Các tiêu thức đánh giá thực hiện công việc được xây dựng dựa vào kết quả của phân tích công việc qua 3 bản là bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, ngoài ra, tùy từng mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc mà có thể thêm một số các tiêu thức không có trong bản mô tả công việc hay bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đối với từng vị trí công việc khác nhau ta có những tiêu thức đánh giá thực hiện công việc khác nhau.
Tiêu thức đánh giá thực hiện công việc với trưởng đơn vị trực thuộc và trưởng đơn vị phòng ban
- Kết quả sản xuất kinh doanh của tập thể: Phản ánh khả năng điều hành, lãnh đạo tập thể của người lãnh đạo. Đó chính là kết quả thực hiện công việc của cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, Công ty chỉ dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của đơn vị như vậy mà phân loại lãnh đạo như hiện tại thì chưa đủ. Kết quả đó cho thấy kết quả hiện tại mà đơn vị đạt được cũng chính là thành quả của người lãnh đạo, tuy nhiên để có thể thấy được khả năng, tiềm năng phát triển trong tương lai của người lãnh đạo và đánh giá toàn diện hơn, em thấy cần phải đưa thêm một số các tiêu thức như:
- Tinh thần làm việc: gồm tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác. Tinh thần làm việc thể hiện thái độ của người lãnh đạo với công việc của mình, sự quan tâm đến công việc, sự hợp tác trong công việc với cấp dưới, cấp trên và các đơn vị, bộ phận khác.
- Uy tín cá nhân: thể hiện bằng thái độ của người cấp dưới khi họ thực hiện các quyết định của lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo có uy tín, sẽ được cấp dưới kính trọng, không tỏ thái độ chống đối với người lãnh đạo đó. Uy tín này được thiết lập không phải trong ngày một ngày hai mà phải qua một thời gian phấn đấu của người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần thiết lập uy tín của mình thông qua tài năng cá nhân, phẩm chất của bản thân…Người lãnh đạo càng có uy tín thì khả năng thành công trong công việc sẽ càng cao.
- Thời gian làm việc: Càng là người lãnh đạo thì càng phải thực hiện đúng theo thời gian làm việc theo quy định của Công ty, có thế mới làm gương cho cấp dưới noi theo nhất là về thời gian làm việc.
- Các tiêu thức khác như: phân tích, giải quyết vấn đề và ra quyết định; giải quyết xung đột; đoàn kết nhóm, định hướng nhóm vì mục tiêu chung; sáng tạo; phân công công việc cho nhân viên, quản lý thời gian là các tiêu thức cần thiết để đánh giá một người lãnh đạo.
Tiêu thức đánh giá thực hiện công việc với lao động khối phòng ban chức năng
- Kết quả thực hiện công việc cá nhân: gồm khối lượng thực hiện công việc và chất lượng thực hiện công việc. Công việc của lao động khối phòng ban chức năng khó đo lường, lượng hóa được, vì thế chỉ có thể so sánh một cách định tính sự thực hiện công việc của người lao động với những nhiệm vụ quy định theo chức danh người lao động.
- Thái độ làm việc: Thể hiện ý thức của người lao động với công việc, ý thức vươn lên của bản thân người lao động, tự hoàn thiện sự thực hiện công việc của mình, thái độ hợp tác trong công việc. Người lao động càng có thái độ tích cực với công việc sẽ càng có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình và phát triển hơn trong tương lai.
- Ý thức chấp hành nội quy lao động, thời gian lao động là những quy định, quy chế mà công ty đề ra để đảm bảo cho người lao động đi vào khuôn khổ, góp phần xây dựng hình tượng công ty. Người lao động khi tham gia vào tổ chức thì không thể không tuân theo các nội quy, quy định của tổ chức.
- Hiểu biết chuyên môn: tiêu thức này cho người lãnh đạo nhận định người nào có khả năng phát triển về chuyên môn, người nào cần đào tạo thêm, người nào có thể đảm nhận được được công việc.
