Mục đích của hệ thống

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty truyền tải điện 1 - tập đoàn điện lực việt nam (Trang 40 - 43)

Kết quả của hệ thống này được sử dụng vào 3 mục đích chính là:

- Đánh giá để xét nâng ngạch, bậc lương.

Theo bản lương của nhà nước, chu kỳ nâng lương của mỗi cá nhân là 2 hoặc 3 năm. Cá nhân viết một bản tự đánh giá về những mặt được, chưa được trong thời gian giữ bậc lương rồi gửi cho người quản lý trực tiếp. Các đơn vị họp rồi thống kê những người được xét nâng lương rồi chuyển lên cho phòng lao động tiền lương xét duyệt. Như vậy, kết quả đánh giá thực hiện công việc qua các năm giữ bậc, ngạch lương sẽ là cơ sở xem xét người lao động đó có hoàn thành công việc không. Cụ thể, công ty quy định để được xét nâng ngạch, bậc lương thì người lao động phải “Thường xuyên hoàn thành công

việc được giao về chất lượng lẫn số lượng”6 không quy định cụ thể thế nào là “thường xuyên”, mức độ hoàn thành công việc cũng không quy định cụ thể. Từ trước tới nay, 100% số lao động đến kỳ nâng lương đều được xét nâng lương, chưa có trường hợp nào không được xét nâng lương do không hoàn thành tốt nhiệm vụ cả. Điều này cho thấy việc quy định hoàn thành tốt công việc được giao mới được xét nâng ngạch, bậc lương chỉ là quy định chứ chưa thực sự trở thành cơ sở để xét duyệt, nghĩa là vẫn có những người không hoàn thành tốt nhiệm vụ vẫn được xét lên bậc, ngạch lương như những người khác.

- Đánh giá để xem xét ký tiếp hợp đồng lao động: Với lao động mới được tuyển dụng, công ty sẽ ký hợp đồng lao động 1 năm, sau đó tùy trường hợp mà công ty ký hợp đồng ngắn hạn 2-3 năm hoặc không kỳ hạn.

Công ty thực hiện đánh giá thực hiện công việc cho lao động ngắn hạn để xem xét có ký tiếp hợp đồng lao động hay không. Tiêu chí đánh giá cũng dựa trên các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc như đã nêu ở trên. Thực tế đó chỉ là hình thức, 100 % lao động sau khi thử việc đều được xét và làm chính thức, chưa có trường hợp nào ngoại lệ từ năm 2005 đến nay. Kết quả tuyển dụng lao động:

Bảng 2.6. Số lao động được tuyển vào công ty và chuyển ra khỏi công ty

đơn vị:người

Năm 2005 2006 2007

Tuyển dụng vào công ty 115 265 280

Chuyển ra ngoài công ty 12 5 8

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo- Công ty Truyền tải điện 1

- Đánh giá làm cơ sở trả lương:

Để phát huy vai trò đòn bẩy của tiền lương, công tác đánh giá thực hiện công việc đảm bảo cho người lao động được hưởng phần thù lao tương xứng với lao động mà mình đã bỏ ra. Công ty thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc hàng quý tại các đơn vị, dựa vào đó để phân phối tổng quỹ lương

cho từng đơn vị. Tại các đơn vị này lại đánh giá thực hiện công việc cho từng lao động theo từng tháng và dựa vào đó để trả lương cho người lao động. Trưởng các đơn vị xem xét đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhân trong đơn vị mình rồi phân thành lao động xuất sắc, giỏi, lao động hoàn thành nhiệm vụ, tức xét hệ số năng suất cá nhân để tính tiền lương theo hiệu quả lao động của từng người lao động. Công thức tính tiền lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất, quản lý của người lao động:

“ Tiền lương = ( lương ngày x ngày công )cá nhân x Knscánhân ”

Knscánhân : hệ số năng suất cá nhân.

Hệ số năng suất cá nhân được quy định theo từng loại lao động. Cụ thể là: - Lao động xuất sắc : Knscánhân = 1,2.

- Lao động giỏi : Knscánhân = 1,1.

- Lao động hoàn thành nhiệm vụ : Knscánhân = 1,0

- Lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ : Knscánhân = 0,1-0,9. - Lao động vi phạm quy trình, quy phạm : Knscánhân = 0.

- Knscánhân của thủ trưởng các đơn vị chia thành 4 mức là: 0,5; 1,0; 1,1; 1,2. Thực chất việc phân loại lao động mang tính chất bình quân hóa. Hầu hết tất cả mọi lao động trong công ty đều được xếp là lao động hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực hiện công việc của công nhân của đội sửa chữa đường dây (9/2007)

Trương Văn Nha 4,13 22 1,0 Phạm Hòa Bình 3,98 22 1,0 Phạm Văn Chung 3,28 22 1,0 Hà Văn Lạc 2,33 22 1,0 Đỗ Hùng Quang 2,33 22 1,0 Đào Quý Hùng 2,33 22 1,0 Trần Văn Bình 2,16 22 1,0

Không những tại đội sửa chữa đường dây mà ở hầu hết các bộ phận, đơn vị khác trong công ty, cán bộ lao động trong công ty đều có hệ số năng suất ở mức trung bình thể hiện qua bảng kết quả đánh giá thực hiện công việc (Phụ lục6). Qua bảng đánh giá thực hiện công việc cho thấy, công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 chưa phân loại rõ được người lao động, mang xu hướng bình quân hóa rõ rệt. Số lao động đạt loại lao động giỏi là 12 người, chỉ có 2 người chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tổng số người đánh giá là 192 người. Tức số lao động loại giỏi chỉ chiếm 6,25% và lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm 1%, như vậy, đa số lao động đều được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty truyền tải điện 1 - tập đoàn điện lực việt nam (Trang 40 - 43)