* Đối tượng áp dụng: Toàn thể lao động trong công ty đều được đánh giá theo hệ thống này. Người lao động được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là cán bộ đoàn thể chuyên trách, công nhân, nhân viên, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, phó giám đốc, phó phòng ban đơn vị, phó chi nhánh, phó phòng thuộc chi nhánh. Nhóm thứ 2 bao gồm trưởng các đơn vị trực thuộc, thủ trưởng các phòng chức năng.
Đối với nhóm 1, người lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá. Tuy nhiên, công ty chưa chú trọng đến công tác đào tạo người đánh giá. Công ty chỉ đề ra quy định về đối tượng đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, chu kỳ đánh giá nhưng lại chưa hướng dẫn cụ thể cho người đánh giá nắm và hiểu rõ các quy định đó, hơn nữa phòng lao động tiền lương còn lơ là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc nên người lãnh đạo trực tiếp nhìn chung chỉ đánh giá qua loa, “dĩ hòa vi quý”.
Đối với nhóm 2:
Để đánh giá trưởng đơn vị trực thuộc thì hội đồng đánh giá gồm : Giám đốc hoặc phó giám đốc, ủy viên thường vụ công đoàn Công ty, 13 người đại diện cho 13 phòng chức năng.
Để đánh giá trưởng phòng ban chức năng hội đồng thi đua của đơn vị do phòng tổ chức thi đua đảm nhận.
*Chu kỳ đánh giá :
Nhóm 1: đánh giá hàng tháng. Nhóm 2: chu kỳ đánh giá quý.
Nhận thấy, một vấn đề đặt ra khi thực hiện đánh giá theo tháng là có một số các công việc không thể hoàn thành trong thời gian quá ngắn là 1 tháng ví dụ như sửa chữa lớn, sửa chữa khắc phục các sự cố, lắp đặt hệ thống mới… Vì thế nếu trong tháng này người lao động chưa thể hoàn thành công việc của mình mà phải đến tháng sau, thậm chí nhiều tháng sau mới hoàn thành thì việc đánh giá thực hiện công việc sẽ gặp khó khăn. Chu kỳ đánh giá không nên quá ngắn, cũng không nên quá dài nên việc đánh giá thực hiện công việc theo tháng hay quý đều chưa hợp lý.
*Tiêu thức đánh giá :Công ty Truyền tải điện 1 chia lao động thành: lao động xuất sắc, lao động giỏi, lao động hoàn thành nhiệm vụ, lao động
chưa hoàn thành nhiệm vụ, lao động vi phạm quy trình , quy phạm, vi phạm nội quy lao động.
* Nhóm 1: Để phân loại lao động như vậy, công ty đã đưa ra các tiêu thức để đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân hàng tháng như sau:
“ Điều 11. Tiêu chuẩn lao động xuất sắc( Kns=1,2)
11.1 Lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, có khả năng công tác độc lậo, có khả năng chỉ đạo nhóm công tác.
11.2. Lao động sáng tạo không ngừng nâng cao NSLĐ của mình và đơn vị. 11.3. Chấp hành nghiêm nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể. 11.4. Chấp hành nghiêm sự phân công của người phụ trách. Hoàn thành xuất sắc khối lượng, chất lượng công việc theo chức danh của mình. Đồng thời sẵn sàng nhận thêm mọi nhiệm vụ và hoàn thành một cách xuất sắc. 11.5 Bảo đảm kết quả lao động của mình có đóng góp xuất sắc vào kết quả của đơn vị.
11.6. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
11.7. Tích cực học tập nâng cao trình độ. Tận tình giúp đỡ đồng đội trong học tập, trong công tác.
11.8. Bảo đảm ngày công cao ( trên 95% ngày công chế độ).
Tỷ lệ bình xét không quá 5% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Các đơn vị có số lao động dưới 20 người thì được bình chọn tối đa là 1 người.
Điều 12. tiêu chuẩn lao động giỏi(Kns= 1,1)
12.1. Lao động có trình độ chuyên môn tay nghề vững, có khả năng công tác độc lập.
12.2.Không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động cá nhân. 12.3. Chấp hành nghiêm nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể.
12.4. Chấp hành nghiêm sự phân công của người phụ trách. Hoàn thành khôi lượng, chất lượng công việc theo chức danh của mình. Đồng thời sẵn sàng nhận nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao.