- Kỹ năng cần thiết cho công việc: mỗi công việc cần có một kỹ năng riêng, những kỹ năng này đã được quy định trong bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. Không thể đánh giá chính xác những kỹ năng của một người lao động vì những kỹ năng đó không thể lượng hóa mà phải thông qua quá trình lao động của cán bộ công nhân viên mà đánh giá. Tiêu thức đánh giá này sẽ cho người lãnh đạo thấy được những kỹ năng mà người lao
động còn thiếu để đưa ra biện pháp khắc phục, bổ sung những kiến thức kỹ năng mà người lao động còn thiếu.
- Ngày công: được đánh giá cho tất cả lao động.
Tiêu thức thực hiện công việc với lao động sản xuất
- Kết quả thực hiện công việc cá nhân: gồm khối lượng thực hiện công việc và chất lượng thực hiện công việc. Vì công việc của lao động sản xuất có thể lượng hóa được vì thế công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của lao động sản xuất sẽ dễ dàng hơn lao động gián tiếp.
- Thái độ của người lao động với công việc: Thêu hiện ý thức của người lao động đối với công việc mình đảm nhận, sự phối hợp với đồng nghiệp, các phòng ban khác. Đối với Công ty Truyền tải điện, công việc thường được thực hiện theo nhóm nên tiêu thức này đóng vai trò quan trọng.
- Ý thức kỷ luật, thời gian lao động: đây là tiêu chí không kém phần quan trọng vì đặc điểm của công nhân trong ngành điện nếu không thực hiện đúng nội quy yêu cầu thì rất dễ xảy ra tai nạn, làm gián đoạn sản xuất. Vì thế công nhân ngành điện đòi hỏi phải có kỷ luật cao.
- Sử dụng máy móc, công cụ lao động: là tiêu thức quan trọng vì công việc của lao động trực tiếp đòi hỏi người lao động phải biết sử dụng được máy móc, công cụ lao động thì mới thực hiện được công việc.
- Kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc: đối với mỗi vị trí cần những kỹ năng khác nhau. Người lao động càng có nhiều kỹ năng thì càng có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2.4.Phương pháp đánh giá thực hiện công việc
Tốt nhất với đối tượng khác nhau nên lựa chọn những phương pháp khác nhau, vì thời gian có hạn, nên em chỉ đưa ra phương pháp đánh giá bằng
- Bảng3.1: đánh giá thực hiện công việc cho đơn vị trực thuộc. Mục đích sử dụng kết quả đánh giá này để đánh giá trưởng đơn vị trực thuộc. Không cần xây dựng bảng đánh giá thực hiện công việc cho các phòng ban vì công việc của các phòng ban khó lượng hóa chính xác, mỗi phòng ban lại có nhiệm vụ và đặc điểm khác nhau nên khó xây dựng bảng đánh giá chung được.
- Bảng3.2: đánh giá thực hiện công việc cho trưởng đơn vị trực thuộc - Bảng 3.3: đánh giá thực hiện công việc cho trưởng đơn vị phòng ban - Bảng 3.4: đánh giá thực hiện công việc cho lao động khối phòng ban chức năng.
BẢNG 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHO ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Tiêu thức Trọng số Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Dưới mức yêu cầu Mức độ tối thiểu 1. Vận hành, sửa chữa lưới điện
Vận hành đúng quy trình 4 5 4 3 2 1
Báo cáo kỹ thuật đầy đủ, chính xác.
Ghi chép đầy đủ, chính xác sô liệu kỹ thuật theo đúng yêu cầu Đo đếm, giao nhận điện năng chính xác
Trang thiết bị, dụng cụ làm việc, phương tiện vận tải sẵn sàng phục vụ 100%
Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình, quy định 2.
