Các DN chuyên mua bán lẻ:(đây là DN chiếm phần lớn).

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Nhìn chung các đơn vị này hoạt động với quy mô nhỏ, phần nhiều mang tính gia đình với quy mô như một cửa hàng mua bán vàng trang sức, vàng miếng, một số ít chuyên mua bán vàng nữ trang (các quầy bán nữ trang trong các khu chợ, các trung tâm), vốn đầu tư trang thiết bị không đáng kể, gồm một cửa hàng, chủ cửa hàng kiêm thợ kỹ thuật, 1 người bán hàng và thêm 1 - 3 thợ sản xuất - sửa chữa hàng trang sức. Thực chất các DN này hoạt động như một cửa hàng đại lý bán lẻ, quản lý mang tính chất gia đình, trình độ chủ DN thấp, không có nhân viên kế toán, vì vậy việc ghi chép sổ sách, chứng từ hóa đơn theo Luật DN không được thực hiện một cách nghiêm túc. Đối với loại hình kinh doanh nhỏ này mà bắt buộc họ phải thực hiện quy định về thành lập DN như quy định tại Nghị định 63/CP là không phù hợp.

Có thể đánh giá với lợi thế nhỏ gọn, tính linh hoạt cao các DN tư nhân đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường vàng bán lẻ, lĩnh vực sản xuát vàng trang sức mỹ nghệ. Nếu hạn chế tốt những mặt tiêu cực của nó thì đây là lực lượng chính trên thị trường vàng trong tương lai.

Đánh giá hoạt động của DN ngoài quốc doanh

Mặt tích cực:

Qua hoạt động kinh doanh vàng của hệ thóng DN tư nhân với vai trò chủ đạo trong mạng lưới bán lẻ, không thể phủ nhận được sự tồn tại tất yếu của lực lượng này trong cơ chế thị trường. Cụ thể:

- Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Do chỉ cần một lượng vốn và lao động không nhiều để thành lập một DN, vì vậy các DN ngoài quốc doanh dễ dàng trong việc thay đổi mặt hàng sản xuất - kinh doanh và nhìn tổng thể thì tốc độ phát triển về mặt số lượng của các DN ngoài quốc doanh hơn nhiều so với việc thành lập mới các DN có quy mô lớn. Chính khả

năng gia tăng nhanh chóng của các DN ngoài quốc doanh làm cho số DN trong nền kinh tế tăng lên rất lớn, và do đó mà làm tăng tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Hơn nữa sự có mặt của các DN ngoài quốc doanh cũng sẽ hỗ trợ cho các DN có quy mô lớn hoạt động có hiệu quả hơn, như làm đại lý, vệ tinh cho các DN lớn trong việc tiêu thụ hàng hóa, thâm nhập các thị trường nhỏ...

- Ngoài việc khai thác và thu hút vốn như đã trình bày ở phần trên, các DN ngoài quốc doanh còn có lợi thế là có thể khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên; lao động có tay nghề tinh xảo trong các làng nghề truyền thống cũng như các bí quyết nghề nghiệp thông qua quan hệ gia đình, huyết thống... Phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống hiện nay là một trong những hướng quan trọng để phát huy tay nghề của các nghệ nhân tại địa phương cũng như thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Những tồn tại:

Tuy nhiên với tổng số gần 7.000 đơn vị tư nhân bao gồm cả đơn vị kinh doanh và gia công chế tác vàng là quá lớn so với dung lượng của thị trường vàng. Ở nhiều địa phương tổng số DN tư nhân kinh doanh vàng chiếm hơn 1/3 tổng số DN tư nhân sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác. Điều đó làm cho thị trường vàng trong tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính tập trung khó khăn trong việc đầu tư chuyên môn hoá ngành sản xuất kinh doanh vàng. Tình hình trên gắn liền với thực tế hoạt động quá phạm vi cho phép của một số DN tư nhân kinh doanh vàng như mua bán ngoại tệ, tự động huy động, cho vay vốn... gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước của các bộ ngành ở các địa phương. Cụ thể:

- Hầu hết các DN ngoài quốc doanh đều có quy mô vốn tự có thấp, thiếu vốn kinh doanh.

Vì vậy không có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ mà chỉ tập trung vào mục đích kinh doanh buôn bán. Để giải quyết nhu cầu vốn các DN này thường dựa vào thị trường tài chính phi chính thức để giải quyết nhu cầu về vốn (như vay của người thân, bạn bè, của những người cho vay lãi...). Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là

các DN ngoài quốc doanh nhìn chung còn rất hạn chế. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là:

- Thứ nhất, bản thân các DN, không có khả năng đáp ứng các điều kiện để vay vốn ngân hàng, như không đủ tài sản thế chấp, không có các dự án đầu tư có tính khả thi, không bảo đảm an toàn và hiệu quả đối với vốn đầu tư của ngân hàng...

- Thứ hai, hoạt động của hệ thống ngân hàng còn kém phát triển, chưa chủ động tiếp cận được với nhu cầu tín dụng của các DN ngoài quốc doanh, các ngân hàng vẫn còn tâm lý ưu tiên đầu tư cho các DN có quy mô lớn, chưa thực sự chú ý đúng mức tới khu vực DN ngoài quốc doanh, nhất là các DN ngoài quốc doanh.

- Công nghệ, thiết bị lạc hậu.

