Nên đưa vàng ra khỏi khái niệm ngoại hố

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

- Bước đầu tạo điều kiện phát triển ngành kim hoàn Việt Nam:

3.2.1. Nên đưa vàng ra khỏi khái niệm ngoại hố

Hiện nay các nước trên thế giới đã không coi vàng là ngoại hối, mặc dù nó vẫn được coi là một tài sản dự trữ của các NHTW. Tuy nhiên ở một số nước như ở Trung Quốc, các giao dịch về vàng khối, thỏi vẫn do NHTW Trung Quốc quản lý, nhưng trong khái niệm ngoại hối lại không có vàng mà thực hiện theo một quy định riêng. Nguyên nhân chính không đưa vàng vào khái niệm ngoại hối là do nếu coi vàng là ngoại hối thì cơ chế quản lý sẽ rất phức tạp vì đương nhiên phải coi nó như là một loại tiền và như vậy phải quản lý chặt chẽ ngược với bản chất của vàng hiện nay và không phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại của thế giới vì thị trường vàng thế giới lại diễn biến theo xu hướng ngày càng được tự do hoá.

Ở Việt Nam do trước đây vàng còn mang nặng vai trò tiền tệ nên việc coi vàng là ngoại hối để kiểm soát chặt chẽ là hợp lý. Tuy nhiên hiện nay khi nền kinh tế đã ổn định, lạm phát đã được kiểm soát, vai trò tiền tệ của vàng đã giảm nhiều thì việc coi vàng là ngoại hối là không cần thiết và thực tế sẽ rất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thưoưng mại bình thường của các DN. Đồng thời nếu tiếp tục coi vàng là ngoại hối có thể sẽ gây tâm lý đề cao vai trò tiền tệ của vàng (trong khi cần phải giảm thấp vai trò tiền tệ của vàng), ngược lại với xu hướng của các nước trên thế giới và sẽ là một trong những nhân tố cản trở quá trình hội nhập quốc tế.

Trước đây nhằm hạn chế việc sử dụng vàng miếng (trọng lượng 1 kg) do nước ngoài sản xuất để cất trữ, thanh toán, Luật NHNN và Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối đã đưa ra khái niệm "Vàng tiêu chuẩn quốc tế" và coi đây là một loại ngoại hối với cơ chế quản lý rất chặt chẽ. Loại vàng này không được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất mà chỉ để mua bán thông thường. Tuy nhiên trong thực tế quy định này mang nặng tính quản lý hành chính, mà hiệu quả quản lý không cao và còn hạn chế quyền kinh doanh của DN, đồng thời gây khó khăn trong việc đối chiếu văn bản để thực hiện. Đồng thời do đã điều chỉnh bằng chính sách thuế (hiện nay thuế nhập khẩu

vàng miếng - vàng tiêu chuẩn quốc tế là 5%), do thuế cao nên thực tế nếu có cho nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, các DN cũng không nhập được.

Trên thế giới thông thường các NHTW chỉ quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước. Như vậy việc quy định "vàng tiêu chuẩn quốc tế" là ngoại hối và do NHNN quản lý cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác dùng thuật ngữ "vàng tiêu chuẩn quốc tế" cũng không chính xác, vì có rất nhiều loại vàng khác nhau như vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ... Các loại vàng này có thể gọi là vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế, vàng trang sức tiêu chuẩn quốc tế... Đồng thời trên thế giới cũng không có nước nào sử dụng thuật ngữ này mà họ chỉ dùng thuật ngữ "vàng đủ tiêu chuẩn giao dịch"...

Để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng trong hoạt động kinh doanh của các DN, phù hợp với sự đổi mới của hệ thống văn bản nói chung, hoạt động thực tế của thị trường vàng, phù hợp với thông lệ quốc tế cần có thay đổi chỉnh sửa các văn bản về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng chỉ nên quy định thống nhất một loại vàng và NHNN chỉ quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước.

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w