An toàn- Bảo hộ lao động
Công trình SCL đúng tiến độ, chất lượng, khối lượng 4 5 4 3 2 1
Không có tai nạn lao động
Không có sự cố đường dây, trạm , SCVC Không xảy ra cháy
Tuân thủ quy trình an toàn- BHLĐ 3.Công tác kế
hoạch
Lập, báo cáo, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác, kịp thời 2 5 4 3 2 1
Nhiệm thu, quyết toán công trình SCL, SCTX theo đúng quy định
lý kinh tế. Thực hiện chí phí sản xuất tiết kiệm
Giải quyết công nợ, tồn kho vật tư dứt điểm 5. Công tác
đào tạo
Thực hiện đúng quy chế 2 5 4 3 2 1
Đảm bảo chất lượng, số lượng đào tạo
6.Trả lương, trả thưởng 2 5 4 3 2 1
7.Tổ chức đời sống tinh thần 2 5 4 3 2 1
8.Ý thức kỷ luật 2 5 4 3 2 1
Kết quả đánh giá
Xuất sắc Giỏi Khá Đạt Cần khắc phục
98-100 điểm 90-98 điểm 80-90 điểm 60-80 <60
BẢNG3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Chức vụ công việc:……… Công tác tại đơn vị:…… Người đánh giá:………. Bộ phận:………... Kỳ đánh giá từ ngày……. .đến ngày………Ngày đánh giá:
Tiêu thức Thứ hạng Trọng số Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Dưới mức yêu cầu Mức độ tối thiểu 1. Kết quả của tập thể ( kết quả bảng 3.1) 5. Điểm đạt 98-100 điểm 4. Điểm đạt 90-98 điểm 3. Điểm đạt 80-90 điểm 2. Điểm đạt 60-80 điểm 1. Điểm đạt <60điểm 5 5 4 3 2 1 2. Tinh thần làm việc
5. Người lãnh đạo rất quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
4. Người lãnh đạo quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
3. Người lãnh đạo thỉnh thoảng quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
1. Người lãnh đạo hiếm khi quan tâm đến công việc của đơn vị, thường xuyên bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
3.Uy tín cá nhân
5.Nhân viên thực hiện theo các mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra một cách vui vẻ, thoải mái.
4. Rất hiếm khi nhân viên không có thái độ chống đối với những mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra.
3. Hiếm khi nhân viên có thái độ chống đối với những mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra
2. Thỉnh thoảng nhân viên có thái độ chống đối với những mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra.
1. Nhân viên thường xuyên chống đối lại những mệnh lệnh của người lãnh đạo.
5 5 4 3 2 1
4.Tổ chức công việc 1 5 4 3 2 1
5.Giải quyết xung đột 1 5 4 3 2 1
6. Sáng tạo 1 5 4 3 2 1
7. Quản lý thời gian 1 5 4 3 2 1
8. Đoàn kết nhóm, định hướng nhóm theo mục tiêu chung 1 5 4 3 2 1
9. Giải quyết vấn đề, ra quyết định 1 5 4 3 2 1
10. Ngày công
5. Đảm bảo 100% ngày công chế độ, làm thêm giờ. 4. Thực hiện 100% ngày công chế độ.
3. Thực hiện 98% ngày công chế độ
việc riêng, làm các công việc không trong nhiệm vụ của mình.
Kết quả đánh giá
Xuất sắc Giỏi Khá Đạt Cần khắc phục
98-100 điểm 90-98 điểm 80-90 điểm 60-80 <60
Kết quả đánh giá kỳ trước:……….. Nhận xét của người đánh giá:……….. Ý kiến người được đánh giá:……….
Xác nhận của người đánh giá Xác nhận của người được đánh giá
BẢNG3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Trưởng phòng ban chức năng Họ và tên người được đánh giá:………
Chức vụ công việc:……… Công tác tại đơn vị:…… Người đánh giá:………. Bộ phận:………... Kỳ đánh giá từ ngày……. .đến ngày………Ngày đánh giá:
1.
