Không nên quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo một quy chế riêng

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

- Bước đầu tạo điều kiện phát triển ngành kim hoàn Việt Nam:

3.2.2.Không nên quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo một quy chế riêng

Hiện nay hoạt động kinh doanh vẫn chịu sự điều chỉnh của 2 Nghị định đối với 2 loại vàng là vàng tiêu chuẩn quốc tế và không phải tiêu chuẩn quốc tế.

- Nghị định 63/CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối điều chỉnh vàng ngoại hối tức "vàng tiêu chuẩn quốc tế".

- Các loại vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế được điều chỉnh trong Nghị định 174/1999 ngày 19/12/1999 về quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng.

NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của cả hai loại vàng này. Quy định này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho hoạt động bình thường của các DN. Do thực hiện theo cơ chế riêng nên còn nhiều vấn đề qui dịnh chưa chặt chẽ không đầy đủ. NHNN với chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng vốn đã rất phức tạp, nay lại phải thực hiện việc quản lý thị

trường vàng rộng lớn với hơn 8.000 tổ chức và cá nhân kinh doanh thì quả là công việc quá tải. Mặt khác cơ quan quản lý thị trường thấy nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng là nhiệm vụ của NHNN nên đã không thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, nên còn hiện tượng đùn đẩy, bỏ ngỏ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ (sản xuất, mua bán các loại sản phẩm như nhẫn, dây chuyền, khuyên tai, ...) là những hoạt động kinh doanh bình thường, giống như kinh doanh các loại hàng hoá bình thường khác. Việc kinh doanh này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trang sức của xã hội và thu lợi nhuận, không ảnh hưởng gì tới việc điều hành chính sách tiền tệ nên không cần phải có cơ chế quản lý riêng.

Đối với một số hoạt động kinh doanh vàng còn ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ như hoạt động sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu trong thời gian trước mắt chỉ cần quy định cơ chế quản lý riêng đối với các hoạt động này. Đồng thời chỉ cần giao NHNN là cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh vàng có ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt, điều quan trọng là cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể bỏ các hạn chế này vào năm 2003 khi Việt Nam chính thức ra nhập khối thị trường tự do Châu Á (AFTA).

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)