Giai đoạn từ 2000 đến nay:

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)

- Bước đầu tạo điều kiện phát triển ngành kim hoàn Việt Nam:

2.1.3. Giai đoạn từ 2000 đến nay:

Điểm đánh dấu trong hoạt động kinh doanh vàng giai đoạn này là sự ra đời của Nghị định 174/NĐ-CP, ngày 9/12/1999, về quản lý hoạt động kinh

doanh vàng. Theo đó, thủ tục hành chính cho hoạt động này đã được giảm thiểu, Nghị định chỉ đề cập đến một số quy định đặc thù của hoạt động kinh doanh vàng, những khía cạnh khác được tuân thủ theo Luật DN và Luật Thương mại. Phạm vi quản lý của NHNN được thu hẹp, chỉ quản lý một số hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ như sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, còn lại thì được phép kinh doanh vàng bình thường như các loại hàng hóa khác.

Để triển khai Nghị định số 174 của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 07/2000/TT-NHNN 7 ngày 28/4/2000. Trong thời gian đầu khi NHNN chưa ban hành Thông tư hướng dẫn, một số ít DN có lo lắng về quy định mức vốn pháp định. Tuy nhiên vấn đề này đã được hiểu đúng và thực hiện thống nhất khi NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn và tổ chức triển khai tập huấn chu tất ở tất cả các địa phương. Đặc biệt là ở địa phương có thị trường vàng sôi động như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng do NHNN phối hợp với địa phương tổ chức hướng dẫn. Các địa phương còn lại do Chi nhánh NHNN dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn rộng rãi cho các DN kinh doanh vàng, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện thị và các ngành chức năng trên địa bàn. Tại một số địa phương Hội nghị do đồng chí Phó Chủ tịch Tỉnh tham dự và trực tiếp chỉ đạo. Điều này cho thấy đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành tại địa phương và đã hướng dẫn rõ ràng đúng theo tinh thần Nghị định 174.

Sau khi Nghị định 174 được ban hành, cùng với việc ban hành Luật DN, số lượng DN và cá nhân đăng ký kinh doanh vàng đã tăng khoảng 2.000 so với thời kỳ trước khi ban hành NĐ 174 (tổng số hơn 8.000 DN và cá nhân). Nhìn chung các DN đã có thay đổi về nhận thức, chuyển mạnh từ mua - bán, sản xuất kinh doanh vàng miếng sang đầu tư sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đã được các DN quan tâm, chú trọng hơn nhằm nâng cao uy tín của mình. Vì vậy đến nay hoạt động gian lận thương mại trong thị trường vàng đã giảm. Nhiều DN đã huy động tiềm lực tài chính, tự nguyện tăng vốn để đầu tư sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Doanh số xuất khẩu sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt đối với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài do cơ chế quản lý

thông thoáng, doanh số xuất khẩu trong năm 2002 đã tăng trên 30% so với năm 2001, đạt trên 37 triệu USD. Thị trường vàng bước đầu đã đi vào nền nếp theo đúng định hướng của Chính phủ đề ra. Doanh số nhập khẩu vàng nguyên liệu, xuất khẩu các sản phẩm vàng của các DN đặc biệt là sản xuất và lưu thông vàng miếng đã nằm trong tầm kiểm soát của NHNN, diễn biến của thị trường vàng đã không có tác động xấu đến việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.

Hà Nội có Công ty TNHH Kim Thanh đã đăng ký sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ với mức vốn 5 tỷ đồng. Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh tuy chỉ là địa phương có nhiều DN kinh doanh vàng lớn nhưng mới chỉ có 2 DN đăng ký sản xuất là Công ty VBĐQ (SJC), Công ty VBĐQ Phú Nhuận. Tại Thanh Hoá có 9 DN, Nghệ An có 17 DN, Đắc Lắc có 36 DN đủ mức vốn pháp định trên 1 tỷ, các DN này đều xác định sẽ đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo đúng quy định tại Nghị định 174. Số lượng DN đăng ký điều chỉnh lại hoạt động từ sản xuất xuống gia công, mua bán là 72 DN, nhiều nhất là ở Nghệ An (25 DN).

Theo báo cáo của các chi nhánh có một số DN trước đây kinh doanh vàng nay ngừng kinh doanh để kinh doanh các mặt hàng khác hoặc chuyển đăng ký kinh doanh mặt hàng khác vì kinh doanh vàng không có hiệu quả (tổng số 289 DN ngừng kinh doanh, trong đó có 196 DN trước đây hoạt động trong lĩnh vực mua bán, gia công).

Thực tế hiện nay tại nhiều DN, hoạt động kinh doanh vàng chỉ là một ngành hàng kinh doanh của DN, họ còn kinh doanh một số lĩnh vực khác như thương mại, hải sản, nhà hàng.

