Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước:

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Trước đây với quan điểm cho rằng vàng là tài sản có giá trị cao, là tài sản dự trữ của Nhà nước, để tránh tình trạng chảy máu vàng, Nhà nước cần quản lý chặt lĩnh vực vàng. Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/CP và Quyết định số 39/CP (9/2/1979) quy định các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và cá nhân đều phải kê khai số vàng bạc, bạch kim, kim cương cho NHNN. Đối với cá nhân còn quy định cụ thể số vàng, bạc, bạch kim, kim cương được mang theo người và được Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận.

NHNN thực hiện độc quyền ngoại thương và ngoại hối.

Thực tế trong thời gian 1979 nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh với tốc độ phi mã, vàng được coi là vật đảm bảo giá trị, là phương tiện cất trữ của dân chúng và còn là phương tiện thanh toán hữu hiệu đặc biệt là trong việc mua bán tài sản có giá trị lớn. Trong giai đoạn này, nền kinh tế

nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất nhất đều phải tuân theo một cái gậy chỉ huy thống nhất từ Trung ương, thị trường vàng không phát huy được hết các chức năng vốn có của mình, chức năng hàng hóa tiền tệ, mà chỉ bó hẹp trong chức năng tài sản tàng trữ.

Do vậy hầu hết số vàng hiện có đều bị nằm chết cóng trong kho. Mỗi khi nền kinh tế có lạm phát, đồng tiền mất giá liên tục, hệ thống thanh toán qua ngân hàng kém hiệu lực, ít hiệu quả, nhiều quan hệ trao đổi, buôn bán được thanh toán trực tiếp với nhau bằng hàng đổi hàng (như trong thời gian 1979 - 1989) thì số vàng dự trữ quốc gia mới phát huy hết các chức năng của mình - chức năng hàng hóa tiền tệ. Lúc này, vàng dự trữ quốc gia mới được tung ra bán để thu hút lượng tiền mặt "quá tải" trong lưu thông, nhằm giảm áp lực và kiềm chế lạm phát.

Do lúc này dự trữ vàng của nước ta quá mỏng, hơn nữa lại phải bán đi một phần để mua lương thực cứu đói cho dân, cho nên Nhà nước không đủ sức can thiệp vào thị trường vàng nội địa để giữ giá vàng và ổn định Đồng Việt Nam. Chính vì vậy Đồng Việt Nam đã mất giá lại càng mất giá hơn, đã có lúc mất giá tới 800% (vào năm 1987 - 1988), gây tâm lý lo sợ. Những người có tiền lao vào mua vàng để bảo toàn vốn, thậm chí nhiều người đã lợi dụng lúc này để đầu cơ, tích trữ vàng, người có vàng không muốn bán vì sợ vàng lên giá; trong khi đó người có tiền thì sợ đồng tiền bị mất giá, sợ giá vàng tăng nên đã mua vàng rất nhiều. Không ai có đủ can đảm để tự phán quyết cho hoạt động của mình vì họ đều không biết được điểm dừng của giá vàng.

Đây chính là cơ hội để thị trường vàng chợ đen ra sức hoành hành, nhiều khi gần như công khai, chi phối giá cả, gây ra "cơn sốt" vàng ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Trước tình hình như vậy, Nhà nước bước đầu đã nhận thức được vai trò quan trọng của giá vàng trong việc ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát để tạo cơ sở pháp lý và nhằm quản lý được thị trường vàng, ngày 24/5/1989 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 139/CT cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh có liên quan đến khai thác, tinh luyện vàng, và các hộ cá thể nếu có đủ điều kiện có thể được xem xét cấp giấy phép kinh doanh.

Song phạm vi kinh doanh còn hạn chế, các đơn vị chỉ được phép mua, bán vàng tư trang.

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

w