- Không gian mái ấm gia đình riêng ở hai miền Na m Bắc
2.2.2.3. Tiếp cận món ngon, Vũ Bằng đặc biệt chú trọng đến sự khoái khẩu của người thưởng thức, hưởng thụ
khẩu của người thưởng thức, hưởng thụ
Khi tiếp cận món ăn, Thạch Lam và Nguyễn Tuân luôn dè dặt, từ tốn, còn Vũ
Bằng ngược lại, luôn tỏ ra quá khích, không dè dặt chút nào. Điều này cũng dễ hiểu: vì tình cảnh của ông Vũ khác mọi người, ông nói về món Bắc khi không còn ở Bắc nữa, ông đã nói về nó khi đã mất nó, nói bằng tất cả nỗi nhớ tiếc da diết. Vì vậy, đối với Vũ Bằng, viết về miếng ăn vừa để thỏa mãn sự nhớ nhung vừa để thỏa mãn cái “khẩu cái” của người háu ăn.
Bao nhiêu miếng ngon miền Bắc là bấy nhiêu tình cảm mà Vũ Bằng gửi gắm trong ấy. Miếng ngon Hà Nội phần nhiều là những món quà bình dân, vì ăn quen nên “khẩu cái” bắt thèm, một cái thèm chỉ làm ứa nước miếng chứ không hành hạ
con người như chất ma tuý. Nhớ miếng ngon Hà Nội cũng chính là nhớ về gia đình, về những người thân; nhớ khoảng thời gian, không gian, nơi ông sinh ra và lớn lên. Mỗi khi luận về miếng ăn, Vũ Bằng tỏ ra háo hức, say mê, vì thế, những miếng ngon Hà thành ông nhớ như in và ông viết về nó bằng tất cả sự háo hức, sốt ruột của người háu ăn.
Người đọc có cảm giác Vũ Bằng không chỉ là người sành ăn mà còn là người thích được ăn và thích ăn ngon. Ông không chỉ viết về phở bò, lại còn viết về phở
mà còn viết cả ngô rang, khoai lùi và ngay cả thịt cầy, tiết canh, cháo lòng, hẩu lốn…Với các món ngon, người đọc cảm nhận nhà văn viết rất tự nhiên, bằng một thái độ say mê, chân thật, không cầu kỳ kiểu cách. Vì là người sành ăn, thích ăn ngon nên ông có phần xuề xòa, không giấu giếm. Con người háu ăn ấy đã không giấu sự hăng hái với “một bữa đã đời”, “một bữa mắm rươi “ra dáng”, “một mẻ ngô vừa rang xong, thơm ngào thơm ngạt cả nhà lên”. Gã đàn ông ấy cũng đâu biết giấu nỗi si mê trước “một miếng củ cải trắng nõn trắng nà”, trước “cái ngon của da thịt cô gái quê đẹp mê đẹp mệt, đẹp lành mạnh, lâm ly”…Những từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ này đem lại cho người đọc cảm giác thích thú, sảng khoái như khi
được nghe những lời từ gan ruột của một con người mạnh mẽ, chân thành, bộc trực, hồn nhiên và dường như người ấy chỉ đang hào hứng sẻ chia với bầu bạn tâm giao về cái thú ẩm thực ở đời.
Vì thích được ăn ngon nên ở đâu có món quà nào, Vũ Bằng đều tìm đến thưởng thức. Nào bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán sốt, bánh thơm, nước mắm vừa độ, không chua quá, không cay quá, “ta chấm chiếc bánh tráng vào trong nước chấm màu hổ phách đưa lên miệng chưa nhai đã tưởng như bánh “chưa đến môi đã trôi đến cổ mất rồi” [8, tr.37]. Đó là bánh cuốn nhân thịt, thật dẻo và thật mát, ăn dăm ba chiếc, rõ thực là “thần tiên đấy”. Đó là bánh Xuân Cầu ăn trong ba ngày Tết cho tiêu bớt chất mỡ của nhân bánh chưng, thịt kho, giò thủ…Bánh Xuân Cầu vuông bằng hai ngón tay và mỏng như giấy bản, có nhiều màu, chiên mỡ cho giòn rồi phết mật lên trên, mà theo Vũ Bằng, ăn bánh Xuân Cầu ta sẽ có cảm giác như đương nghe thấy “trong lòng dạo lên một bản nhạc có tiếng đồng chen tiếng sắt”.