12.5 Bảo đảm kết quả lao động của mình, đóng góp vào kết quả của tập thể. 12.6. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
12.7. Tích cực học tập nâng cao trình độ. Có ý thức giúp đỡ đồng đội trong học tập và công tác.
12.8. Bảo đảm ngày công cao( trên 90% ngày công chế độ).
Tỷ lệ bình xét không quá 10% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Các đơn vị có số lao động dưới 10 người thì được bình chọn tối đa là 1 người.
Điều 13. Tiêu chuẩn Lao động hoàn thành nhiệm vụ( Kns=1,0)
13.1. Lao động có trình độ tay nghề vững, có khả năng công tác độc lập. 13.2. Bảo đảm năng suất lao động cá nhân.
13.3 Chấp hành nghiêm nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể. 13.4. Chấp hành nghiêm sự phân công của người phụ trách. Hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc theo chức danh của mình.
13.5. Bảo đảm kết quả hoạt động của mình đóng góp vào kết quả của tập thể. 13.6. Bảo đảm tuyện đối an toàn cho người và thiết bị.
13.7 Tích cực học tập nâng cao trình độ. Có ý thức giúp đỡ đồng đội trong công tác.
Điều 14. Tiêu chuẩn lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ(Kns=0.1-0,9)
14.1. Lao động chưa qua đào tạolàm các công việc giản đơn, lao động phụ việc…
14.2. Lao động đang chờ bố trí chức danh công tác phù hợp với trình độ được đào tạo. ( có thỏa thuận giữa người lao động và công ty khi ký hợp đồng lao động); lao động tập nghề trong 2 tháng đầu tiên.
14.3. Năng suất lao động thấp, không hoàn thành đủ khôi lượng, chất lượng công việc theo chức danh công tác của mình. Thiếu chủ động trong công tác, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
14.4. Lao độngc chấp hành chưa nghiêm sự phân công của ngời phụ trách, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh nhiệm vụ được giao, vi phạm nội quy lao động, vi phạm pháp luật của nhà nước lần đầu chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
14.5. Vi phạm các quy định về an toàn bảo hộ lao động, vi phạm quy trình, quy phạm nhưng chưa gây hậu quả.
14.6. Không chịu học tập nâng cao trình độ thể hiện ở kết quả bồi huần, học tập không đạt yêu cầu.
Điều 15. Tiêu chuẩn lao động vi phạm quy trình quy phạm( Kns=0)
15.1. Lao động năng suất thấp, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thiếu chủ động trong công tác, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp trong công việc. 15.2. Lao động có ý thức kỷ luật kém, đùn đẩy, né tránh nhiệm vụ được giao, vi phạm nội quy lao động, vi phạm pháp luật của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
15.3. Lao động vi phạm quy trình, vi phạm các quy định về an toàn và bảo hộ lao động gây tai nạn lao động hoặc gây sự cố chủ quan, gây hậu quả nghiêm trọng.
15.4. Lao động tự ý nghỉ việc, đến nơi làm muộn giờ hoặc về trước giờ quy định, làm việc riêng trong giờ làm việc hoặc tự ý làm các công việc khác không được giao theo đúng chức năng nhiệm vụ quy định.
15.5. Lao động không thực hiện đúng các quy định, trật tự lao động trong công ty, gây rối trật tự nơi làm việc trong khu vực cơ quan, lao động có hành vi vi phạm tệ nạn xã hội.
15.6. Không chịu học tập nâng cao trình độ thể hiện ở kết quả bồi huấn, học tập quá yếu.”4
Những tiêu thức phân loại lao động như trên được áp dụng cho toàn bộ lao động thuộc nhóm 1 trong công ty không kể đó là lao động khối phòng ban chức năng hay lao động sản xuất. Mỗi loại lao động lại có đặc điểm, tính chất công việc khác nhau, chính vì vậy việc sử dụng các tiêu chí trên cho tất cả lao động nhóm 1 như vậy chưa được hợp lý. Chính vì không phân loại lao động phòng ban chức năng hay lao động sản xuất nên các tiêu thức đánh giá mà công ty đề ra không cụ thể và còn gặp một số các hạn chế như sau:
- Mục 11.3 “ chấp hành nghiêm nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể” mà các nội quy của công ty đã xây dựng dựa trên thỏa ước lao động tập thể vì thế không nhất thiết phải ghi “ thỏa ước lao động tập thể” vào mục này.
