0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Phơng pháp quan sát

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 28 -33 )

II. Các phơng pháp thu thập thông tin

2. Phơng pháp quan sát

Phơng pháp quan sát đợc hiểu là phơng pháp thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp trong điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên và ghi chép lại. Tuy nhiên, quan sát ở đây không chỉ đơn thuần là quan sát bằng cơ quan cảm giác bình thờng mà là bằng óc quan sát thông thờng đợc dùng trong điều tra chuyên khảo. Trong phơng pháp này ngời quan sát phải sử dụng tất cả các giác quan của mình, sử dụng sự nhạy cảm của mình để thu nhận đợc thông tin về sự vật, hiện tợng xảy ra trong thực tiễn.

Phơng pháp quan sát thông thờng đợc sử dụng với hai mục đích: Thứ nhất, đ- ợc dùng trong việc nghiên cứu hay dự định thăm dò vấn đề khi cha có khái niệm rõ ràng về nó, mặt khác lại không có yêu cầu về tính đại diện. Thứ hai, đợc dùng trong việc nghiên cứu, miêu tả với qui mô lớn.

Tuy nhiên, phơng pháp này có hai hạn chế cơ bản là: đòi hỏi tốn nhiều công sức và chi phí; trong khi đó, nhiều nội dung trong nghiên cứu không thể thực hiện đợc bằng phơng pháp quan sát.

Tuỳ theo các giác độ khác nhau mà quan sát có thể đợc phân thành nhiều loại. (xem sơ đồ trang 35)

Sơ đồ 3

Các loại quan sát

Các loại quan sát

Theo tính chất

tham gia Theo thời gian Theo hình thức

hoá Theo địa điểm

Quan sát tham dự Quan sát không tham dự Quan sát ngẫu nhiên Quan sát có hệ thống Quan sát tiêu chuẩn hoá Quan sát không tiêu chuẩn hoá Quan sát trong phòng thí nghiệm Quan sát tại hiện tr ờng Quan sát kín Quan sát tập

a. Theo tính chất tham gia :

Theo tính chất tham gia, quan sát đợc chia ra thành 2 loại: quan sát có tham dự và quan sát không tham dự

Quan sát có tham dự là hình thức quan sát trong đó ngời quan sát trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của đối tợng quan sát. Mức độ tham gia thể hiện ở các hình thức sau:

- Quan sát kín (cũng gọi là quan sát từ bên trong, quan sát thụđộng): nghĩa là ngời quan sát tuy tham dự nhng không để cho ngời bị quan sát biết sự có mặt của mình. Phơng pháp này có u điểm là để cho các đối tợng bị quan sát hoàn toàn tự nhiên, không bị ảnh hởng bởi sự có mặt của ngời quan sát do đó các vấn đề đợc bộc lộ một cách khá trung thực

- Quan sát trung lập : là hình thức quan sát mà ngời quan sát tuy công khai quan sát nhng đóng vai trò là ngời ngoài cuộc

- Quan sát tham dự thông th ờng: là hình thức quan sát mà ngời quan sát đóng vai trò nh một ngời trong cuộc, một ngời bình thờng tham gia tất cả các hoạt động của tập thể đó.

- Quan sát tham dự tích cực: là hình thức quan sát mà ngời quan sát đóng vai trò hoạt động tích cực trong tập thể, tham gia tranh luận và thúc đẩy câu chuyện.

Sử dụng phơng pháp này có u điểm là có thể thu thập thông tin một cách toàn diện, tránh đợc những ấn tợng tức thời, ngẫu nhiên. Nhng do việc tham gia tích cực hay quá lâu của ngời quan sát có thể mang lại những kết quả không tốt vì trong khi công khai bày tỏ ý kiến của mình có thể làm mất tính khách quan của những thông tin thu đợc, hơn nữa, việc quá quen với những thái độ, hành động của các thành viên trong tập thể có thể dẫn đến chủ quan, bỏ qua diễn biến mới trong phản ứng của họ.

Để hạn chế ở mức thấp nhất những nhợc điểm trên, ngời quan sát cần cố gắng theo hớng sau: chỉ nên đóng vai trò là một thành viên bình thờng trong tập thể; không xuất đầu lộ diện, không tỏ ra chú ý nhiều đến những sự kiện đã và đang xảy ra; nghe và quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏi ít hơn; những lời phát biểu cần mang tính chất trung lập và không có tính chất đánh giá.