Cũng như tình trạng chung về công nghệ, thiết bị của các DN Việt Nam hiện nay, trình độ công nghệ, thiết bị của khu vực DN kinh doanh vàng ngoài quốc doanh còn ở mức độ rất lạc hậu so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, do khó khăn về vốn nên tỷ lệ đổi mới công nghệ, thiết bị của các DN này, ngay cả với một số DN có sự phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua so với mặt bằng chung của các DN trong nền kinh tế cũng rất thấp. Sản xuất mang tính thủ công, nhỏ lẻ kiểu gia đình, đầu tư thiết bị máy móc cho sản xuất không lớn. Do đó sản xuất nữ trang phân tán rất tản mạn, manh mún, thiếu tính tập trung không tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất lớn, đại trà - khó khăn cho việc đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất mới cũng như việc đào tạo thợ kỹ thuật thiết kế mẫu mã mới.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, khả năng cạnh tranh hạn chế.

Mặc dù với 77 triệu dân, nhưng do thu nhập thấp nhu cầu vàng trang sức chưa phải là thói quen tiêu dùng và mức độ yêu cầu về chất lượng hàng hóa dịch vụ chưa cao, nhất là ở nông thôn - nơi cư trú của hơn 70% dân số cả nước. Sản lượng nữ trang hàng tháng của các đơn vị gia công có từ 3 - 5 thợ chỉ vào khoảng 0,5 - 1 kg vàng và mỗi đơn vị lại có trình độ sản xuất khác nhau do đó sản phẩm không có tính đồng nhất về chất lượng, trọng lượng khó khăn trong việc xuất khẩu với một đơn đặt hàng lớn. Hiện nay chỉ có khoảng

4 - 5 đơn vị tư nhân có các hợp đồng gia công tái xuất với nước ngoài, chủ yếu là với bà con Việt kiều, số lượng xuất khẩu hàng năm khoảng gần 10 kg sản phẩm nữ trang.

- Trình độ lao động và cán bộ quản lý còn thấp:

Gắn liền với trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, hầu hết lực lượng lao động trong các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là lao động trong các DN nhỏ ít được đào tạo, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa thấp. Ngoại trừ một số DN có thể trả lương cao để thu hút một số thợ lành nghề, còn nhìn chung trình độ tay nghề của lao động trong các DN ngoài quốc doanh đều thấp hơn mức bình quân chung trong nền kinh tế. Năng lực quản lý kinh doanh, trình độ hiểu biết pháp luật của phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý của các DN ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm về thương trường.

2.1.2.3.3. Các hộ gia công chế tác

Tính đến tháng 6/1999 cả nước có khoảng gần 1.000 cá nhân được cấp Giấy phép gia công, chế tác vàng - phạm vi hoạt động của các đơn vị này chỉ nhận được nhận gia công chế tác vàng, không được mua bán vàng. Các hộ gia công không cần phải đáp ứng điều kiện về vốn, không cần có kế toán, cửa hàng như điều kiện để thành lập DN. Chính vì lý do này một số cá nhân lợi dụng điều kiện này để kinh doanh, mua bán vàng trốn thuế, thậm chí còn mua bán ngoại tệ trái phép. Những cá nhân này gia công vàng trang sức không phải đăng ký mã hiệu nên chất lượng sản phẩm hầu như không quản lý được. Đây là vấn đề tồn tại mà các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết. Một phần do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa NHNN địa phương với các Cơ quan quản lý thị trường, thuế... Điển hình ở một số địa phương do không quản lý chặt vấn đề này dẫn đến hiện tượng tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công, chế tác vàng, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Số lượng đơn vị được phép kinh doanh, gia công chế tác vàng ở một số địa phương.

Tên chi nhánh Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng

Số giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công, chế tác vàng

Quảng Ninh 4 89

Nam Định 7 95

Tiền Giang 147 130

(Nguồn: Báo cáo thường niên – NHNN. 2002). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.3.4. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài

Có 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công vàng tư trang tái xuất, trong đó có 1 Công ty liên doanh, 11 Công ty 100% vốn nước ngoài. Tình hình cụ thể về vốn, lao động và doanh số xuất khẩu của các công ty như sau:

Bảng 2.3: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh vàng tại Việt Nam.

Đơn vị tính: (1.000 $) Tên đơn vị Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số công nhân Doanh số XK năm 2001 Nguồn nguyên liệu 1.CtyDesign(*) 5.000 3.500 1.200 24.000 Nhập khẩu

2.Cty Sơn Dương Vàng 1.700 1.700 120 10.000 Nhập khẩu

3.Cty Pranda 3.080 1.100 110 600 Nhập khẩu

4.Cty Estelle 900 600 70 2.000 Nhập khẩu

5.Cty Trias 451 156 36 Chưa t/h Trong nước

6.Cty LD ĐQ Việt Nhật 2.000 800 120 825 Trong nước

7.Cty Tuyết Sơn 300 300 130 2.000 Nhập khẩu

8.Cty Seoul Cubic 350 80 80 12 Nhập khẩu

9.Cty Yosavi 75 186 65 2.000 Nhập khẩu

10.Cty Cleo Vina 332 20 60 400 Nhập khẩu

11.Cty KP 1.376 Chưa đi vào sản xuất Nhập khẩu

12.Cty Inah Vina 300 Chưa đi vào sản xuất Nhập khẩu

Tổng cộng 15.864 8.442 43.837

(Nguồn: NHNN Việt Nam – Vụ quản lý ngoại hối)

(*) Công ty Design tái đầu tư lợi nhuận.

Một phần của tài liệu thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)