- Mục 11.4; 12.4; 13.4 và 14.3 là những mục mô tả về chất lượng, khối lượng mà người lao động thực hiện. Đối với lao động gián tiếp thì những tiêu chí này được mô tả một cách định tính như vậy có thể chấp nhận được nhưng đối với lao động trực tiếp việc mô tả định tính như vậy không phù hợp vì sự thực hiện công việc của lao động trực tiếp có thể đo lường được.
- Mục 11.5; 12.5 và 13.5 đều nói tới sự đóng góp của cá nhân vào kết quả của tập thể. Tuy nhiên lại không ghi rõ mức đóng góp như thế nào mà chỉ nói chung chung là có đóng góp. Mọi lao động nếu làm tốt nhiệm vụ của mình theo quy định thì đã là sự đóng góp vào kết quả hoạt động chung cho đơn vị rồi. Vì thế mục 11.5; 12.5 và 13.5 không cần thiết phải đưa vào đây.
- Về ngày công làm việc, chỉ có lao động xuất sắc và lao động giỏi có quy định phải đảm bảo ngày công trên 95% và 90% ngày công chế độ nhưng các loại lao động khác thì không có quy định này, đây là một điều chưa hợp lý. Hơn nữa, lao động xuất sắc chỉ cần đảm bảo trên 95% ngày công chế độ
còn lao động giỏi đảm bảo trên 90% ngày công chế độ là quá ít, quá lỏng lẻo vì nếu nghỉ từ 2-3 ngày mà vẫn được xếp vào lao động xuất sắc, lao động giỏi thì chưa hợp lý.
- Ngoài ra quy chế đó còn thiếu một số các tiêu thức như hiểu biết chuyên môn, kỹ năng làm việc, thái độ làm việc.
* Đối với nhóm 2:
Với trưởng phòng ban chức năng: Không quy định tiêu thức cụ thê rõ ràng. Nếu trưởng phòng ban chức năng này :
- Không bị giám đốc, nhân viên, đơn vị khác phàn nàn. - Hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất.
Thì sẽ không bị trừ điểm. Nếu vi phạm một trong 2 điều trên, hội đồng thi đua sẽ họp bàn và đưa ra quyết định trừ bao nhiêu điểm trong tổng số điểm tối đa là 100 điểm. Số điểm bị trừ này hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính do không có quy định cụ thể về cách thức trừ điểm. Từ đó trưởng phòng này sẽ được xếp loại như sau:
- Điểm đạt từ 99 điểm trở lên, lao động xuất sắc - Điểm đạt từ 96 đến dưới 99 điểm, lao động giỏi
- Điểm đạt từ 93 đến dưới 96 điểm, lao động hoàn thành nhiệm vụ - Điểm đạt từ dưới 93 điểm, lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Với trưởng các đơn vị trực thuộc lao động trong nhóm này được phân loại dựa trên tình hình hoạt động của tập thể đó theo từng quý. Hội đồng thi đua của công ty sẽ chấm điểm cho các đơn vị, bộ phận trong công ty. Hội đồng này sẽ tới tất cả các đơn vị trực thuộc để kiểm tra TTĐ khu vực thực hiện nhiệm vụ với tên gọi là “ Tiêu chuẩn chấm điểm thi đua đơn vị xuất sắc” ( Phụ lục3). Điểm cao nhất là 100 điểm được chia thành các mức. Theo đó:
- Điểm đạt từ 99 điểm trở lên, lao động xuất sắc - Điểm đạt từ 96 đến dưới 99 điểm, lao động giỏi
- Điểm đạt từ 93 đến dưới 96 điểm, lao động hoàn thành nhiệm vụ - Điểm đạt từ dưới 93 điểm, lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy tình hình hoạt động của đơn vị chính là cơ sở để đánh giá sự hoàn thành công việc của người lãnh đạo. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý vì kết quả thực hiện công việc của thủ trưởng chính là kết quả hoạt động chung của cả đơn vị, hơn nữa thủ trưởng được phân loại dựa trên kết quả hoạt động của đơn vị còn nó có tác dụng kích thích người thủ trưởng có trách nhiệm hơn, quản lý tốt hơn đơn vị của mình.