Đó là mấy giọt dầu cà cuống thoang thoảng, tới cái vị “nhận nhận bùi bùi, béo béo, thanh thanh” của cà cuống thịt, mà “người tục có thể ăn cả trăm con không biết chán”. Đó là miếng dồi trường “tươi hơn hớn” mà mùi thơm “ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ”... Mấy chục mấy trăm món ăn ấy, thứ nào cũng được tác giả cho là “độc nhất vô nhị”, “thần sầu quỷ khóc”, “khoái khẩu cái”, “quỷ thần không hưởng thì thôi, chứ hưởng một chén, chắc chắn cũng phải đòi ăn chén nữa…”
Vì là người sành ăn, hay ăn nên ông cũng biết chọn đúng nơi làm ra những món ngon “chân chính” nhất và biết “thẩm định” luôn từng món. Phở phải là phở
Tráng hàng Than, phở Nhà Thương Phủ Doãn ăn cũng được nhưng nước hơi nhạt, còn phở MũĐỏ sau miếu Chợ Hôm ăn được nhưng chưa quyến rũ..; bánh cuốn phải
đến Thanh Trì; bánh giầy Quán Gánh; cốm nổi tiếng làng Vòng; rươi ở Hải Dương,
Đông Triều, Thái Bình và Kiến An mới ngon; bánh cuốn nhân phải đến cho được hiệu Ninh Thuận ở phố Lê Lợi; muốn có bát cháo lòng hợp ý phải đến hiệu Cả Thủy
ở Chợ Hôm… Bên cạnh đó, ông cũng rất chú trọng sự “khoái khẩu” của một người thích ăn ngon. Ông viết đến đâu, hấp dẫn và bắt thèm đến đó. Đôi khi món ăn chưa bày lên, nhưng chỉ nghe ông ca ngợi, người đọc cũng thèm và muốn thưởng thức ngay. Món ăn dân dã và có phần hơi trần tục được dân gian nhắc chừng người đời thưởng thức kẻo “xuống âm phủ không có mà ăn” được Vũ quân ca ngợi hết mức “người chưa ăn bao giờ ăn thử một miếng lại muốn ăn hai, còn người đã biết ăn rồi thì phải nói rằng trông thấy thịt chó mà không được ăn thì buồn bã ủ ê, nếu không muốn nói là bủn rủn chân tay” [8, tr.131]; ông cũng hướng dẫn luôn ăn sao cho
đúng cách, cho hợp khẩu vị “nhắm một miếng dồi, rồi lại đưa cay một tợp rượu, rồi khẽ lấy hai ngón tay nhón một ngọn rau húng điểm vào một vị hăng hăng, man mát cho tất cả cái bùi, cái béo, cái cay, cái hăng quện lấy nhau” [8, tr.131]. Hay đứng trước hàng phở, Vũ Bằng không thể cưỡng lại cảm giác thèm thuồng khi mùi phở có “một sức huyền bí quyến rũ”; rồi cảnh bài trí nên thơ từ “một bó hành hoa xanh như
lá mạ, dăm quảớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có...” [8, tr.18]; đến cái cảm giác ấm áp ngon lành khi “một làn khói toả khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi
đánh cờ ở trong rừng mùa thu” [8, tr.18]; cả cái bát phở “thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của
ớt, thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm” [8, tr.26]. Vậy nên, những người thèm ăn, nghiện ăn không thể bỏđi được mặc dù anh hàng phở có
gương mặt thật lạnh lùng:“Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người
đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả cái hè đường để mua ăn, để đòi ăn - phải, họ đòi ăn thật - mà anh ta cứ làm như thể không thấy gì, không nghe thấy gì. Anh ta cứ thản nhiên thái thịt…” [8, tr.24]. Ngay cả món “hẩu lốn”, tức là những thức ăn dư của ngày Tết đổ “hầm bà lằng” vào nồi đun nóng có gia giảm thêm rau cỏ, đối với Vũ Bằng cũng “ngon chết người đi được, ăn một miếng, tỉnh cả người!”
Món ăn Hà Nội ngon không chỉ vì nó hợp, nó thỏa mãn cái khẩu cái thật, mà nó còn mang giá trị tinh thần Việt Nam truyền thống. Ông viết: “Thế nhưng mà những cái quà đó đã đem đến cho lòng ta bao nhiêu sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung nhã lịch! Ta cầm lấy mà thấy như ôm một chút hương hoa của đất nước vào lòng. Ai đã bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế,
ăn uống là một nền văn hóa đấy!” [8, tr.13]. Còn món ăn miền Nam ông thấy nó chưa hẳn đã hợp, chưa thích cái khẩu cái mà chỉ là “nịnh khẩu cái” thôi, nhưng mà nó lạ chứ không ngon, và chủ yếu là nể cái tình của cô Tư, cô Năm, người vợ bé nhỏ
miền Nam. Không giấu giếm, không câu nệ, không khách sáo mà bao giờ cũng thành thật với mọi người, với lòng mình, đó chính là tính cách và con người Vũ
Bằng.
Vũ Bằng cũng tiếp cận cái ăn từ bình diện văn hóa như Nguyễn Tuân nhưng không chỉ từ những giá trị văn hóa truyền thống. Cái ăn trong văn Vũ Bằng còn là phương tiện vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hóa mới của người thị dân: nhu cầu được ăn ngon, được ăn trong sự thích thú, thỏa mãn…Vũ Bằng giống Thạch Lam ở chỗ cùng tiếp cận món ăn từ khẩu vị của tầng lớp thị dân nhưng văn Vũ Bằng không thuần một lối nhuần nhị tinh tế để biểu thị một cảm xúc trân trọng, nâng niu mà nó đa dạng hơn về giọng, phong phú hơn về xúc cảm được diễn tả.