương mãnh liệt, dễ dàng lấn át mùi tanh nên thường được dùng cùng các loại cá, trứng; rau kinh giới vị cay mùi nồng, dùng với các món nướng, chiên rán, đặc biệt là các món canh chua thì rất hợp; đậu phụ rán chấm mắm tôm hoặc sứa trộn nếu không có vài lá kinh giới cũng mất ngon. Ốc đặc biệt ưa tía tô, còn các loại hến, trai lại luôn

đi kèm với rau răm….Điều ấy, người thô kệch, vội vàng không thể nào nhận ra

được. Người ăn phải đồng thời vận dụng cả vị giác, khứu giác trong lúc ăn thì mới thưởng thức đúng cái ngon. Vì vậy mà cách bàn về ẩm thực của Tản Đà nghe có vẻ

lập dị nhưng thấu đáo. Muốn ăn được ngon, phải có đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ

ngồi ăn ngon, và người cùng ăn cho ngon, mới thật là hoàn hảo.

Con người ngồi ăn đã là nghệ sĩ, nhưng đồng thời còn là triết nhân nữa, uống rượu có triết lý về rượu, uống trà có triết lý về trà. Sau một hớp rượu hay một ngụm trà là có bao nhiêu những ưu tư nghiền ngẫm.Và một miếng cơm, một gắp thịt cũng thế. Ăn không phải chỉ là việc của lưỡi, răng, dạ dày mà còn là của trí tuệ.

Nghẹ thuật ăn uống như vậy quả là cầu kỳ nhưng phải công nhận là tế nhị và rất tinh vi.

Một phần của tài liệu vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 27 - 28)