Nhìn bảng chấm điểm ( phụ lục 3) ta thấy các chỉ tiêu mà Công ty đưa ra có ưu điểm là phản ánh tương đối toàn diện các mặt hoạt động của các đơn vị, mỗi chỉ tiêu ứng với một mức điểm nhất định. Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá này của Công ty còn có những hạn chế nhất định:
+ Các tiêu thức bị chia quá nhiều, quá vụn vặt làm cho bảng chấm điểm trở nên quá cồng kềnh. Ví dụ tiêu thức kết quả sản xuất kinh doanh bị chia thành 4 tiêu thức nhỏ hơn, trong mỗi tiêu thức này lại bị chia thành nhiều tiêu thức nhỏ nữa, rồi những tiêu thức này lại bị chia nhỏ hơn nữa.
+ Cách cho điểm từng tiêu thức cũng không nhất quán và phức tạp. Ví dụ như trong mục 1.1 điểm là 3 trong đó quy định “ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh quý: chính xác, kịp thời, hạn chế tối đa phát sinh. Mỗi loại không đạt yêu cầu trừ 0,5 điểm” như vậy quy định không rõ ràng” mỗi loại” ở đây là mỗi loại nào. Không chỉ riêng với mục 1.1, các mục khác cũng được thiết kế tương tự. Điều này cho thấy ngôn ngữ diễn đạt không rõ ràng, việc trừ điểm như vậy làm cho công tác đánh giá trở nên phức tạp, khó khăn cho người đánh giá.
+ Một số các tiêu thức bị trùng lặp.
- Nội dung 1: mục 1.4 quy định “ Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và các báo cáo khác có đầy đủ nhanh chính xác” trong khi mục 2.9 cũng quy định “ báo cáo kỹ thuật đúng mẫu, nộp đúng thời hạn, nội dung đầy đủ,
chính xác cụ thể…Các báo cáo tổng hợp chuyên đề…đầy đủ đúng yêu cầu nội dung chính xác, cụ thể.” Mục 3.1 cũng có quy định “ thực hiện đầy đủ kịp thời, chính xác các chế độ báo cáo kế toán, thống kê…” .
- Ở nội dung 1 mục 2.8 “…Tổ chức kiểm tra định kỳ đầy đủ, chất lượng tốt…” trong khi đó, mục 1.1 ở nội dung 2 cũng có “ Tổ chức kiểm tra đúng định kỳ, đúng quy định…”.
+ Một số tiêu thức không phù hợp để đưa vào chấm điểm như:
- Mục 3.3 của nội dung 2: ” xây dựng nếp sống văn hóa, đảm bảo gia đình hạnh phúc” đây là một tiêu chí chưa hợp lý vì đây là việc của cá nhân từng người, không hề liên quan đến sự thực hiện công việc.
- Mục 4.1 nội dung 1 “ Có tai nạn giao thông nặng do vi phạm luật lệ giao thông trừ 2 điểm” đây cũng là tiêu chí không nên đưa vào đánh giá. Nếu người lao động vi phạm luật giao thông thì đã có luật giao thông sử lý và việc này cũng không ảnh hưởng gì tới mục 4 “ chỉ tiêu an toàn- bảo hộ lao động”. .
- Nội dung 2 mục 2 về “thực hiện phân phối tiền lương, tiền thưởng” Chỉ cần thực hiện đúng quy chế cũng tức là “đảm bảo bình xét công khai, dân chủ, công bằng” vì trong quy chế đã có quy định này. Chính vì vậy mục 2.2 không cần thiết phải đưa vào đây.
+ Ngoài ra, hội đồng chấm điểm còn có quyền thưởng từ 1 đến 5 điểm cho đơn vị. Đây là quy định không hợp lý vì nếu cho thưởng điểm thì kết quả chấm điểm không phản ánh chính xác được mức độ thực hiện công việc của đơn vị, hơn nữa sẽ làm giảm sự chính xác khi so sánh các sự thực hiện công việc ở các đơn vị khác nhau thể hiện sự chênh lệch giữa các đơn vị không đáng kể chênh lệch lớn nhất là 4,5 vào quý IV năm 2002. (Phụ lục 4)
Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học và hợp lý thì cần phải dựa trên các văn bản phân tích công việc mà