Chính sách quy hoạch phát triển của các tổ chức kinh doanh vàng

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)

- Bước đầu tạo điều kiện phát triển ngành kim hoàn Việt Nam:

3.2.4.Chính sách quy hoạch phát triển của các tổ chức kinh doanh vàng

Để có thể phát triển được thị trường vàng cần phải có chính sách quy hoạch lại các DN kinh doanh vàng. Hiện nay số lượng các DN tương đối lớn so với dung lượng của thị trường (hơn 8000 DN và cá nhân kinh doanh vàng). Tuy nhiên hiệu quả hoạt động lại thấp, vì vậy cần phải sắp xếp quy hoạch lại các DN kinh doanh vàng. Cụ thể:

3.2.4.1. Đối với hệ thống DNNN

Chỉ duy trì các DNNN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả. Các DN này phải thực sự đóng vai trò chủ đạo, đảm đương được vai trò làm đầu mối gắn kết các thành phần kinh tế khác để thực hiện các chủ trương quy hoạch chung của ngành theo định hướng của Nhà nước.

Giải thể, chuyển hình thức kinh doanh đối với các DNNN làm ăn không hiệu quả. Bỏ bao cấp các DN này, nếu không tự đứng vững trên thị trường thì phải tiến hành sắp xếp lại DNNN theo hướng sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá.

3.2.4.2. Đối với hệ thống tư nhân

Chính phủ cần sớm có các chính sách hợp lý (như hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế...) để khuyến khích các DN tư nhân sắp xếp tổ chức lại mạng lưới sản xuất gia công vàng trang sức, tạo điều kiện để các xưởng sản xuất nhỏ, thủ công thiết bị máy móc lạc hậu, quy mô vốn nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động lớn, thu hút các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Các DN không làm ăn hiệu quả, không có chỗ đứng trên

thị trường sẽ phải tự giải thể. Có như vậy mới tập hợp, khai thác được thế mạnh của đội ngũ nghệ nhân, thợ kim hoàn, phát triển sản xuất hàng trang sức với quy mô lớn, có đủ điều kiện tiếp nhận công nghệ máy móc thiết bị hiện đại tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Có chính sách khuyến khích hình thành các DN phi quốc doanh (tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần), đặc biệt ở quy mô vừa và nhỏ và tại lĩnh vực chế tác nữ trang truyền thống. Hình thức áp dụng như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng ngân hàng...

- Tại lĩnh vực chế tác nữ trang công nghiệp, khuyến khích đầu tư công nghệ mới có sức cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu của ngành trong từng giai đoạn.

- Vận động bằng phương thức hợp tác có tính thuyết phục và các hình thức tổ chức thích hợp để đưa các DN vừa và nhỏ, các hộ sản xuất gia đình vào dây chuyền sản xuất công nghệ tập trung với sự chi phối của các DN.

3.2.4.3. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài

Khuyến khích đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức để xuất khẩu, nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời giúp các DN Việt Nam tiếp cận với nền sản xuất công nghiệp. Việt Nam là nước phải nhập khẩu vàng, vì vậy trong khi chưa sản xuất được vàng nguyên liệu, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu vàng để gia công tái xuất. Tỷ lệ cho phép tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam đúng bằng số tiền đồng sử dụng tại Việt Nam. Không nên cho các DN này bán hàng tại Việt Nam với tỷ lệ lớn, nếu không các DN Việt Nam sẽ không có cơ hội để cạnh tranh với loại hình các DN này.

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)