Khối lượng công việc
5. Hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc theo chức danh, công việc được giao, và các công việc đột xuất ngoài nhiệm vụ, giúp đỡ đồng nghiệp. Không ngừng nâng cao năng suất của bản thân và đơn vị.
4. Hoàn thành khối lượng công việc theo chức danh, công việc được giao, công việc đột xuất. Không ngừng nâng cao năng suất của bản thân và đơn vị. 3. Hoàn thành công việc theo chức danh của mình. Bảo đảm năng suất lao động cá nhân.
2.Không hoàn thành công việc theo chức danh của mình, xấp xỉ hoàn thành khối lượng công việc theo chức danh.
1. Không hoàn thành công việc theo chức danh của mình. Năng suất lao động thấp.
2.
Chất lượng công việc
5. Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu, tính chính xác không để xảy ra sai sót của công việc theo chức danh, công việc đột xuất ngoài nhiệm vụ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
4. . Đáp ứng tốt các yêu cầu, tính chính xác không để xảy ra sai sót của công việc theo chức danh, công việc đột xuất ngoài nhiệm vụ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
3. Đáp ứng tốt các yêu cầu, tính chính xác không để xảy ra sai sót của công việc theo chức danh. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
2. Gần đáp ứng được yêu cầu, tính chính xác của công việc theo chức danh,
nghiêm trọng.
1. Chưa đáp ứng được yêu cầu, tính chính xác của công việc theo chức danh, vi phạm quy trình, quy định về an toàn bảo hộ lao động gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Tinh thần làm việc
5. Người lãnh đạo rất quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
4. Người lãnh đạo quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
3. Người lãnh đạo thỉnh thoảng quan tâm đến công việc của đơn vị, hợp tác với cấp dưới, cấp trên và các bộ phận khác, không bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
2. Người lãnh đạo thỉnh thoảng quan tâm đến công việc của đơn vị, thỉnh thoảng bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
1. Người lãnh đạo hiếm khi quan tâm đến công việc của đơn vị, thường xuyên bị phàn nàn, kêu ca từ cấp dưới, bộ phận khác.
3 5 4 3 2 1
3.Uy tín cá nhân
5.Nhân viên thực hiện theo các mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra một cách vui vẻ, thoải mái.
4. Rất hiếm khi nhân viên không có thái độ chống đối với những mệnh lệnh
3. Hiếm khi nhân viên có thái độ chống đối với những mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra
2. Thỉnh thoảng nhân viên có thái độ chống đối với những mệnh lệnh mà lãnh đạo đưa ra.
1. Nhân viên thường xuyên chống đối lại những mệnh lệnh của người lãnh đạo.
4.Tổ chức công việc 1 5 4 3 2 1
5.Giải quyết xung đột 1 5 4 3 2 1
6. Sáng tạo 1 5 4 3 2 1
7. Quản lý thời gian 1 5 4 3 2 1
8. Đoàn kết nhóm, định hướng nhóm theo mục tiêu chung 1 5 4 3 2 1
9. Giải quyết vấn đề, ra quyết định 1 5 4 3 2 1
10. Ngày công
5. Đảm bảo 100% ngày công chế độ, làm thêm giờ. 4. Thực hiện 100% ngày công chế độ.
3. Thực hiện 98% ngày công chế độ 2. Thực hiện dưới 90 % ngày công chế độ
1. Tự ý nghỉ việc, đến nơi làm muộn giờ, về sớm trước giờ quy định, làm việc riêng, làm các công việc không trong nhiệm vụ của mình.
1 5 4 3 2 1
Kết quả đánh giá
Xuất sắc Giỏi Khá Đạt Cần khắc phục
98-100 điểm 90-98 điểm 80-90 điểm 60-80 <60
Ý kiến người được đánh giá:……….
Xác nhận của người đánh giá Xác nhận của người được đánh giá
BẢNG3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Nhân viên khối phòng ban chức năng