Hoạt động của DN có vốn đầu tư nước ngoài: Do cơ chế quản lý quy

định tại Nghị định 174 và Thông tư 07 được đơn giản hoá triệt để, đặc biệt là về thủ tục giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm định vàng đã được huỷ bỏ nên hoạt động của các DN này được thuận lợi hơn, doanh số xuất khẩu tăng khoảng 40% trong năm 2000 (đạt khoảng trên 30 triệu USD), một số Công ty cũng đã mở rộng sản xuất như Công ty Design mở thêm một nhà máy tại Biên Hoà, đến nay đã thu hút trên 1.000 công nhân, một số công ty trước đây có giấy phép nhưng trong nhiều năm chưa triển khai hoạt động được, nay cũng bắt

đầu đi vào sản xuất. Các nhà đầu tư đánh giá rất cao tinh thần cởi mở của Luật đầu tư nước ngoài, của Nghị định 174, họ cho rằng môi trường đầu tư trong lĩnh vực này đã ngang bằng với các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, trong việc thực thi nghị định vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, theo quy định thì số vốn pháp định cho một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 5 tỷ đồng, ở các tỉnh khác là 1 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa có các văn bản cụ quy định cách thức xác nhận vốn pháp định, cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý vốn pháp định của DN. Vẫn còn nhiều kẽ hở trong việc quản lý thị trường vàng, theo nghị định 147, NHNN chỉ quản lý thị trường vàng trên một số hoạt động liên quan đến chính sách tiền tệ, nhưng trên thực tế hoạt động kinh doanh vàng rất phức tạp, khó bóc tách như vậy để quản lý. Vì vậy, nhiều địa phương thị trường vàng thường bị buông lỏng quản lý, vì cơ quan quản lý thị trường cho rằng hoạt động kinh doanh vàng là do NHNN quản lý, trong khi đó, các chi nhánh NHNN tại địa phương chỉ quản lý những hoạt động theo Nghị định 174, mà những hoạt động này thì ở các tỉnh hầu như không có (chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn), như vậy, hầu hết các chi nhánh NHNN ở các tỉnh cũng không quản lý thị trường vàng, hạn chế vai trò tham mưu cho các cấp.

* Một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã họp với đại diện các ngành liên quan (Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Địa chính, Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ môi trường, tổ công tác thi hành Luật DN của Chính phủ) để rà soát nội dung từng quy định của NĐ 174. Các ý kiến đều cho rằng hầu hết các quy định tại NĐ 174 hiện còn phù hợp và hợp lý. Riêng quy định về điều kiện vốn pháp định đối với DN cần đề nghị Chính phủ xem xét cho huỷ bỏ, vì điều kiện này hiện nay không còn phù hợp và rất khó có thể thực hiện.

Nghị định 174/CP quy định điều kiện vốn pháp định đối với một số hoạt động kinh doanh vàng, một mặt nhằm kế thừa Nghị định 63/CP ngày 23/9/1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, mặt khác nhằm tập trung việc sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu vào một số DN có mức vốn lớn, có khả năng và quy

mô sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng mẫu mã đẹp đủ chất lượng, hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên sau 3 năm thực hiện NĐ 174, NHNN thấy rằng trong nền kinh tế thị trường, để tạo dựng uy tín thương hiệu của sản phẩm, các DN phải đảm bảo nhiều điều kiện chứ không phải chỉ có điều kiện về vốn mà quyết định được. Hơn nữa hầu hết các DN kinh doanh vàng không phải chỉ hoạt động kinh doanh vàng mà họ thường kinh doanh nhiều ngành nghề khác như xe máy, bất động sản, xăng dầu, cầm đồ..., hoạt động kinh doanh vàng chỉ chiếm từ 20 - 40% doanh thu.

Việc xác định vốn để tính vốn pháp định liên quan đến nhiều ban ngành vì các tài sản của DN được tính vào vốn rất đa dạng, cả hữu hình và vô hình, bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác (theo Luật DN). Trong đó quyền sở hữu trí tuệ, công nghiệp, bí quyết kỹ thuật rất khó định giá, và theo Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường thì "Đối với việc xác định vốn pháp định bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp, như quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... trên thực tế rất khó. Căn cứ thực tế để xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp là giá thị trường hầu như không tồn tại. Hiện nay chưa có quy định pháp lý về cách thức và thẩm quyền định giá quyền sở hữu công nghiệp" (công văn số 3282/BKHCNMT-PC ngày 13/11/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường đính kèm).

Như vậy việc quy định điều kiện vốn pháp định đối với hoạt động kinh doanh vàng không còn chính xác và hợp lý nữa. Do đó nếu bỏ điều kiện này sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, một lĩnh vực cần khuyến khích phát triển còn việc kiểm soát sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu vì mục tiêu chính sách tiền tệ thì vẫn được thực hiện theo giấy phép của NHNN như quy định của NĐ 174.

2.2. ĐÁNH GIÁ.

Qua những phân tích về thực trạng thị trường vàng nước ta trong thời gian qua đã cho thấy những thay đổi lớn trong việc quản lý, hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, cho thấy sự chuyển biến tích cực của các DN kinh doanh vàng, từ chỗ kinh vàng đơn thuần là mua bán, sang hình thức gia công

chế tác vàng trang sức mỹ nghệ. Chính sách quản lý vàng đã thu được nhiều thành công, ổn định được thị trường, góp phần tích cực ổn định tỷ giá đồng

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)