Quan sát không tham dự là hình thức quan sát mà ngời quan sát hoàn toàn đứng ngoài, không can thiệp vào quá trình xảy ra và không đặt câu hỏi nào. Hình thức quan sát này đợc sử dụng để miêu tả bầu không khí chính trị, xã hội trong đó

Phơng pháp này có u diểm là có thể khắc phục đợc nhợc điểm của các phơng pháp quan sát có tham dự do ngời quan sát gây nên. Tuy nhiên, do ngời quan sát không tham dự nên không thể thấy hết nội tình của vấn đề do vậy những điều giải thích, đánh giá hiện tợng không phải lúc nào cũng đúng.

b. Theo thời gian

Theo thời gian, các hình thức quan sát đợc chia ra thành hai loại: quan sát ngẫu nhiên và quan sát có hệ thống.

Quan sát ngẫu nhiên là hình thức quan sát không đợc quy hoạch trớc là sẽ tiến hành vào thời điểm nào. u điểm đặc biệt của quan sát ngẫu nhiên là đảm bảo tính chất khách quan cao của thông tin nhận đợc.

Quan sát có hệ thống là hình thức quan sát đợc đặc trng bởi tính thờng xuyên và lặp lại. Tính thờng xuyên là có thể quan sát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. u điểm của loại quan sát này là có thể so sánh tiến trình của việc quan sát trong cả khoảng thời gian cần thiết nào đó. Tuy nhiên, nó không tránh khỏi hạn chế là tính khách quan của số liệu không đợc đảm bảo.

c. Theo hình thức hoá

Theo hình thức hoá, các hình thức quan sát đợc chia ra thành hai loại: quan sát tiêu chuẩn hoá và quan sát không tiêu chuẩn hoá.

Quan sát tiêu chuẩn hoá (hay còn gọi là quan sát có kiểm tra) là hình thức quan sát trong đó những yếu tố cần quan sát đợc vạch sẵn trong chơng trình và đợc tiêu chuẩn hoá dới dạng những bảng, phiếu, hay những biên bản quan sát đồng thời với việc sử dụng những phơng tiện kĩ thuật phụ trợ khác…Ngoài ra, việc kiểm tra đ- ợc thực hiện bằng cách tăng số lợng ngời quan sát cũng nh việc tăng số lần quan sát trên cùng một đối tợng…

Quan sát tiêu chuẩn hoá đợc sử dụng hết sức rộng rãi trong những cuộc nghiên cứu thực nghiệm và cả trong những cuộc nghiên cứu có tính chất miêu tả. Ngợc lại, nó rất ít đợc sử dụng trong những cuộc nghiên cứu có tính chất thăm dò.

Quan sát không tiêu chuẩn hoá là hình thức quan sát trong đó không xác định đợc trớc những yếu tố của quá trình nghiên cứu hoặc tình huống sẽ quan sát, chỉ có bản thân đối tợng và mục đích nghiên cứu trực tiếp là đợc xác định từ trớc, do vậy không chặt chẽ, chi tiết. Hình thức này đợc sử dụng trong việc nghiên cứu mang tính chất thăm dò, khảo sát chuẩn bị hoặc tìm đối tợng nghiên cứu.

Theo địa điểm, các hình thức quan sát cũng đợc chia ra làm hai loại: quan sát tại hiện trờng và quan sát trong phòng thí nghiệm.

Quan sát tại hiện trờng là quan sát thực trạng trong cuộc sống. Tuy vậy, nó cũng có thể có mức độ khác nhau về tiêu chuẩn hoá. Đây là hình thức quan sát phổ biến nhất.

Quan sát trong phòng thí nghiệm là quan sát trong đó những điều kiện của môi trờng xung quanh và tình huống quan sát đợc định sẵn nói khác đi tình huống quan sát đợc hình thành một cách nhân tạo, kể cả việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật bổ trợ nh thiết bị điện ảnh, máy ghi âm, máy ảnh…Nhợc điểm cơ bản của hình thức này là dù có dùng nhiều cách khác nhau cũng không tránh khỏi thay đổi thái độ, thậm chí có khi là đột ngột của ngời tham gia.

Hạn chế chung nhất của các loại quan sát đó là: do bản chất các thông tin có đợc là do quan sát, nên thờng chỉ thấy đợc biểu hiện bên ngoài, không đi sâu vào phân tích bản chất của hiện tợng nếu nh không kết hợp với các phơng pháp khác.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 28 -33 )

×